Bài viết của Trịnh Ngữ Yên, Phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 5-2-2018] Ngày 4 tháng 2, gần 1.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tề tựu tại Quảng trường Tự do tại Đài Bắc để tổ chức chào mừng Tết Nguyên đán đang tới gần.

Lễ hội bao gồm các tiết mục biểu diễn của Đoàn nhạc Tian Guo, biểu diễn hợp xướng, trình diễn các bài công pháp và chụp ảnh lưu niệm để gửi lời chúc mừng năm mới tới Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp.

f8c2192eb6f5131daf995e659d3aa0a5.jpg

Tiết mục biểu diễn hợp xướng của các tiểu đệ tử và Đoàn nhạc Tian Guo trên Quảng trường Tự do tại Đài Bắc vào ngày 4 tháng 2 năm 2018

0dbc33e88b6ebcc8d067014e5c4359b8.jpg

cc946de98f1e980534cef3a86e0c07cc.jpg

9c9bf3ec1d710db13e9ebb2647a5e645.jpg

Các học viên luyện công tập thể chào đón năm mới và gửi lời chúc tới Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp

“Thật ngạc nhiên … Thật tuyệt vời!”

Ông Trần từ Malaysia cho biết ông đã từng xem các hoạt động tương tự của Pháp Luân Đại Pháp ở quê nhà. Năm người bạn cùng đi với ông nói rằng đây là lần đầu tiên họ được xem một chương trình đặc sắc đến như vậy. Một người bạn của ông nhận xét: “Mọi thứ thật tuyệt diệu! Âm nhạc của đoàn nhạc thật hùng tráng!”

Ông Pedrosa Cedric từ Bồ Đào Nha rất ấn tượng với những tấm áp phích được dựng quanh địa điểm diễn ra sự kiện và đã hỏi về ý nghĩa của những tấm áp phích này. Trước đó ông chưa bao giờ nghe nói đến Pháp Luân Đại Pháp nhưng ông rất vui khi được chứng kiến một sự kiện quy mô lớn và ôn hòa như vậy. Ông tiếp nhận tờ rơi thông tin và một đĩa DVD giới thiệu về môn tu luyện và nói rằng ông sẽ về tìm hiểu chúng.

Sự kiện này cũng đã thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều du khách đến từ Trung Quốc Đại lục. Rất nhiều người đã dừng chân chụp ảnh và quay video sự kiện. Một số người cũng đọc thông tin trên các tấm áp phích và thảo luận với nhau về các chủ đề được đề cập đến. Một hướng dẫn viên đã khuyến khích những du khách này tận dụng cơ hội để tìm hiểu thêm thông tin và nhắc nhở du khách: “Các bạn không thể có cơ hội xem một chương trình nào như vậy khi quay trở lại Trung Quốc Đại lục, phải vậy không?”

ef8892407df97ea8e6341d1d26e1a0a3.jpg

7f4ec6ef86d960ba581c77ca9d2a8b3f.jpg

cee1078a1b1953a6cad1dda908a86866.jpg

Người qua đường đọc thông tin trên các tấm áp phích và trò chuyện với các học viên về môn tu luyện

Cảm ân Pháp Luân Đại Pháp

Một học viên Pháp Luân Đại Pháp là Trần Quân Phụ và vợ là Hoàng Quỳnh Tuệ mang theo con nhỏ bốn tháng tuổi đến tham gia sự kiện. Lần đầu tiên anh Trần được biết đến Pháp Luân Đại Pháp là từ một giáo sư đại học của anh vào năm 2002, khi đó anh là sinh viên năm thứ hai. Trước đó, anh luôn có tâm lý đố kỵ và bất mãn nhưng không biết phải làm gì để thay đổi. Anh kể lại: “Nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn đã giúp tôi rất nhiều. Tôi không còn tâm trạng phiền muộn và cũng có thể giải quyết tốt mọi việc ở trường đại học, rồi sau đó là cao học và bây giờ là tại nơi làm việc”.

e738f6dcbf525aa87129aa23f0e2eb97.jpg

Hoàng Quỳnh Tuệ cùng chồng là Trần Quân Phụ đã chia sẻ rằng môn tu luyện đã giúp họ cải thiện sức khỏe và đề cao tâm tính

Cô Hoàng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2003 từ người mẹ của mình. Cô nói: “Khi mẹ khuyên tôi đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân, tôi mới học năm thứ hai đại học.” Cô Hoàng nói rằng cuốn sách và pháp môn tu luyện đã giúp cô tìm được hướng đi cho cuộc sống của mình. Khi chứng kiến một số đồng nghiệp dường như bị mất phương hướng và luôn trong tâm trạng lo âu rối bời, cô thấy bản thân mình quá may mắn khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Việc tu luyện cũng giúp họ rất nhiều trong đời sống gia đình. Cô Hoàng chia sẻ: “Khi chúng tôi có những quan điểm khác nhau, hầu hết thời gian chúng tôi sẽ hướng nội để tìm thiếu sót ở chính bản thân mình và sau đó vấn đề tự nhiên được giải quyết”.

Cô Dương Huệ Hoài, một sinh viên cao học chuyên ngành lịch sử của trường Đại học Quốc gia Kị Nam bắt đầu tu luyện pháp Luân Công là nhờ người mẹ của mình. Cô kể: “Do sức khỏe của mẹ tôi rất kém nên bà thường tìm đọc rất nhiều các loại sách, từ các môn khí công sức khỏe cho đến những triết lý tâm linh”. Năm 1999, một học viên đã giới thiệu cho mẹ tôi pháp môn Pháp Luân Đại Pháp. Do hiếu kỳ, cô Dương cũng đọc sách và thấy rằng nội dung cuốn sách rất uyên thâm. Một thời gian ngắn sau đó, sức khỏe của mẹ cô tốt lên rõ rệt và điều đó khiến cô Dương tăng thêm tín tâm để bắt đầu tu luyện.

6d52b86f9c3d66c3fcfa7405bb9b75a0.jpg

Cô Dương Huệ Hoài, sinh viên cao học chuyên ngành lịch sử biết đến Pháp Luân Đại Pháp từ người mẹ của mình

Cô Dương cầm một tấm biểu ngữ cho Đoàn nhạc Tian Guo và đi bộ trong điều kiện thời tiết mưa gió nhưng cô nói rằng cô không cảm thấy lạnh. Cô nói: “Tôi cảm thấy bản thân mình rất may mắn khi được thực hành theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Việc tu luyện sẽ mang lại những năng lượng tích cực và tôi hy vọng nhiều người hơn nữa có thể được thụ ích từ môn tu luyện.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/2/5/360461.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/2/6/167839.html

Đăng ngày 13-2-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share