Bài của một phóng viên Minh Huệ tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 06-01-2017] 25 người dân Trung Quốc đã mất mạng trong nửa sau năm 2017 vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, một môn tu luyện cả tâm lẫn thân đang bị chính quyền Trung Cộng bức hại.

Theo báo cáo, trong nửa đầu của năm 2017 đã có 17 người bị tử vong, nâng tổng số người tử vong năm 2017 lên 42 người.

Do sự phong tỏa thông tin của chính quyền Cộng sản Trung Quốc, con số thật sự học viên bị tử vong trong cuộc bức hại có lẽ còn lớn hơn nhiều con số đã xác nhận.

Một danh sách chi tiết gồm 17 học viên bị tử vong trong nửa đầu năm 2017 đã được đăng trong một báo cáo trước đây có tựa đề “Thêm 17 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết trong nửa đầu năm 2017”. Báo cáo này tập trung vào 25 người bị tử vong trong nửa sau năm 2017.

7 học viên bị tử vong trong thời gian thực hiện án tù hoặc chờ truy tố. 18 người còn lại qua đời khi được thả sau lần bắt giữ gần nhất trong những năm qua.

19 nạn nhân bị kết án tù với thời hạn từ 1.5 năm tới 10 năm. Ông Hoàng Quốc Đông ở Mã Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang, chịu 10 năm tra tấn trong khi bị cầm tù vì đức tin của ông. [Sức khoẻ của] ông không hồi phục được do các vết thương và các bệnh tật sau khi được thả vào năm 2011. Ông đã chết vào ngày 31 tháng 10 năm 2017, ở tuổi 66.

Các học viên từ 11 tỉnh và một khu tự trị (Thiên Tân). Tỉnh Liêu Ninh báo cáo 6 người chết, tiếp theo là tỉnh An Huy và Cam Túc (mỗi tỉnh 3 người), Hồ Nam, Cát Lâm, Sơn Đông, và Tứ Xuyên (mỗi tỉnh 2 người), và Thiên Tân, Hồ Nam, Giang Tô, Hắc Long Giang, và Quảng Đông (mỗi nơi 1 người).

Một phụ nữ ở Sơn Đông chết vài ngày sau khi bị bắt

Bà Hình Tây Mỹ từ huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông, bị bắt vào ngày 7 tháng 11 năm 2017. Bà đã chết chỉ vài ngày sau đó tại một bệnh viện địa phương. Gia đình của bà bị cấm chụp ảnh thi thể của bà hay yêu cầu mổ khám nghiệm độc lập. Tới giờ, họ chưa nhận được một giải trình chính thức về nguyên nhân cái chết của bà.

Chính quyền tuyên bố cái chết của người phụ nữ ở Liêu Ninh là “tự nhiên”

Bà Vu Bảo Phương từ thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh, qua đời vào ngày 17 tháng 7 năm 2017, đúng ngày bà được mang tới một bệnh viện địa phương. Hai tuần trước đó, bà Vu, chồng của bà, và con trai họ bị bắt vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.

Chồng của bà, ông Vương Điện Quốc, vẫn bị giam bất hợp pháp và không được gặp vợ từ khi ông bị bắt. Nhà chức trách chưa hề thông báo trực tiếp với ông về cái chết của vợ ông, cũng như không cho ông tổ chức tang lễ. Ông hiện đang tuyệt thực để phản đối.

Con trai họ, anh Vương Vũ, bị đưa tới Bệnh viện Trường Đại để gặp mẹ sau khi bà qua đời. Tuy nhiên, anh không được phép lại gần bà hay chạm vào bà. Anh được thả vào ngày hôm sau, 18 tháng 7.

Trại giam không có đoạn băng ghi hình nào về việc điều trị cấp cứu của bà Vu ở bệnh viện cũng như giấy chứng tử nêu nguyên nhân cái chết.

