Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-11-2018] Khi gia đình tôi đang ăn tối vào dịp Tết Âm lịch, bố tôi nói: “Cha sẽ ký vào đơn khởi kiện yêu cầu đưa Giang Trạch Dân ra công lý!”

Khi cha tôi 36 tuổi, ông đã trở thành giám đốc nhà máy. Ông đã vận hành và khiến một nhà máy thua lỗ trở nên phát đạt, và được chính quyền nhiều cấp vinh danh là lao động kiểu mẫu.

Trong thời kỳ Cách mạng Văn hoá, họ ép buộc ông phải viết báo cáo tự phê bình bản thân vào mỗi đêm. Dù bị đối xử bất công, nhưng ông vẫn đặt niềm tin vào Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Mẹ tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1996. Trước đó bà từng bị nhiều bệnh nghiêm trọng như bệnh tim, bệnh vẩy nến và ung thư trực tràng. Sau khi bắt đầu tu luyện, mọi bệnh của bà đều được chữa khỏi. Không chỉ vậy, trạng thái tinh thần của bà cũng được cải thiện.

Bà thường thích chia sẻ kinh nghiệm của mình với những người khác. Chính vì thế, tôi cũng làm theo những gợi ý của mẹ tôi và bắt đầu tu luyện, nhưng cha tôi lại phản đối.

Sau khi Giang Trạch Dân, lãnh đạo ĐCSTQ và chính quyền Trung Quốc, tiến hành cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999, cấp trên của mẹ tôi đã dọa cho mẹ tôi nghỉ việc nếu bà không dừng tu luyện. Thêm nữa, cuộc bức hại còn lan rộng mạnh mẽ trên cả nước. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp bị bắt giữ và tra tấn. Vì mẹ tôi không thể trụ được trước những áp lực nên bà đã dừng tu luyện.

Sau đó thể trạng sức khoẻ của bà xấu đi và bà phải đến Bắc Kinh để phẫu thuật. Bà nằm liệt giường và bị trầm cảm về việc dừng tu luyện. Bà qua đời sau đó 14 tháng.

Cũng bởi cha tôi bị lừa dối bởi những tuyên truyền của ĐCSTQ và không hiểu lý do tại sao mẹ tôi qua đời, nên ông đã trách bà vì không đi chữa trị kịp thời.

Khi tôi cố gắng giải thích cho ông về việc mẹ tôi bị bức hại, ông đã từ chối lắng nghe. Cấp trên của tôi cũng cố ép tôi từ bỏ tu luyện và cũng yêu cầu bố tôi nói chuyện với tôi.

Khi tôi giảng chân tướng cho ông, ông vẫn không muốn nghe vì ông sợ tôi sẽ mất việc nếu tiếp tục tu luyện. Sau đó viên chức ở nơi tôi làm việc còn đưa tôi đến một trại tẩy não cấp tỉnh. Họ nói nếu tôi không từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp, họ sẽ đưa tôi tới Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia.

Khi cha tôi đến thăm tôi, lính canh đã tát tôi ngay trước mặt ông ấy. Lúc đó cha tôi rất giận dữ, ông nhanh chóng dùng quan hệ cá nhân và hối lộ để ngăn họ đưa tôi đi trại lao động cưỡng bức. Để trả đũa, lính canh đã tra tấn để khiến tôi nhượng bộ. Nữ lính canh đó đã còng tay tôi và dùng hai dùi cui để sốc điện. Vì không chịu nổi tra tấn nên tôi đã viết cái gọi là “hối quá thư”, hứa sẽ dừng tu luyện và được thả về nhà. Tuy nhiên tôi lại bị bắt giữ phi pháp vào năm 2002 và đưa đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia. Tại đó lính canh đã tra tấn tôi.

Tôi đã tuyệt thực và lính canh bức thực tôi hàng ngày. Kết quả là cả hai bên mũi của tôi đều bị tổn thương vì bức thực. Khi họ đặt ống vào mũi của tôi thì máu bắt đầu chảy xuống ống. Dù nhìn thấy vậy nhưng lính canh vẫn tỏ vẻ thờ ơ.

Họ thông báo cho cha tôi đến và thuyết phục tôi ăn. Vì cha tôi lo lắng, nên ông lại dùng mối quan hệ của mình để liên hệ với vị quản lý tại cục lao động cưỡng bức, vị đó đã gọi điện cho giám đốc trại lao động cưỡng bức.

Cha tôi cũng gọi cho bạn ông, vừa là một học viên Pháp Luân Công, đồng thời cũng là đội trưởng đội cảnh sát giao thông về hưu. Họ đã cùng nhau đến thăm tôi tại trại lao động cưỡng bức.

