Bài viết của một điều phối viên địa phương ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-10-2017] Một điều phối viên ở địa phương, hay còn gọi là liên lạc viên nên phải là người tu luyện tinh tấn và kiên định. Người điều phối cũng như những người tu luyện khác, đều phải loại bỏ các quan niệm người thường. Tôi đã từng chứng kiến một số điều phối viên có khuynh hướng “chứng thực bản thân” khá mạnh mẽ.

Chứng thực bản thân có thể biểu hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau. Một số người có thể cho rằng thể ngộ của họ đúng và tốt hơn những người khác. Do đó, họ sẽ đặt mình ở trên những người khác. Thêm nữa, người ta cũng có thể nhấn mạnh vai trò của một người trong nhiều hạng mục nhóm. Chẳng hạn một người luôn khẳng định đóng góp của họ cho hạng mục, nhưng lại phủ nhận sự bảo hộ gia trì của Sư phụ và sự phối hợp giữa các học viên. Người ta có thể từ chối nhận lời chỉ trích khi làm sai, hoặc nhận thấy bản thân chỉ biết chỉ trích người khác mà không nhìn vào điểm mạnh của họ.

Những vấn đề sâu xa

Một số liên lạc viên ở Trung Quốc đều nhận ra bị bức hại vì một số lý do nhất định. Một số người thì quá nhiệt tình giúp đỡ những người khác, còn một số thì lại là chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau. Do đó các học viên đều tin họ. Tuy nhiên, sự tin tưởng này có thể gia tăng chấp trước vào chứng thực bản thân của họ.

Chứng thực bản thân có thể khiến các học viên khác ngưỡng mộ và dựa vào họ, thậm chí còn coi họ như hình mẫu lý tưởng. Điều này một lần nữa thổi phồng chấp trước chứng thực bản thân của họ. Nếu người liên lạc viên không học Pháp và tu luyện vững chắc, trạng thái này có thể coi là bình thường. Chính vì thế, một số học viên địa phương sau này không thể đi trên con đường của mình và phụ đạo viên lại vô hình trung lại an bài một số chuyện nhất định cho họ.

Bản thân tôi là một liên lạc viên ở địa phương và tôi cũng từng có chấp trước chứng thực bản thân mạnh mẽ, và đó cũng là thứ tôi không thể phủ nhận hoàn toàn. Tuy nhiên, có một điều khiến tôi thức tỉnh. Khi một số liên lạc viên ở địa khu tôi ở chia sẻ kinh nghiệm về một vấn đề, mỗi người đều đưa ra ý kiến cá nhân của mình. Một học viên chỉ im lặng đến mãi về sau mới nói rằng thể ngộ của cô ấy khác biệt với chúng tôi. Điều này khiến tôi thấy ghen tỵ, và có những suy nghĩ mỉa mai cô ấy.

Những gì cô ấy nói không trái ngược với ý kiến của chúng tôi, nhưng cho dù cùng ý kiến thì cũng là dựa trên quan điểm khác. Tôi cảm thấy có gì đó khó chịu trong tâm và cảm giác cách cô ấy trình bày ý kiến mang tính công kích.

Sư phụ giảng:

“Vì sao trong chứng thực Pháp mà ý kiến vẫn mãi thống nhất không được? Điều này ở Trung Quốc Đại Lục thời kỳ gần đây là khá nổi cộm. Kỳ thực đó là vấn đề gì? Rất đơn giản, chính là chư vị đang chứng thực Pháp hay chư vị đang chứng thực cá nhân? Nếu chư vị chứng thực Pháp, thì người khác nói chư vị cái gì chư vị cũng bất động tâm. Nếu người khác công kích ý kiến chư vị, làm chư vị [tức đến mức] nghẹn lời, chư vị cảm thấy khó chịu, chư vị nếu như gặp lúc người khác nhắm vào vấn đề nào đó của chư vị mà phản đối ý kiến chư vị hoặc không đồng ý với ý kiến chư vị, lúc ấy chư vị cảm thấy khó chịu, chư vị bèn đứng lên phản đối và giải thích, từ đó tạo thành lạc đề và không quan tâm nữa, thì dù là giải thích thiện ý nhất đi nữa, chư vị vẫn là chứng thực chính mình, (v tay) bởi vì chư vị không đặt Đại Pháp ở vị trí thứ nhất, lúc ấy điều chư vị không buông được chính là chính mình.“ (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004)

Đoạn giảng Pháp của Sư phụ như điểm hóa cho tôi thấy vị đồng tu này rất thuần tịnh, vì thế cô ấy có thể nói ý kiến của cô ấy là khác biệt với mọi người. Còn tôi, nói cách khác, lại rất khéo léo. Tôi luôn muốn nhận được nhiều sự đồng thuận của mọi người và tôi luôn trăn trở khi nghĩ đến ý kiến của những người khác. Tôi luôn chỉ ra chấp trước của người khác để chứng tỏ tôi đúng – chứng thực bản thân.