Tỉnh Tứ Xuyên: Hai học viên Pháp Luân Công chết trong lúc bị giam vài ngày trước năm mới, thi thể bị hỏa táng mà không có sự đồng thuận của gia đình

Bà Nghiêm Hồng Mai ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, bị bắt vào ngày 4 tháng 8 năm 2014, và bị đưa ra mức án bốn năm tù ở Nhà tù Nữ Thành Đô. Bà phát bệnh ung thư nhưng không được bảo lãnh tại ngoại để điều trị y tế. Bà đã chết trong tù vào ngày 28 tháng 12 năm 2017. Ban quản lý nhà tù từng tuyên bố rằng họ sẽ hỏa táng thi thể bà ngay nếu bà chết trong thời gian giam giữ. Họ đã biến lời đe dọa thành sự thật sau cái chết của bà.

Bà Hồ Hà ở Sùng Châu, tỉnh Tứ Xuyên, bị bắt vào ngày 18 tháng 7 năm 2015, và bị kết án tù giam ở Nhà tù Long Tuyền (thời hạn tù chính xác của bà vẫn đang được điều tra). Bà bị tra tấn tàn bạo và khả năng bị cho dùng thuốc. Bà đã chết trong bệnh viện nhà tù vào ngày 19 tháng 12 năm 2017, ở tuổi 55.

Một người đàn ông ở Thiên Tân bị tra tấn đến chết trong trại giamÔng Dương Ngọc Vĩnh ở Thiên Tân bị bắt vào ngày 7 tháng 12 năm 2016 và đã chết vào ngày 11 tháng 7 năm 2017, trong thời gian bị giam giữ.

Những người cung cấp tin cho biết ông Dương bị tra tấn tàn bạo trong trại giam địa phương. Cảnh sát Lưu Triệu Cương đã tát vào mặt ông rồi cho 13 tù nhân đánh đập ông cho đến khi ông bất tỉnh. Họ còn quấy rối tình dục ông, cấu cơ quan sinh dục và cắn vào ngực ông.

Khi cảnh sát mang ông Dương tới bệnh viện vào lúc 3h40 chiều ngày 11 tháng 7, các bác sỹ nói rằng nội tạng của ông không hoạt động được nữa. Gia đình ông không được thông báo cho tới 6h chiều hôm đó. Khi tới Bệnh viện Y học cổ truyền Vũ Thanh, họ trông thấy cảnh sát khắp nơi. Họ cũng phát hiện rằng ông Dương không còn thở và thi thể của ông chuyển màu xanh đen.

Một người ở An Huy chết vì đột quỵ khi thi hành án 4 năm tù

Ông Diệp Quang Bình ở thành phố Lục An, tỉnh An Huy, bị bắt vào ngày 7 tháng 9 năm 2015 và bị kết án 4 năm tù vài tháng sau đó. Ông được chuyển tới Nhà tù Sùng Châu vào tháng 10 năm 2016.

Ngày 8 tháng 10 năm 2017, gia đình ông được thông báo là “sớm hôm đó, ông đột nhiên bị hôn mê vì huyết áp cao và được chuyển gấp tới Bệnh viện Hoàn Bắc.”

Ông Diệp đã chết vài ngày sau đó. Gia đình ông phát hiện lưng ông bị tím bầm, nhưng lãnh đạo nhà tù cấm họ chụp ảnh hoặc xem bệnh án của ông. Một nhân viên pháp y xác nhận là không có bằng chứng ông bị đánh đập.

Cựu trung úy quân đội bị ngược đãi đến chết khi đang bị cầm tù lần hai vì đức tin của mìnhÔng Vương Hữu Giang, cựu trung úy quân đội ở thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc, đã chịu các hình thức ngược đãi từ khi ông vào Nhà tù Lan Châu ngày 17 tháng 3 năm 2014. Ông thường bị đánh đập, sốc điện, hoặc bị ra lệnh lao động nặng mà không được trả tiền, buộc phải đứng trong thời gian lâu, cấm ngủ và sử dụng nhà vệ sinh, và gia đình bị từ chối thăm nom cũng như không được mua nhu yếu phẩm. Đôi khi, lính canh nhà tù mỗi hôm chỉ cho ông một cái bánh bao hấp nhỏ và một cốc nước, liên tục như thế trong nhiều ngày liền.

Khi ông Vương phản đối sự ngược đãi phi nhân tính, ông bị tống vào phòng biệt giam và bị một số tù nhân giám sát cả ngày. Ông không được giao tiếp với những tù nhân khác.

