Bài viết của Lục Nam

[MINH HUỆ 20-01-2004] Rất nhiều đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục hiện đang vô gia cư và buộc phải sống lưu lạc do cuộc bức hại vì vậy họ thường phải tự chứng thực Pháp và giảng chân tướng mà không có những học viên khác ở xung quanh để chia sẻ. Đối với họ, việc đọc các bài chia sẻ kinh nghiệm và những bài viết trên Minh Huệ là đặc biệt quan trọng. Hiện nay có tồn tại một số vấn đề về phương diện tình cảm đang can nhiễu đến các học viên và việc có thêm thể hội chia sẻ dựa trên những thể ngộ về Pháp là rất cần thiết.

Các học viên đã nêu ra rất nhiều câu hỏi liên quan đến phương diện tình cảm. Ví dụ, các đệ tử Đại Pháp có thể ly hôn khi mối quan hệ của họ bị rạn nứt không? Khi vợ hoặc chồng của một đệ tử Đại Pháp, những người mà không tu luyện yêu cầu ly hôn bởi vì họ không chịu đựng được áp lực từ cuộc bức hại của Giang hay do những mâu thuẫn cá nhân, sự khác biệt về tín ngưỡng hay mối quan hệ bị rạn nứt, các đệ tử nên làm gì? Liệu một đệ tử Đại Pháp có thể ly hôn bởi những vấn đề như mâu thuẫn cá nhân, sự khác biệt về tín ngưỡng hay do những mối quan hệ đã bị rạn nứt hay không? Một người sẽ phải ứng xử như thế nào trong tình huống mà cả hai bên đều đồng ý ly hôn nhưng không thể thông qua thủ tục pháp lý bởi cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính phủ? Liệu người đó có thể yêu một người khác trong tình huống khi mà tình trạng hôn nhân của họ chỉ còn tồn tại trên giấy tờ hay không? Một học viên có thể làm gì khi người đó không có chứng minh nhân dân hay sổ hộ khẩu để đăng ký kết hôn với người mình yêu? Làm thế nào để hoàn thiện được thủ tục pháp lý và tổ chức lễ cưới đối với những người hiện đang sống cùng nhau mà không có giấy đăng ký kết hôn? Những câu hỏi như vậy vẫn luôn được nêu ra. Một số học viên đã cân nhắc làm thế nào có thể ứng xử phù hợp trong những tình huống như thế này mà vừa tuân theo Pháp lý của Sư Phụ, vừa phù hợp với hoàn cảnh của người thường mà đồng thời vừa phá vỡ sự đàn áp cũng như an bài tà ác của tà ác.

Thực sự rất dễ trả lời cho những vấn đề như thế này đối với người không tu luyện. Tuy nhiên là các đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, đó sẽ là một tâm chấp trước nếu một người quá coi trọng vấn đề tình cảm bởi vì vẫn còn những chấp trước của người thường trong tâm của người ấy. Vì vậy, có lẽ trọng tâm của các câu hỏi không phải là làm thế nào để giải quyết vấn đề khi người ta có tâm chấp trước mạnh mẽ như vậy. Có lẽ người đó nên nghĩ lại xem sẽ đối đãi như thế nào đối với những chấp trước của mình dựa trên các yêu cầu của Chính Pháp, và đặt việc cứu độ hết thảy chúng sinh lên ưu tiên hàng đầu.

Tất nhiên, các chủng chấp trước của học viên đều bắt nguồn từ những vấn đề của tâm người thường vẫn còn tồn tại mà chưa tu bỏ được. Việc phải vật lộn với các chủng tâm chấp trước này cũng khá là đau đớn. Tuy nhiên, khi đối mặt với mâu thuẫn, việc nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của Chính Pháp chứ không phải từ quan điểm của người thường phản ánh tầng thứ tâm tính của học viên [chân ngã, tiêu chuẩn đạo đức] và mức độ đồng hoá với Đại Pháp. Đó mới là chân chính thực tu khi một người làm được việc này. Chỉ khi một người đặt tiêu chuẩn cao cho bản thân khi đối mặt với mâu thuẫn, người đó mới có thể vượt qua và bảo trì được sự thanh tỉnh và trí huệ.

Một học viên sẽ nhìn vấn đề phát sinh khác với một người thường

Ví dụ, chúng ta đã từng đề cập đến vấn đề tình cảm vợ chồng. Vợ chồng có một mối quan hệ nhân duyên tiền định. Việc tồn tại mâu thuẫn trong cuộc sống thường ngày là điều rất bình thường. Nếu một học viên có thể kiểm soát được tâm tính và suy nghĩ vấn đề một cách sáng suốt, bất kể vấn đề nào cũng sẽ được giải quyết một cách hoà ái. Nó có thể chuyển dữ hoá lành trong quá trình tu luyện. Vì vậy vấn đề do mối quan hệ rạn nứt sẽ không tồn tại. Nếu không chẳng phải nó cũng chỉ giống như người thường sao?

