Bài viết của Mịch Chân

[MINH HUỆ 24-1-2018] Lạp Bát tiết là lễ hội truyền thống Trung Hoa có từ hàng trăm năm trước, diễn ra vào ngày mồng 8 tháng Chạp âm lịch. Năm nay, tiết Tịch Bát rơi vào ngày 24 tháng 1 năm 2018. Phong tục ăn cháo Lạp Bát trong ngày này bắt nguồn từ một sự tích.

Chuyện kể rằng cách đây vài thế kỷ, một nàng công chúa xuất tâm trở thành Phật tử vào ngày mồng 8 tháng Chạp. Không ai trong cung điện lay chuyển được ý định của nàng. Vì công chúa thích cháo nên sáng hôm cô dự định xuất gia, mẹ cô (hoàng hậu) đã tự tay nấu cho cô món cháo kê, các loại đậu và quả chà là. Sau khi ăn bữa sáng cuối cùng ở cung điện, công chúa lên đường.

Hoàng hậu nghĩ con gái bà thế nào cũng về nhà sau vài ngày chịu khổ, nhưng vài năm trôi qua mà công chúa vẫn chưa trở lại. Hoàng đế ra lệnh cho công chúa trở về, nhưng nàng từ chối. Rồi hoàng đế ra lệnh cho trụ trì ngôi đền giao cho công chúa những công việc nặng nhọc nhất, nhưng lao động vất vả cũng không mảy may làm công chúa phiền lòng.

Một năm, vương quốc gặp hạn hán, hoàng đế lại một lần nữa lệnh cho vị sư trụ trì giao cho công chúa những việc khó nhọc nhất. Vị trụ trì bảo công chúa ngày nào cũng tưới nước cho tất cả cây cối trong khu đền, nếu không xong, cô sẽ phải về nhà. Công chúa dậy từ rất sớm để xuống sông dưới chân núi lấy nước. Mấy hôm sau, con sông cũng khô cạn. Trụ trì đã bảo cô đi lấy nước ở một con sông xa hơn, nếu không làm được, cô sẽ phải về nhà.

Công chúa đã quyết tâm tu luyện tại ngôi đền này. Nàng dựng một chiếc lều rơm để cầu trời ban mưa và nguyện rằng nếu như tới trưa mà trời không mưa thì nàng sẽ tự thiêu mình trong đó. Sáng ra, nàng bắt đầu cầu mưa, nhưng đến trưa mà trời vẫn không mưa. Nàng liền châm lửa và ngồi tĩnh tọa trong lều rơm. Đúng lúc ấy, một đám mấy đột nhiên xuất hiện trên đầu nàng. Mưa bắt đầu rơi và dập tắt ngọn lửa. Trời tiếp tục mưa và tưới mát hết cây cối trong đền.

Hoàng đế và hoàng hậu vẫn lệnh cho công chúa trở lại hoàng cung, nói rằng hoàng hậu nhớ cô đến nỗi không ăn không uống, còn hoàng đế thương nhớ cô nhiều đến mức ngài không ra nghênh triều được. Khi nhận được chiếu chỉ của hoàng thượng, công chúa đã cắt một bàn tay của mình để gửi cho hoàng hậu và móc một con mắt để gửi cho cha mình. Khi tay và mắt của công chúa được đưa đến hoàng cung, hoàng đế và hoàng hậu không cầm lòng được mà khóc, họ vô cùng cảm động trước tâm hướng Phật kiên tu mạnh mẽ đến vậy của công chúa. Hoàng đế ngẩng lên trời mà cầu nguyện rằng: “Xin Trời hãy phục hồi lại bàn tay và con mắt cho con gái của con!” Trời xanh cũng cảm động và ban cho công chúa nghìn mắt nghìn tay.

Sự tích công chúa không sợ cực khổ, kiên tâm tu luyện khiến người người cảm thán, kính ngưỡng. Ngày nay, cũng có những phụ nữ phi phàm như nàng công chúa kia vậy. Họ là những học viên Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Họ phải chịu đựng những khổ đau bi thảm chưa từng có trong cuộc đàn áp tàn khốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhưng họ vẫn kiên định, tinh tấn trong tu luyện. Những câu chuyện của họ cho thấy người tu luyện có thể vượt qua sinh tử, buông bỏ hết thảy chấp trước thế tục, và dũng mãnh bước trên con đường phản bổn quy chân, quang minh đại đạo.