Trên đường đi, người học viên đã giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cho cha tôi, để giúp ông thay đổi thái độ. Sau khi họ đến trại, họ đã nói chuyện với người phụ trách, và họ cho phép cha tôi được ở lại chăm sóc tôi vài ngày. Tôi cũng đồng ý ăn để khiến ông hài lòng.

Tôi đã nói với cha về tra tấn tàn bạo ở trong trại và ông rất tức giận. Ông nói ông sẽ phải “hỏi chuyện” lính canh. Khi ông chạy đến ngay trước mặt bà ta ở cửa toà nhà. Bà ta không dám nói chuyện với ông và bỏ đi.

Họ cho phép cha tôi đưa tôi đi kiểm tra sức khoẻ, bác sỹ phát hiện ra nhịp tim của tôi đập đặc biệt nhanh và nguy hiểm. Cha tôi đã yêu cầu bảo lãnh cho tôi đi chữa bệnh.

Lúc đầu viên chức ở trại đã đồng ý nhưng lại đổi ý ngay sau khi cha tôi rời đi, vì thế tôi tuyệt thực. Lo sợ điều này, họ cho phép cha tôi đến đưa tôi về nhà. Tuy nhiên, cha tôi vẫ không ngừng lo lắng chính quyền sẽ tiếp tục bức hại tôi.

Tôi bị tố giác với công an và bị bắt khi đang giảng chân tướng ở chỗ làm vào năm 2006. Lúc đó cha tôi lại không ở nhà. Ngay sau khi biết tin, ông đã gấp rút quay trở lại. Ông đã thử nhiều cách để cứu tôi và tiêu tốn một khoản tiền lớn cho các chi phí pháp lý.

Tuy nhiên tôi vẫn bị kết án bảy năm tù bất hợp pháp và bị đưa vào tù. Lúc đó cha tôi đang làm việc ở thành phố khác, ông thường hay đến thăm tôi khi có dịp.

Sau đó cha tôi đi Đài Loan và Hàn Quốc để du lịch. Tại đó ông được biết nhiều hơn về chân tướng của Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại, điều này giúp ông giải khai được những khúc mắc của mình. Và cuối cùng thì ông đã đồng ý thoái khỏi ĐCSTQ.

Sau đó ông thẳng thắn nói chuyện với lính canh, khiến họ bị sốc và ngăn họ tra tấn tôi. Sau khi được trả tự do, bất cứ khi nào công an đến sách nhiễu tôi, ông lại bảo vệ tôi. Khi họ gọi đến nhà và hỏi tôi, ông không cung cấp thông tin gì cho họ.

Tôi bị thất nghiệp trong nhiều năm bởi bức hại, nhưng cha tôi vẫn hỗ trợ tài chính cho tôi trong thời gian này. Ông cũng tìm được một việc nhẹ nhàng cho tôi ở công ty của ông, vì thế tôi không phải lo về tình trạng tài chính của mình.

Công việc này rất nhẹ nhàng nên tôi có nhiều thời gian để học sách Đại Pháp và làm các hạng mục Đại Pháp. Vì ông đã làm việc tốt nên ông sẽ nhận được phúc báo.

Trước đây cha tôi thường uống rất nhiều rượu. Cũng vì sức khoẻ của ông kém nên ông sợ không sống được đến năm 70 tuổi. Hiện tại ông đã 70 tuổi, ông không uống rượu nữa và sức khoẻ ông đã ổn định trở lại.

Sau khi tôi kiện Giang Trạch Dân, tôi đã nhờ cha tôi ký vào bức thư gửi công tố viên của tôi. Lúc đầu ông không đồng ý và tôi đã đưa cho ông xem nhiều tài liệu giảng chân tướng, nhưng ông vẫn không muốn ký.

Sư phụ giảng trong Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân:

“Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì.“

Sau khi đọc những lời này của Sư phụ, tôi nhận ra cha tôi cũng bị bức hại trong những năm qua. Tôi đã không nghĩ về những gì ông trải qua.

Khi thiện niệm của tôi xuất ra, ông đã khởi xướng bằng việc hỏi tôi ký vào đơn kiện Giang. Tôi nói với ông: “Cha đã chịu đựng nhiều. Tất cả là do Giang Trạch Dân. Đây cũng là việc đòi công lý cho cha!”

Ông nói: “Chắc chắn rồi, hãy để cha làm việc này!”

Tôi rất vui vì ông đã chọn tương lai tươi sáng cho bản thân mình. Con xin cảm tạ Sư phụ Lý Hồng Chí đã từ bi cứu độ!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/11/28/357230.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/12/25/166876.html

Đăng ngày 19-3-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share