Bài viết của Bích Liên, một học viên ở Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 01-11-2006] Một số cặp vợ chồng học viên ở quanh tôi thường hay cãi nhau. Bất cứ khi nào người vợ hoặc người chồng thấy không thoải mái, anh ấy hay cô ấy đều nói rằng: “Nếu tôi là người thường, tôi đã ly dị cô (hoặc anh) từ lâu rồi.” Ban đầu, tôi chỉ nói với họ rằng đừng nói ra những lời vô trách nhiệm như thế, nhưng khi một đồng tu nam phải trốn khỏi nhà sau khi bị cảnh sát bắt giữ vì phát tài liệu giảng chân tướng, tôi nhận ra rằng, đây là một vấn đề nghiêm túc cần được đưa ra thảo luận giữa những đôi vợ chồng cùng là học viên.

Lý do khiến nảy sinh quá nhiều xung đột không thể giải quyết được có thể ảnh hưởng đến môi trường tu luyện của những cặp vợ chồng học viên này, khiến một bên muốn ly hôn, đó là vì chúng ta vẫn còn ôm giữ nhiều nhân tâm đang bị dẫn động và chúng ta vẫn chưa kiên quyết từ bỏ chúng.

Chúng ta lớn lên trong một môi trường thấm nhuần học thuyết đấu tranh do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cố ý tạo ra. Hàng ngày, chúng ta phải nghe hay chứng kiến những cảnh tranh giành, đấu đá, khiến chúng ta cảm thấy đây là phương cách duy nhất để giải quyết vấn đề. Những cặp vợ chồng trẻ cũng tồn tại những vấn đề tương tự, biểu hiện là họ muốn áp đặt quan điểm và tiêu chuẩn của mình cho đối phương và luôn tìm lỗi của người khác khi xung đột phát sinh. Người ta có lúc không ý thức được, có lúc ý thức được, nhưng vẫn không muốn từ bỏ chấp trước này. Như vậy, người ta biết mà vẫn mắc sai lầm nên mâu thuẫn giữa hai người có thể sẽ leo thang đến mức phát sinh xung đột. Sau đó, người ta sẽ cảm thấy mệt mỏi với hôn nhân. Vì biết học viên không nên ly dị nên họ đành chọn giải pháp nói về nó bất kể lúc nào. Làm vậy có khác chi với cách người thường vẫn làm?

Là người tu luyện thì không có ai hoàn hảo cả. Rất nhiều nhân tố có nguồn gốc từ các thiên thể xa xôi khiến chúng ta có quan điểm và cách xử lý vấn đề khác nhau. Ai có thể khẳng định rằng quan điểm của một người nào đó về một vấn đề nào đó là hoàn toàn đúng đắn?

Sư phụ giảng:

“Làm người tu luyện, thì không có khuôn mẫu; con đường mỗi cá nhân đi theo đều khác nhau; bởi vì cơ sở mỗi cá nhân là khác nhau, sự to nhỏ của các chủng tâm chấp trước là khác nhau, đặc điểm sinh mệnh là khác nhau, công tác nơi người thường là khác nhau, hoàn cảnh gia đình là khác nhau, v.v; các nhân tố [như thế] đã quyết định con đường tu luyện của mỗi cá nhân là khác nhau, trạng thái vứt bỏ tâm chấp trước, sự lớn nhỏ khi vượt quan là khác nhau; do đó trên biểu hiện [ta] rất khó [có thể] tìm ra con đường tốt mà người khác đã đắp, lại càng không có khả năng lên xe ở đó. Nếu như thật sự có con đường đã đắp tốt và xe chạy thuận chiều gió, thì quyết không phải là tu luyện.“

(Lộ {Con Đường}, Tinh tấn Yếu chỉ II)

Khi đọc đến đây, cuối cùng tôi đã nhận ra vì sao lại có sự khác biệt lớn như vậy giữa các đồng tu trong cách nhận thức và xử lý vấn đề. Tôi tin rằng, các cặp vợ chồng học viên cũng nhận ra điều này như tôi. Vậy, chúng ta nên ứng xử ra sao trước những khác biệt này? Chúng ta cần phải theo sát lời dạy của Sư phụ trong kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc năm 2002”:

“Tâm thái của họ là như thế nào? Là ‘khoan dung’, là khoan dung rộng lớn phi thường, có thể dung [hoà] các sinh mệnh khác, có thể thật sự suy nghĩ như đang ở địa vị của sinh mệnh khác. Đây là điều mà rất nhiều người trong chúng ta vẫn chưa đạt đến được trong quá trình tu luyện, nhưng chư vị đang nhận thức dần dần, đang đạt đến.”

Là sinh mệnh được thăng hoa trong Pháp, chúng ta nhận thức được rằng, Pháp trân quý nhường nào và chúng ta may mắn đến thế nào. Tất cả chúng ta đều biết rằng, là học viên tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp, chúng ta là đệ tử của Sư phụ và Sư phụ luôn bảo hộ chúng ta qua bao đời bao kiếp. Đặc biệt, con đường tu luyện của những cặp vợ chồng học viên đều không nằm ngoài sự an bài của Sư phụ. Mối nhân duyên tiền kiếp trong quan hệ vợ chồng giữa các học viên không hề là mối quan hệ thông thường. Chắc chắn đó không phải là mối quan hệ đơn giản để thỏa mãn những gì trong môi trường xã hội người thường. Nếu không, con đường mà chúng ta đi sẽ không phải là con đường ngay chính nhất. Theo an bài của Sư phụ, chúng ta không chỉ phải tu luyện trong hoàn cảnh phức tạp nhất trong môi trường xã hội người thường, mà chúng ta còn cần phải làm gương trên mọi phương diện ở xã hội nhân loại, trong đó có việc duy trì mối quan hệ vợ chồng hòa hợp trong xã hội vốn nuôi dưỡng nhiều thói hư tật xấu trong hôn nhân. Không phải là chúng ta ép mình thực hiện theo cách đó, mà đây là biểu hiện rất tự nhiên của học viên tại tầng thứ tu luyện mà họ cần đạt tới. Đây cũng là kết quả nên có khi hai học viên là vợ chồng từ bỏ cái tôi của mình và tiếp tục đề cao bản thân theo tiêu chuẩn ngày càng cao hơn để đề cao chỉnh thể.

Nói cách khác, mối nhân duyên tiền định giữa các cặp vợ chồng trong Đại Pháp là rất thiêng liêng. Đó chính là môi trường tu luyện mà Sư phụ đã an bài cho chúng ta một cách rất kỹ lưỡng, để chúng ta có thể thực hiện các việc Chính Pháp một cách hiệu quả hơn. Trong thời gian ngắn ngủi được ban cho chúng ta để thực hiện ba việc, chúng ta phải tận dụng tối đa thời gian và không gian mà chúng ta đang có để làm tốt những việc này. Nếu chúng ta chấp trước vào việc theo đuổi sự thoải mái, hạnh phúc, tiện nghi hay cảm xúc của người thường, chúng ta sẽ bị trệch khỏi sứ mệnh thiêng liêng của mình trong Chính Pháp. Như vậy, đối với việc đệ tử Đại Pháp phải gánh vác sứ mệnh trọng đại như vậy, cũng bằng như phạm tội.

Một số học viên không thật sự muốn ly dị mà chỉ nói ra miệng để giải tỏa khó chịu của bản thân. Nhưng chúng ta cần phải thận trọng: đối với một người tu luyện thì cả suy nghĩ và lời nói đều có mang theo năng lượng. Trong con mắt của tà ác, hắc thủ, lạn quỷ, bất kể niệm đầu nào trệch khỏi Pháp đều có thể trở thành cớ để bức hại chúng ta, chứ chưa nói gì tới những thiếu sót lớn trong tu luyện.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/11/16/142581.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/emh/articles/2006/12/5/80569.html

Đăng ngày 24-2-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share