[MINH HUỆ 09-10-2003] Một học viên đã hỏi: Chào các đồng tu! Tôi muốn chia sẻ cùng các bạn một chuyện. Có hai học viên trong vùng của chúng tôi đã phải trốn khỏi nhà để tránh cuộc bức hại. Họ là một nam và một nữ, cả hai đều chưa từng kết hôn và đã làm việc cùng nhau hơn hai năm. Khoảng cách đây hơn một tháng, họ đột nhiên có một đứa con, họ đã có quan hệ nam nữ mà không đăng ký kết hôn.

Liên quan đến vấn đề của họ, chúng tôi có những lý giải khác nhau. Chúng tôi tin rằng chúng ta, những đệ tử Đại Pháp nhất định phải hành xử cho chính. Sư phụ yêu cầu chúng ta làm tốt ba điều; chúng ta nên buông bỏ tất cả mọi thứ thuộc về bản ngã và toàn tâm toàn ý làm các việc trợ Sư chính Pháp. Chúng ta phải phù hợp với xã hội người thường. Họ đã không có giấy chứng nhận kết hôn, và không có đám cưới. Chúng ta bị buộc phải rời khỏi nhà để tránh bị bức hại, khác với các đồng tu ở nhà. Chúng ta nên đề cao bản thân như một chỉnh thể và loại bỏ tất cả các hành vi không phù hợp với Đại Pháp. Trong quá trình này, chúng ta cần trao đổi và chia sẻ thể ngộ với nhau để cùng đề cao chỉnh thể. Chúng tôi cảm thấy lời giải thích của họ dựa trên một xuất phát điểm không ngay chính, nhưng rất khó để có được một lý giải giống nhau về Pháp. Các bạn có thể chia sẻ chút thể ngộ về vấn đề này không?

Câu trả lời của học viên khác:

Đầu tiên, tôi muốn cám ơn bạn đã cho tôi cơ hội được chia sẻ về thể ngộ của mình, bởi vì nó có thể giúp tôi nhìn thấy được tình trạng tu luyện của bản thân một cách rõ ràng: Đối diện với vấn đề này, bản thân nhận thức dựa trên Pháp ra sao? Tôi có thể có đủ từ bi và thanh tỉnh không? Tôi sẽ nói ngắn gọn những suy nghĩ của tôi liên quan đến câu hỏi này.

1. Một cuộc hôn nhân mà không đăng ký kết hôn là chiểu theo những quan niệm của người thường, hầu hết là cảm xúc của con người, dục và sắc. Tuy nhiên nó cũng bao gồm nhu cầu về sự giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống thường ngày. Về cách giải quyết vấn đề sắc dục, Sư phụ có giảng trong Pháp Hội tại châu Âu:

“Chư vị có thể có vợ của chư vị, có chồng của chư vị, đây là cuộc sống chính thường của con người. Nếu như họ không phải chồng của chư vị, không phải vợ của chư vị, chư vị và anh ta (cô ta) phát sinh hành vi về giới tính, thì chính là phạm tội. Bất kể tôn giáo chính thống nào của phương Đông phương Tây, lời giảng của Thần về phương diện này đều vô cùng nặng. Khi quy phạm con người thì giảng rất nặng.”

Do đó tôi nghĩ, nếu là những học viên Pháp Luân Đại Pháp có thể cố gắng học Pháp và tu luyện tinh tấn hơn, và nhớ trách nhiệm lịch sử quan trọng trong thời kỳ Chính Pháp của một đệ tử Đại Pháp, chúng ta có thể làm tốt hơn và chính niệm hơn nữa, và những mối quan hệ trái pháp luật việc xuất phát từ dục vọng sẽ trở nên ít hơn.

2. Làm thế nào để các đồng tu khác giải quyết những mâu thuẫn do thể ngộ khác nhau một cách từ bi hơn? Theo thể ngộ cá nhân tôi, vốn dĩ các học viên đều tu luyện tại những tầng thứ khác nhau. Mặc dù tất cả chúng ta đều học Pháp nhưng để có thể hành xử hay nhận thức giống nhau là điều không thể, ngoại trừ quan điểm thế nào là vi phạm các tiêu chuẩn của Pháp. Theo tình huống bạn đưa ra, hãy suy nghĩ một cách bình tĩnh và suy xét từ tiêu chuẩn thuần túy từ góc độ con người. Họ đã không làm tốt, đặc biệt khi lại là một đệ tử Đại Pháp. Tại sao họ không thể kiểm soát bản thân và thoát khỏi những ham muốn của con người, dục và sắc trong thời điểm lịch sử quan trọng này? Sư phụ giảng trong bài “Giảng Pháp tại Pháp Hội Vancouver, Canada năm 2003”:

“Nhưng dù sao đi nữa, đã là đệ tử Đại Pháp, chư vị có tâm hằng mang chính niệm, gắng hết sức làm cho thật tốt những gì chư vị cần phải làm. Chư vị cũng đang phù hợp hết mức với người thường trong [quá trình] tu luyện, chứ không theo như làm hoà thượng, không giống như người xuất gia; thực ra đó là thuận tiện nhất về phương diện ‘hình thức’ [tu luyện]. Nhưng trong việc đề cao tâm tính thì tuyệt đối không hề hàm hồ.”