Cản trở những người khác

Có lần chúng tôi có buổi gặp mặt với các học viên ở địa phương và bên ngoài thị trấn suốt cả ngày và tôi không có thời gian học Pháp. Chính vì thế, tôi không thể giữ thẳng bàn tay khi phát chính niệm

Một đồng tu ở bên ngoài thị trấn đã nói với tôi: “Trước đây anh phát chính niệm dường như rất tốt. Tôi thường kể về anh cho nhiều học viên ở địa khu tôi. Thế nhưng hôm nay anh lại không làm tốt, liệu có phải là anh ngủ không đủ chăng?”

Tôi gật đầu và không đề cập đến việc tôi đã bị như vậy trong thời gian dài. Vợ tôi thường chỉ ra điều này cho tôi. Sau đó, ở buổi họp liên lạc viên địa phương, tôi phàn nàn rằng mọi thứ đã trở nên hỗn loạn và có quá nhiều người nhìn vào tôi. Tôi cũng giải thích tôi không có đủ thời gian học Pháp hay phát chính niệm.

Một trong các học viên nói: “Tại sao anh không hướng nội nhìn vào việc mọi người luôn tìm đến đề nghị anh giúp đỡ?” Bề mặt thì tôi tỏ ra bình tĩnh, nhưng trong tâm lại giận dữ. Tôi nói: “Tôi nên hướng nội. Nhưng nếu các anh nhận ra trách nhiệm của mình trong đó, tình huống có thể đã khác.” Sau đó tôi nhận ra suy nghĩ này không thuần tịnh.

Khi tôi hướng nội, tôi nhận ra Sư phụ đã thông qua người học viên này để chỉ ra chấp trước của tôi. Tôi nghĩ rằng tôi có thể giúp các học viên tu luyện và sẵn lòng hỗ trợ họ về kỹ thuật. Chấp trước vào bản thân khiến các học viên khác ỷ lại vào tôi. Các học viên đến với tôi bằng chấp trước của họ, và tôi cũng giải quyết tình huống này bằng chấp trước của mình. Tôi đã cản trở con đường tu luyện của các học viên khác. Sau lần đó, tôi bắt đầu chuyển yêu cầu của các học viên tới những liên lạc viên khác nếu việc họ hỏi không thuộc trách nhiệm của tôi.

Chia sẻ thể ngộ

Khi một học viên nhiều tuổi nhờ tôi chuyển tài liệu vào máy đọc sách của bà, tôi đã hỏi bà tại sao bà không nhờ vị liên lạc viên ở địa khu bà sinh sống. Bà nói ông ấy làm việc chậm và mất một tuần để hoàn thành việc này. Tôi nói tôi đang có chấp trước vào chứng thực bản thân và tôi không nên can nhiễu đến con đường tu luyện của các học viên khác.

Bà ngay lập tức hiểu ra và đồng ý với tôi rằng bà phải nhanh chóng loại bỏ chấp trước này và cần nghĩ đến người khác trước.

Chấp trước chứng thực bản thân còn ảnh hưởng đến việc phối hợp nhóm. Vài năm trước, một liên lạc viên ở một thị trấn gần đó đã bị bắt và chúng tôi đã chọn ra một người mới. Tuy nhiên, vì có quá nhiều ý kiến bất đồng, nên họ đã mời một số học viên ở địa phương tôi đến nói chuyện với mọi người.

Tôi nhận ra việc họ đã đặt vị trí liên lạc viên này cao hơn những người khác, cũng như kỳ vọng và đặt tiêu chuẩn cao cho người liên lạc này.

Chính vì vậy, tôi gợi ý: “Đừng đối xử với người liên lạc như một người hoàn hảo. Chúng ta đều là người tu luyện, và không ai trong chúng ta hoàn hảo. Người liên lạc hiện tại của các bạn cũng giống như các bạn và bà ấy cũng có chấp trước. Bạn cần bổ sung hỗ trợ bà ấy, hoặc có thể hỏi một học viên tu luyện tinh tấn ở địa khu bạn cùng làm liên lạc viên.” Kết quả là họ đã làm theo gợi ý của tôi. Tuy nhiên, hai vị liên lạc viên này đã mâu thuẫn vì ý kiến trái ngược và thể ngộ khác nhau. Cùng với việc bế tắc trong phối hợp, vị liên lạc viên thứ hai đã quyết định không đảm nhận việc này nữa.

