Bài viết của Đồng Tụng

[MINH HUỆ 10-1-2018] Một bức ảnh đáng giá hàng ngàn lời nói. Kể từ khi Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ở Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang vào năm 1994 cho tới nay, từ việc bước vào tu luyện cho tới thỉnh nguyện ôn hòa về cuộc bức hại của chính quyền hơn 19 năm qua, đó là một hành trình không thể quên, đong đầy cả hạnh phúc và gian khổ.

Đây là album ảnh ghi lại sự phát triển của Pháp Luân Đại Pháp ở Giai Mộc Tư từ những ngày đầu và nỗ lực can trường của các học viên để phản kháng lại cuộc đàn áp của chính quyền cộng sản kể từ năm 1999.

Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền nhanh chóng từ những ngày đầu

Năm 1994, hai chị em họ Vương ở Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh đã tới Giai Mộc Tư để giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp. Chỉ có tầm chục người tham gia buổi [giới thiệu] đầu tiên. Kinh ngạc với câu chuyện của họ về những lợi ích đắc được từ Pháp Luân Đại Pháp, nhiều khán giả hôm ấy đã bắt đầu tu luyện.

Để nhiều người hơn nữa biết về Pháp Luân Đại Pháp, các học viên tổ chức các lớp học Pháp Luân Đại Pháp miễn phí và các nhóm luyện công ở công viên và khu vực công cộng. Dần dần, ngày càng nhiều người bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, gồm cả những người ở thành phố và quận huyện lân cận.

Đến cuối năm 1998, đã hơn 10.000 người ở Giai Mộc Tư bước vào tu luyện.

d04864f8d153f4dc06e6a10f492bea1a.jpg

Luyện công ngoài trời trong những ngày mùa đông lạnh giá nhất (ảnh chụp năm 1996)

74a0615d9fe2740706b23692d1a21391.jpg

Luyện công buổi sáng ở một khu dân cư (1996)

98d1e0196b40b7a6be0e673febdc21c3.jpg

Luyện công nhóm (1996)

202e7df65f618285dd01a671f941f1bb.jpg

Chuẩn bị để giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp cho công chúng (1997)

6e797755dbe5c5033cfc25ff757b6c8c.jpg

Giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho công chúng (1998)

b09291b461016b4b320a5ae47d36768e.jpg

Nhóm luyện công lớn trước Hội trường Thành phố (1998)

df33bd09b34e0909f7c8c57a46e12d01.jpg

Nhóm luyện công lớn trước Hội trường Thành phố (1998)

9477915ddd79a21a5af36edfedc052dd.jpg

Các học viên quét tuyết ở trước Hội trường Thành phố trước khi luyện công buổi sáng (1997)

028d33184f36314c21f26c286f724f2e.jpg

Chụp ảnh tập thể sau một sự kiện giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp ở một nông trường (1997)

10933946edf0b5e914cfde611eeaec18.jpg

Luyện công tập thể (1999)

Phúc báo từ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Khi Pháp Luân Đại Pháp nhanh chóng truyền rộng ở Giai Mộc Tư, nhiều người đã trải nghiệm sự cải thiện to lớn về sức khỏe và tinh thần. Pháp Luân Đại Pháp giúp họ tận hưởng cuộc sống và phục vụ cộng đồng tốt hơn.

Ông Trương Gia Thông

33db27706f686293fb3fd5f2dfdb6363.jpg

Ông Trương Gia Thông thể hiện lòng biết ơn tới Sư phụ Lý Hồng Chí. Bệnh lao của ông đã hoàn toàn được trị khỏi sau khi tham gia lớp học của Sư phụ Lý ở Đại Liên, tỉnh Niêu Linh năm 1994. (1996)

Bà Cao Vỹ

Một chiếc xe lu đã lao vào học viên Cao Vỹ và đè lên chân bà khi bà đang đứng trên vỉa hè. “Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra, tôi chỉ biết mình đột nhiên bị hút vào dưới một chiếc xe.” bà Cao Vỹ nhớ lại. Mặc dù vết thương rất lớn, nhưng bà vô cùng ngạc nhiên khi nhận thấy chân của mình vẫn nguyên vẹn sau tai nạn.

b04c506635d5b076b3c06c9adf8f8c8d.jpg

Chiếc quần rách tả tơi của bà Cao Vỹ (2006)

a7f18dabf51ce3dd5b6c573019e4be33.jpg

Vết sẹo ở chân của bà Cao Vỹ sau khi bị xe lu lăn lên (2006)

Ông Lâm Trạch Hoa

Ông Lâm Trạch Hoa bị tra tấn và không thể đi lại chỉ bốn tháng sau khi bị đưa vào nhà tù Giai Mộc Tư để chịu án tù bảy năm vì không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2007.