Trần Hồng Bình và Trần Thục Lan

Cô Trần Hồng Bình

Cô Trần Thục Lan

Hai chị em gái, Trần Hồng Bình và Trần Thục Lan đều là học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Họ đã bị bắt khi nói với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công và bị đưa về Đồn Cảnh sát Đông Hoa Viên ở huyện Hoài Lai vào ngày 9 tháng 6 năm 2001. Họ bị còng tay vào “ghế cọp”, đến chiều thì bị cảnh sát thẩm vấn. Khoảng 6 giờ chiều, Hồng Bình rút tay ra khỏi còng, ném còng xuống đất rồi chạy đi. Chín sỹ quan cảnh sát đuổi theo, bắt cô và còng tay cô ra sau lưng. Rồi họ dùng dây thừng trói hai tay cô và treo cô trên khung cửa. Họ liên tục giật còng tay cô và đánh cô tới khi chân cô bị gãy.

Hồng Bình hô lên: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp!” Cô bị tra tấn đến khi bất tỉnh mà vẫn bị treo lơ lửng trên khung cửa.

Hai chị em bị đưa đến trại tạm giam Hoài Lai vào lúc 11 giờ đêm. Hai tay của Hồng Bình sưng phồng lên, mình đầy thương tích. Tóc cô rụng thành mảng, để lộ ra cả da đầu. Cô còn nôn ra máu.

Phương pháp tra tấn: Treo lên bằng còng tay

Hồng Bình bị đưa đến Trại Lao động cưỡng bức Cao Dương tại tỉnh Hà Bắc vào sáng ngày 11 tháng 6 trong khi Thục Lan đang cận kề cái chết vì bị tra tấn tàn khốc. Trại tạm giam yêu cầu Đồn Cảnh sát Xương Bình tới đón Thục Lan, nhưng cảnh sát đã từ chối vì thấy cô quá ốm yếu. Để không phải chịu trách nhiệm, trại tạm giam đã phóng thích cô. Thục Lan loạng choạng bước ra khỏi trại tạm giam.

Hồng Bình bị đe dọa và đánh đập tàn nhẫn tại trại lao động. Hàng chục người luân phiên nhau tìm cách tẩy não cô để cô từ bỏ đức tin của mình. Cô bị hành hạ như thế trong một năm rưỡi trong trại lao động. Cân nặng của cô giảm từ 55kg xuống còn 25 kg. Cô chỉ còn da bọc xương và cận kề cái chết. Cán bộ Trại Lao động cưỡng bức Cao Dương đã đưa cô tới bệnh viện vào ngày 29 tháng 1 năm 2003, nhưng bệnh viện đã từ chối tiếp nhận cô vì họ không muốn cô qua đời tại đó. Vì sợ phải chịu trách nhiệm về cái chết của Hồng Bình nên trại lao động đã đưa cô về nhà ngay đêm hôm đó. Họ thậm chí còn không đợi để mặc quần áo cho cô trước khi rời khỏi bệnh viện.

Hồng Bình trải qua một cơn sốt cao dai dẳng và liên tục ho. Mắt cô dường như vô hồn, hơi thở yếu ớt. Cô không ăn được gì và đã qua đời trong vòng tay của anh trai vào ngày 5 tháng 3 năm 2003, khi mới 32 tuổi. Ngay cả khi trút những hơi thở cuối cùng, cô vẫn nhắc đi nhắc lại với người nhà hãy kiên định vào đức tin của mình.

Lưu Tân Dĩnh

Lưu Tân Dĩnh, một y tá và là học viên Pháp Luân Công ở Đại Liên, đã bị bắt bốn lần trước cái chết của chồng cô là Khúc Huy, cũng là người tu luyện Pháp Luân Công. Trước khi qua đời, anh bị nằm liệt giường 13 năm ròng vì bị tra tấn trong một trai lao động cưỡng bức. Anh thường xuyên bị những cơn đau hành hạ. Tân Dĩnh đã chăm sóc cho anh cả ngày lẫn đêm tới khi anh qua đời vào ngày 9 tháng 2 năm 2014.