Thần có những yêu cầu căn bản đối với hôn sự của một người và hôn nhân là điều rất thiêng liêng và vĩ đại. Sau khi kết hôn, liệu người chồng hay người vợ có thể chung thủy với nhau được hay không chính là nền tảng căn bản của một cuộc hôn nhân. Tư tưởng ly hôn được hình thành trong xã hội ngày nay sau khi tiêu chuẩn đạo đức của con người bị trượt dốc. Tình cảm cá nhân hay những cảm xúc thiếu lý trí được dùng như những tiêu chuẩn để đánh giá xem liệu một cuộc hôn nhân có nên tồn tại hay không. Tất nhiên, một số học viên nói rằng họ không thể giữ bình tĩnh được nữa và họ phải theo phương cách của người thường. Và rằng đó là lựa chọn của họ với tư cách là một cá nhân. Trong Đại Pháp không có quy tắc nào dành cho một người thường cả.

Nếu một trong hai vợ chồng không phải là học viên khởi xướng việc ly hôn do áp lực từ cuộc bức hại của bè đảng Giang, tôi nghĩ rằng là các đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, chúng ta nên đặt nỗ lực vào việc cứu độ chúng sinh. Ngay cả trong trường hợp ly hôn, một người vẫn nên cố gắng hết sức để cứu người bạn đời của mình. Ít nhất thì họ có mối quan hệ nhân duyên với chúng ta và cũng đã sống cùng chúng ta trong một thời gian. Trong xã hội ngày nay tiêu chuẩn đạo đức đang trượt dốc một cách nhanh chóng và mọi người nói đến việc bồ bịch hay thậm chí việc chia tay một cách rất thoải mái.

Đối với các đệ tử Đại Pháp độc thân mà yêu nhau và muốn kết hôn nhưng không thể hoàn thiện được thủ tục pháp lý do cuộc bức hại, liệu bạn có thực sự phải kết hôn trước khi kết thúc cuộc bức hại không? Mỗi giây mỗi phút đều vô cùng trân quý đối với việc giảng chân tướng-bạn không thể đợi đến khi kết thúc cuộc bức hại và có một thủ tục kết hôn thật đường hoàng hay sao?

Giữ một thái độ nghiêm túc đối với hôn nhân là một yêu cầu căn bản về đạo đức và là một trong những nền tảng của lòng tự trọng đối với con người. Đó chính là không thuận theo sự an bài của cựu thế lực. Trong thời cổ đại khi tiêu chuẩn đạo đức còn cao, người ta không kết hôn ngay khi họ mới vừa yêu. Những sự kiện lớn trong đời người cần phải được cân nhắc một cách nghiêm túc. Việc thuận theo luân thường đạo lý cũng là một trong những nguyên tắc của con người. Chúng ta hãy lùi lại để cân nhắc kỹ hơn. Thậm chí quan điểm của việc “Nếu tình yêu có thể kéo dài mãi mãi, thì chúng ta cũng không cần ở bên nhau suốt ngày” có thể là một giải pháp tối ưu hơn cho mối quan hệ trong hoàn cảnh đặc biệt hiện nay.

Về an bài của cựu thế lực mà nói, chúng coi chúng ta như những người đang tu luyện cá nhân thông thường mà cả gan can nhiễu đến Chính Pháp. Nếu chúng ta chấp vào những cảm xúc của người thường mà không tuân theo đạo lý mà Thần đặt ra cho con người, chúng sinh sẽ không tôn trọng chúng ta dựa trên tiêu chuẩn đạo đức của chúng ta. Khi các đệ tử Đại Pháp làm không tốt việc cứu người, đó chính là đã rơi vào an bài của cựu thế lực.

Trong khi bị chìm đắm trong cảm xúc, một người rất dễ bị tà ác lợi dụng. Tại Trung Quốc Đại lục, một số điểm sản xuất tài liệu đã bị phát hiện và bị phá hủy do việc đối đãi không đúng đối với các vấn đề về tình cảm của một vài cá nhân các học viên. Những bài học đau đớn này đáng để chúng ta cần phải thận trọng hơn trong tương lai.

Đối với những người chung sống như vợ chồng mà không tổ chức lễ cưới hợp pháp. Các vị Thần của cả cựu vũ trụ và tân vũ trụ đều không thừa nhận đám cưới của họ bởi vì nó vi phạm tiêu chuẩn đạo đức mà Thần đã đặt ra cho con người. Ngay cả khi rất khó để có thể vãn hồi được việc đó, người ấy cũng nên nghĩ cách để sửa sai bằng cách thông báo cho cha mẹ, bạn bè và tổ chức hôn lễ. Điều tối quan trọng là phải sống theo các tiêu chuẩn đạo đức.

Rốt cục, vấn đề tình cảm chỉ là một phần trong hàng nghìn các vấn đề phức tạp mà các đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp phải đối mặt. Về căn bản, đó vẫn chỉ là một câu hỏi cho việc ưu tiên các việc như thế nào và làm thế nào để tu luyện tâm tính.

Trên đây là những quan điểm của cá nhân tôi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/1/20/65359.html

Bản tiếng Anh: https://www.clearwisdom.net/emh/articles/2004/2/17/45180.html

Đăng ngày 13-2-2018. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share