Khi ông được thả vào tháng 9 năm 2014, bác sỹ nói với ông rằng ông sẽ không bao giờ đi lại được nữa.

Nhưng ông Lâm lại nghĩ khác. Sau khi về nhà, ông tiếp tục tu luyện Pháp Luân Đại Pháp mỗi ngày. Tháng 3 năm 2015, khoảng bảy tháng sau, ông đã có thể đi lại từ từ và leo cầu thang.

f00fcf521b43948469818d7ddb8bddb0.jpg

Ông Lâm Trạch Hoa đã bị liệt khi ở trong tù (2014)

e45682994a64bc3911872cf0b5392ed3.jpg

Ông Lâm Trạch Hoa đã đi lại được sau khi tiếp tục tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (2015)

Anh Lý Song Nam

Anh Lý Song Nam bị tai nạn xe hơi vào ngày 11 tháng 10 năm 2006. Não của anh bị tổn tương nghiêm trọng.

Khi bác sỹ nói rằng họ không thể cứu anh, mẹ và dì của anh là những học viên Pháp Luân Đại Pháp, đã không từ bỏ hy vọng. Họ vội vã tới phòng cấp cứu và bảo Song Nam niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Ngày hôm sau, bác sỹ vô cùng ngạc nhiên khi đo được huyết áp và mạch của anh Lý, do đó họ đã quyết định tiến hành phẫu thuật.

Vào ngày thứ ba, bác sỹ tiến hành quét CT não của anh trước khi phẫu thuật. Họ thậm chí còn kinh ngạc hơn khi nhìn thấy hộp sọ của anh đã lành và không cần phẫu thuật nữa.

Ngày 10 tháng 11 năm 2006, một tháng sau tai nạn, anh Lý gần như hồi phục và có thể tự đi lại được. Anh nói: “Chính Sư phụ của Pháp Luân Đại Pháp đã cứu tôi.”

c653c456c929569dce885e52d328b8a4.jpg

Anh Lý Song Nam và vợ, bốn năm sau vụ tai nạn xe hơi (2010)

Phản bức hại bằng can đảm và đức tin

Tháng 7 năm 1999, kinh ngạc trước sự phổ biến chưa từng có tiền lệ của Pháp Luân Đại Pháp, chính quyền cộng sản đã phát động một cuộc đàn áp với mục đích xóa sổ môn tu luyện. Đối mặt với một trong những cuộc bức hại tàn bạo nhất trong lịch sử đất nước, các học viên ở Giai Mộc Tư đã và đang không hề sợ hãi. Đức tin của họ không hề lung lay, họ đã phản kháng lại bức hại bằng lòng can đảm và sự bền bỉ phi thường.

Cô Trần Anh

Trần Anh, một học sinh trung học, đã bị bắt giữ khi cô thỉnh nguyện cho Pháp Luân Đại Pháp ở Bắc Kinh vào ngày 16 tháng 8 năm 1999. Khi cảnh sát đưa cô từ Bắc Kinh trở về Giai Mộc Tư, cô đã bị buộc phải nhảy ra khỏi tàu để thoát khỏi sự tàn bạo của cảnh sát. Cô tử vong tức khắc, khi đó cô mới chỉ 17 tuổi.

96e3e7734a6124b28280e4f4b99d3a1b.jpg

Trần Anh (thứ ba từ phải sang trái) và các bạn cùng lớp phổ thông

Theo thông tin từ Minh Huệ, từ năm 1999 đến năm 2016, ít nhất 82 học viên ở Giai Mộc Tư đã qua đời vì bức hại. 88 người khác đã bị kết án tù với mức án trung bình 4,85 năm. 381 học viên bị đưa đến các trại cưỡng bức lao động với mức án trung bình 2,25 năm.

b1fa47707f32f50df153ac0f81aa7053.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp trước tòa án để ủng hộ những người đang bị xét xử chỉ vì đức tin của họ (2008)

Ông Mã Học Tuấn

Năm 2002, ông Mã Học Tuấn bị kết án 12 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Ông bị ngược đãi một cách tàn bạo, bao gồm đánh đập, cấm ngủ và bức thực. Ông gần như hấp hối khi nhà tù đưa ông về nhà vào năm 2003, chưa đầy một năm sau khi bị bắt.