Trong vòng một tháng sau cái chết của chồng, Tân Dĩnh đã bị bắt ngay tại nhà và bị giam tại trại tạm giam Đại Liên. Cuối cùng, cô bị kết án 5 năm rưỡi tù giam. Con gái cô, là trẻ vị thành niên, giờ không nơi nương tựa.

Lưu Tân Dĩnh, cùng chồng Khúc Huy và con gái

Sức khỏe của Lưu Tân Dĩnh ngày một xấu đi, huyết áp của cô tăng cao đến mức nguy hiểm 220/120. Cha cô đã nhiều lần đến nhà tù để yêu cầu tạm thả cô để điều trị y tế, nhưng lần nào yêu cầu của ông cũng bị từ chối.

Trong thời gian bị giam giữ, Tân Dĩnh đã viết thư cho con gái: “Con đã chứng kiến cha con từng phải chịu đựng như thế nào khi cha con bị tàn phế vì bị tra tấn. Con còn nhỏ nên sẽ thắc mắc rất nhiều. Có lần, con từng hỏi mẹ: ‘Cha của “các bạn khác” có thể đứng được. Tại sao cha con cứ phải nằm trên giường như vậy?’ Thắc mắc của con đã khiến mẹ quyết tâm giành lại công lý cho cha bởi vì mẹ không muốn tâm hồn ngây thơ của con bị vậy kín trong bóng tối của xã hội này…”

“Nhân ngày sinh nhật lần thứ 17 của con, mẹ chúc con có cuộc sống ngập tràn hạnh phúc và ánh nắng. Mẹ chúc con được an toàn trong thời gian mẹ ở xa. Mẹ mong khi khoảng thời gian chia ly này qua đi, hai mẹ con mình sẽ như phượng hoàng tái sinh từ lửa, triển hiện ánh quang huy thuần tịnh nhất của sinh mệnh.”

Không biết đã có bao nhiêu gia đình phải chịu cảnh ly tán vì cuộc bức hại Pháp Luân Công. Rất nhiều người mẹ và vô số trẻ mồ côi phải sống cuộc đời đầy nước mắt. Song, Tân Dĩnh đã phải đối mặt với những đau khổ khôn thấu mà vẫn giữ được tâm kiên định phi phàm và cảnh giới cao thượng của một người tu luyện Pháp Luân Công.

 Kỷ Thục Quân

Kỷ Thục Quân

Kỷ Thục Quân là một học viên Pháp Luân Công và là cựu kế toán viên của Văn phòng Độc quyền Thuốc lá thành phố Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc. Vì luyện công trên Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh vào năm 2002, cô đã bị đưa tới một trại lao động cưỡng bức trong hai năm rưỡi. Cô đã phải chịu nhiều hình thức tra tấn tàn nhẫn.

Gia đình cô bị chia cắt bởi cuộc bức hại, còn cô thì bị mất việc. Tuy nhiên, cô vẫn kiên định tu luyện và lo lắng cho sự an toàn của những người bị Đảng Cộng sản lừa dối. Mùa xuân năm 2006, cô rời quê hương và chuyển tới một thị trấn nhỏ miền núi. Từ đó, cô đã vác bộ khắp vùng, khoảng 5.000 km vuông, để cho mọi người biết chân tướng về Pháp Luân Công.

Từ khi cuộc bức hại bắt đầu, Thục Quân đã bị bắt năm lần, bị đưa đến trại lao động ba lần, và cầm tù một lần. Không một hình thức ngược đãi vô nhân đạo nào có thể làm lay động niềm tin của cô vào nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp hay khiến cô lùi bước trước sứ mệnh của mình. Mỗi lần vừa được thả khỏi trại tạm giam là cô liền tiếp tục giảng chân tướng về Đại Pháp cho mọi người trên phố hoặc ở những ngôi làng miền núi xa xôi.

Dưới sự độc tài của chế độ cộng sản, các học viên Pháp Luân Công đã kiên định trong tu luyện của mình. Họ đã phải trải qua nhiều đau khổ khôn thấu và phải đối mặt với áp lực chưa từng có. Có bao nhiêu người có thể hiểu được cảnh giới của những học viên ấy, những người đã quên đi sinh tử vì lợi ích của những người khác? Những câu chuyện của họ sẽ được truyền qua nhiều thời đại, như nàng công chúa trong sự tích cháo Lạp Bát.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/1/24/359997.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/2/4/167822.html

Đăng ngày 14-02-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share