Do đó, tôi nghĩ nếu chúng ta có thể yêu cầu chính bản thân mình như một đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, thì mỗi bước đi đều rộng mở và thù thắng, được sự tôn trọng của các thế hệ tương lai.

Nhìn từ tiêu chuẩn của người thường, hai học viên này đã không kết hôn (không phải là ngoại tình hay quan hệ nam nữ sai trái khác). Dưới tình hình bức hại của tà ác, họ đã không đăng ký kết hôn, nhưng trên thực tế đã thực sự kết hôn. Nó là một vấn đề riêng tư, và cũng không thích hợp để những người khác có thể can thiệp vào.

Từ khía cạnh đề cao như một chỉnh thể, mỗi cá nhân học viên phải không ngừng đề cao tâm tính. Tôi hy vọng họ có thể đối đãi nghiêm túc với cuộc hôn nhân này, và có thể nhắc nhở nhau về việc trách nhiệm của một đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, và cùng nhau tu luyện tinh tấn, dưới hình thức gia đình của họ. Chúng ta nên đối đãi họ với lòng thông cảm, giúp đỡ và nhắc nhở họ.

Tu luyện là vấn đề riêng của mỗi người, việc bạn có muốn tu hay không và đạt đến tiêu chuẩn như thế nào là bị hạn chế bởi rất nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài, không thể cưỡng cầu. Tuy nhiên, sự thật là Sư phụ đã trải qua biết bao nhiêu khổ nạn vì chúng ta. Nhưng bởi vì ngộ tính của chúng ta quá kém, chúng ta đã không hiểu Pháp sâu và không muốn buông bỏ chấp trước, trong rất nhiều sự việc không đạt được những kết quả tốt nhất mà Sư phụ đã cấp. Điều này đã gây thêm nhiều khó khăn cho Sư phụ trong Chính Pháp, và gây tổn thất cho tương lai của chính chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta vẫn sử dụng những quan niệm của con người để bảo vệ bản thân và cực thế lực, thay vì chiểu theo sự cứu độ của Sư phụ.

3. Vấn đề này cũng là một cơ hội để đề cao tâm tính cho tất cả các đồng tu. Tất nhiên, đừng trở nên chấp vào những chấp trước của người khác và chỉ cố gắng thay đổi người khác. Chúng ta cần hành xử chiểu theo những yêu cầu của Sư phụ. Trước hết, khi chúng ta đối diện với những mâu thuẫn và vấn đề hãy nghĩ: “Tại sao mình lại nhìn thấy điều này? Chấp trước nào của mình đang hiện ra?“ Sau đó đề cao chính bản thân mình.

Cách đây không lâu, tôi đã nhận được một lá thư khác. Một học viên đã yêu cầu tôi thu thập và gửi cho họ một số bài viết về những cảm xúc của con người, tâm dục vọng và sắc. Tôi giới thiệu một bài viết được đăng trên Minh Huệ ngày 25 tháng 2 gọi là “Một chút suy nghĩ về đạo đức trong hôn nhân” và bài giảng Pháp của Sư phụ “Giảng Pháp tại Pháp hội ở Metropolitan New York”.

Tại sao tôi đã không thu thập tất cả các bài viết do đồng tu yêu cầu? Tôi đã giải thích cho học viên đó rằng chủ yếu là vì tôi muốn tránh tình trạng mọi người nói bằng chấp trước của họ. Khi người ta tranh luận, họ thường trích dẫn kinh văn, hoặc thơ không chỉ là để chứng minh là bản thân mình đúng, mà còn là để chứng minh người khác là sai. Nhưng đây là cách của con người, và trái ngược lại với tiêu chuẩn của người tu luyện. Việc thảo luận và giải thích giữa các học viên với nhau chủ yếu để nhắc nhở chúng ta rằng, việc bạn nói có hay có đúng hay không, kỳ thực không quan trọng. Điều thật sự có thể thay đổi được tâm người ta chính là Pháp. Chỉ khi chúng ta tĩnh tâm xuống và học Pháp, thật tâm nhìn vào những thiếu sót của mình, thì mâu thuẫn có thể được giải quyết tận gốc. Nếu ai cũng chỉ muốn thay đổi người khác, thì nó sẽ trở thành một cuộc tranh cãi của người thường.