2462fe87e83021b892c7654b61dedc62.jpg

Ông Mã Học Tuấn chỉ còn da bọc xương khi được thả vào năm 2003. Ông đã hồi phục sức khỏe sau khi tiếp tục tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại nhà. (Bức ảnh phía trên ông chụp vào năm 2016)

Ông Tần Nguyệt Minh

Ông Tần Nguyệt Minh bị tra tấn tới chết ở nhà tù Giai Mộc Tư vào ngày 26 tháng 2 năm 2011. Gia đình ông đã nhiều lần kháng nghị tới các nhà chức trách và tìm lại công bằng cho ông. Để trả đũa, cảnh sát đã bắt giữ vợ và con gái nhỏ của ông và đưa họ đến trại cưỡng bức lao động trong một năm rưỡi.

Con gái lớn của ông Tần, cô Tần Vinh Thiến, bị bỏ lại một mình khi mới 19 tuổi. Cô đã làm việc không mệt mỏi trong hai năm để phơi bày sự thật về cái chết của cha cô và giúp mẹ cùng em gái được thả. Hơn 5.000 người ở Giai Mộc Tư đã ký thỉnh nguyện để ủng hộ cô.

37e03b279221019197bbbc50fb32fb8e.jpg

Cô Tần Vinh Thiến đã tới tất cả các cơ quan chính quyền có liên quan ở Giai Mộc Tư để tìm lại công bằng cho gia đình mình (2012)

Sau khi chính quyền cộng sản đóng cửa hệ thống trại cưỡng bức lao động khét tiếng vào năm 2013, các trung tâm tẩy não mọc lên ở khắp Trung Quốc, trong đó có trung tâm tẩy não Thanh Long Sơn ở vùng ngoại ô Kiến Tam Giang.

Theo thông tin thu thập từ trang wed Minh Huệ, ít nhất 92 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã bị giam giữ và tra tấn ở Trung tâm tẩy não Thanh Long Sơn.

Để phản đối bức hại tại trung tâm tẩy não, các học viên Pháp Luân Đại Pháp cùng các luật sư nhân quyền đã tập trung ở Thanh Long Sơn và yêu cầu thả các học viên đang bị giam giữ. Kết quả, bốn luật sư nhân quyền đã bị đánh đập và bắt giữ. Do các phương tiện truyền thông quốc tế đã đăng tin rộng rãi về sự việc này nên trung tâm tẩy não cuối cùng đã bị đóng cửa.

68311153ccd41c21371e0e6907220e8c.jpg

Học viên Pháp Luân Đại Pháp và các luật sư nhân quyền tập trung ở Trung tâm tẩy não Thanh Long Sơn để yêu cầu thả các học viên đang bị giam cầm (Ảnh chụp màn hình video vào năm 2014)

Từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 2 năm 2016, 1.705 học viên ở Giai Mộc Tư đã khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân vì đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Đại Pháp, yêu cầu Tòa án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đưa Giang ra tòa.

ddfdb8591dddb04eba2c03e856b35331.jpg

Học viên ở Giai Mộc Tư khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân vì vai trò của ông ta trong cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp (2015)

Bên cạnh việc khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân, các học viên cũng làm những tài liệu thông tin về Pháp Luân Đại Pháp tại nhà và nói với mọi người về môn tu luyện.

1a4627378203f08a002c9737ec0e2870.jpg

Sản xuất tài liệu về thông tin bức hại tại nhà(2009)

040e6c093a5f7d1b447ed9ec42067cc6.jpg

Giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cho người dân (2012)

7c7ee6276a2ca7216946e8e870843469.jpg

Giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cho người dân (2015)

9d22277cb840a0d3cb04d641cf6178ae.jpg

Biểu ngữ của Pháp Luân Đại Pháp phơi bày cuộc bức hại (2014)

6679170a30b0670d6782733d01273f37.jpg

Biểu ngữ của Pháp Luân Đại Pháp phơi bày cuộc bức hại (2016)

6ed7befbf4c4f678f518b53450f3d37c.jpg

Tấm biểu ngữ ở một khu dân cư viết “Pháp Luân Đại Pháp hảo.” (2011)

3154c717c3cc1318c9a21011a8450523.jpg

Tấm biểu ngữ Pháp Luân Đại Pháp trên một cây cầu: “Kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 12” (2011)

bbb0789f124af85fd8b98075a758d0d2.jpg

Những tấm biểu ngữ của Pháp Luân Đại Pháp ở một khu dân cư (2011)

1a409aac761ff4c70d8c9440db3ebc09.jpg

Khách hàng ở một khu chợ nông sản hạnh phúc khi nhận được tờ lịch Pháp Luân Đại Pháp từ các học viên (Ảnh chụp màn hình năm 2015)

3a5b01c1f77f709b197bc3379fac39e0.jpg

Những người dân làng lắng nghe một học viên giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp (Ảnh chụp màn hình năm 2013)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/1/10/359381.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/1/20/167660.html

Đăng ngày 15-3-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share