Tôi nói:” Tôi đồng ý với những gì anh nói với tôi, chúng ta nên hướng nội. Phải có cách để chúng ta đề cao. Nhưng, những gì vị liên lạc viên kia nói cũng đúng. Có thể anh không nên đưa ra những góc nhìn trái chiều mà nên nói chuyện với cô ấy theo khía cạnh khác. Tại sao anh không đồng ý trước và sau đó đưa ra ý kiến của mình. Nếu làm theo cách này, cô ấy sẽ không nghĩ anh đang phản đối cô ấy.”

Sau đó tôi chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc làm thế nào để kết hợp với nhóm. Tôi nói mỗi học viên đều là một lạp tử của Pháp và chúng ta là một chỉnh thể trong Pháp. Chúng ta nên đặt Pháp lên hàng đầu trong lúc phối hợp nhóm. Chúng ta nên bổ sung cho nhau, thay vì chỉ tập trung vào hiểu biết cá nhân của mình. Sư phụ sẽ giúp chúng ta làm tốt. Và điều này chính là chứng thực Pháp.

Liên lạc viên là người hướng dẫn

Hầu hết những liên lạc viên tôi biết đều rất tốt. Họ đã trải qua cuộc bức hại và vượt qua khó khăn. Họ đã giúp các học viên ở địa phương hợp thành chỉnh thể và chứng thực Pháp, một điều không đơn giản.

Mỗi một người đều có những câu chuyện của riêng mình, và Sư phụ biết tất cả điều này. Ngoài ra Thần cũng đang nhìn. Nhưng vì chúng ta là học viên, chúng ta có hiểu sai về Pháp hoặc làm sai. Khi có đồng tu chỉ ra, bất kể là điều đó đúng hay sai, tâm của chúng ta nên bất động. Cần phải biết hướng nội và trân quý cơ hội đề cao bản thân. Thêm nữa, là một liên lạc viên, đây là một cơ hội tuyệt vời cho chúng ta. Chúng ta nên trân quý.

Liên lạc viên là những người không khác biệt hoặc cao hơn những người khác – họ là những người hướng dẫn. Ở trong nhóm, liên lạc viên là người giống như một sợi dây giữ các viên ngọc trai cùng nhau. Chúng ta nên lồng những viên ngọc này vào sợi dây chuyền, để cho chúng toả sáng. Dù bản thân sợi dây không xuất hiện, nhưng nó kết nối với các viên ngọc trai.

Bằng việc thành lập các điểm học Pháp, các liên lạc viên đã tạo môi trường cho mọi người đến học Pháp và chia sẻ kinh nghiệm. Họ giúp các học viên có cơ hội chứng thực Pháp. Chúng ta nên lắng nghe ý kiến của người khác. Khi có mâu thuẫn, chúng ta không nên phàn nàn về người khác, thay vào đó, chúng ta nên hướng nội về những gì chúng ta chưa từ bỏ.

Khi các học viên gặp khó khăn hoặc bị bức hại, chúng ta nên cố gắng hiểu họ và hình thành một chỉnh thể vững chắc để phát chính niệm giúp những người đang gặp khó khăn.

Một liên lạc viên nên giúp các học viên còn đang có thiếu sót trong tu luyện, cùng nhau học Pháp và không phàn nàn về họ. Trong một hạng mục nhóm, chúng ta nên tin tưởng các học viên khác và để cho họ tự đi trên con đường của mình. Vai trò của chúng ta là điều phối và giúp các đồng tu phối hợp, nhưng không khiến họ ỷ lại hoặc dựa vào chúng ta. Theo cách này thì sẽ hình thành một chỉnh thể vững chắc.

Điều phối viên có thể gặp nhiều khảo nghiệm hoặc khổ nạn hơn các học viên khác. Khi những người khác phàn nàn về chúng ta, hoặc thậm chí hiểu sai, chúng ta cũng không nên bỏ cuộc. Hãy nghĩ về Sư phụ, Sư phụ đã chịu cho chúng ta biết bao nhiêu gánh nặng.

Giống như các học viên khác, liên lạc viên nên loại bỏ các quan niệm và chấp trước người thường. Nhưng để làm được điều này thì họ phải tu luyện tinh tấn và kiên định. Nếu họ không tu luyện tốt, cựu thế lực sẽ lợi dụng bất kỳ lỗ hổng nào.

Một số liên lạc viên đã qua đời, số khác thì bị tai nạn xe hơi, một số bị bắt và kết án tù. Trạng thái tu luyện của liên lạc viên có ảnh hưởng đến các học viên ở địa khu đó, cũng như ảnh hưởng đến việc giảng chân tướng ở địa khu này.

Cám ơn đồng tu đã đọc bài viết của tôi!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/10/20/351200.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/1/7/167500.html

Đăng ngày 19-3-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share