Về cơ bản, chúng ta học Pháp và dùng nhận thức của chúng ta về Pháp để dẫn hướng cho cuộc sống của chính mình, chứ không phải của người khác. Nếu chúng ta yêu cầu người khác phải đáp ứng theo tiêu chuẩn của mình thì rất khó có thể chấp nhận, đặc biệt khi họ có chấp trước và vẫn chưa nhận ra tính khẩn cấp của việc buông bỏ chấp trước. Thậm chí khi chúng ta chỉ nhắc nhở họ và không bắt buộc họ theo suy nghĩ của chúng ta, thì liệu những tư tưởng đó của chúng ta có đủ vô tư, hoà ái và từ bi? Những điều này cũng có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của việc chia sẻ của chúng ta.

4. Liên quan đến hai đồng tu này, chúng ta có thể nhẹ nhàng khuyến khích họ học Pháp nhiều hơn, và đề cao tâm tính khi làm việc Đại Pháp. Thay vì tranh cãi về việc họ đúng hay sai, chúng ta cần đánh giá một người hoặc nhìn một vấn đề bằng góc nhìn toàn diện. Chúng ta không coi một người nào đó là quá hoàn hảo bởi vì anh ấy hay cô ấy đã làm một điều tốt, và chúng ta không coi một người là xấu bởi vì anh ấy hay cô ấy đã làm một điều xấu. Một đệ tử Đại Pháp nên đề cao chính mình mỗi ngày để đồng hoá với Pháp, và tâm tính ngày càng thuần tịnh hơn. Ngược lại, một cái nhìn cứng nhắc sẽ hạn chế chúng ta nhìn ra thực tế.

Sư phụ giảng trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Vancouver, Canada năm 2003”:

“Nhưng đã là người tu luyện mà nói, thì đề cao yêu cầu tâm tính của chư vị, có thể vứt bỏ những chấp trước của chư vị, điểm này là không thể hàm hồ được, là tuyệt đối không thể giảm hạ tiêu chuẩn; bởi vì đây là trách nhiệm đối với vị lai, đối với vũ trụ tương lai, và đối với chúng sinh trong tương lai. Rất nhiều đệ tử Đại Pháp sẽ cần phải thành các sinh mệnh rất to lớn trong tương lai, phải bao dung rất nhiều chúng sinh, thậm chí vô lượng chúng sinh; nên [nếu] tiêu chuẩn của chư vị giáng thấp xuống, sẽ [làm cho] tầng vũ trụ không được lâu dài, tầng khung thể cũng không được lâu dài; vậy nên chư vị nhất định phải đạt đến tiêu chuẩn.”

Trong chuyện này, nếu chính những người trong cuộc có thể học Pháp tinh tấn hơn, thông qua việc nhắc nhở một cách từ bi từ những người khác, họ sẽ hiểu được vấn đề này dựa trên Pháp từ tiêu chuẩn cao hơn, từ đó sẽ phù hợp hơn với tiêu chuẩn của đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp.

Sư phụ muốn cứu tất cả chúng sinh trong Chính Pháp. Chúng ta nên cố gắng hết sức để viên dung những gì Sư phụ muốn, thay vì việc phải bỏ đi một học viên đã đắc Pháp. Đây là ý niệm từ bi lớn nhất của chúng ta. Từ những gì đã xảy ra cho những học viên phải rời khỏi nhà để tránh cuộc bức hại, chúng ta cũng có thể học hỏi được nhiều điều từ bài học này, và cố gắng đi đúng hướng trên con đường còn lại. Ví dụ, ngay cả khi trong tình trạng thật khó khăn, chúng ta vẫn nên cố gắng hết sức phù hợp với xã hội người thường. Những học viên có gia đình nên cố gắng hết sức để sống và làm việc Đại Pháp tại nhà. Nếu có thể, chúng ta nên đặc biệt chú trọng việc học Pháp và chia sẻ tu luyện giữa các học viên ở trong các trạng thái tu luyện khác nhau.

Đừng nghĩ rằng chỉ vì tất cả mọi người đến để làm việc Đại Pháp thì tất nhiên tất cả đều có thể kiểm soát rất tốt tâm tính của mình và tự nhiên đạt được sự đề cao như một chỉnh thể.

Tựu chung lại, hãy giúp đỡ và nhắc nhở lẫn nhau cùng tiến về phía trước tới ngày mà Chính Pháp đến trong thế gian con người.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2003/10/9/58523.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/emh/articles/2003/10/26/41665.html

Đăng ngày: 3-3-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share