Do bị ngược đãi lâu ngày, ông Vương đã bị kiệt quệ. Ông bị xuất huyết não vào ngày 2 tháng 7 năm 2015, và bị đưa tới bệnh viện địa phương. Cán bộ nhà tù không thông báo với gia đình ông cho tới khi bệnh viện báo tin ông đã rơi vào tình trạng nguy kịch sau đó 10 ngày.

Một đội trưởng phụ trách ông Vương đã lừa gia đình ông ký vào một biên bản thỏa thuận bằng cách hứa hẹn cho họ gặp ông Vương. Gia đình ông đã ký biên bản nhưng vẫn không được gặp người nhà của họ ở bệnh viện. Sau đó, biết rằng bên trái cơ thể ông Vương đã bị liệt sau khi bị đột quỵ và ông hoàn toàn mất khả năng đi lại.

Cha ông Vương nhận được một cuộc gọi từ nhà tù vào ngày 24 tháng 6 năm 2017, thông báo rằng ông Vương bị chảy nhiều máu. Ông lão vội vã tới bệnh viện, nhưng lại phải chứng kiến cái chết của con trai ông một tuần sau đó vào ngày 1 tháng 7.

Một người ở An Huy chết sau khi được thả 10 ngày

Ông Lý Minh Tường ở huyện Lâm Tuyền, tỉnh An Huy, bị bắt vào ngày 29 tháng 5 năm 2017. Huyết áp của ông tăng vọt tới mức nguy hiểm trong thời gian bị giam, nhưng đến ngày 9 tháng 7, ông mới được thả. Ông đã mất sau đó 10 ngày.

Một người đàn ông Liêu Ninh qua đời sau khi ra tù ba tuần

Một người đàn ông 63 tuổi ở thành phố Trầm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đã chết sau ba tuần khi mãn hạn tù ba năm.

Ông Lộ Viễn Phong bị bắt vào ngày 9 tháng 11 năm 2014, sau khi bị báo cáo vì phân phát tài liệu phơi bày cuộc bức hại của chính quyền Cộng sản Trung Quốc với Pháp Luân Công.

Ngay sau ông bị kết án ba năm tù, lính canh ở Nhà tù Bổn Khê đã đánh ông, sốc điện ông bằng dùi cui, và ép ông phải ngồi xổm trong thời gian dài. Họ còn không cho gia đình thăm nom.

Ông Lộ sau đó bị đột quỵ, nhưng nhà tù không cho ông được điều trị y tế tử tế. Khi họ đón ông vào ngày 19 tháng 11 năm 2017, gia đình ông thấy ông bị nói líu lưỡi và không đi lại được bình thường.

Ngày 9 tháng 12, ông đột nhiên bị hôn mê và chết sau đó vài giờ.

Một phụ nữ Hồ Nam chết sau một tháng bị kết án tù

Một công dân huyện Thạch Môn, tỉnh Hồ Nam, đã chết chỉ chưa đầy một tháng sau khi bị kết án ba năm tù vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.

Bà Chu Quế Lâm, 53 tuổi, liên tục bị giam giữ vì tu luyện Pháp Luân Công từ khi cuộc bức hại bắt đầu năm 1999. Chồng bà phải ly dị bà vì áp lực, và cấp trên của bà đã cho bà nghỉ việc.

Lần gần đây nhất bà Chu bị bắt giữ là cuối tháng 7 năm 2017, khi bà đi mua đồ tạp hóa. Cảnh sát đã đưa bà tới trại giam địa phương vào ngày hôm sau, nhưng họ đã thả bà dưới dạng bảo lãnh khi xét nghiệm y tế bắt buộc cho thấy bà bị cao huyết áp bất thường. Họ cử hai cảnh sát đứng bên ngoài nhà bà để theo dõi bà. Mười hôm sau, tòa án địa phương kết án bà ba năm tù.

Do huyết áp của bà vẫn cao, bà được hoãn thi hành bản án. Tuy nhiên, cảnh sát vẫn trực bên ngoài nhà bà.

Tình trạng sức khỏe của bà Chu ngày càng tệ. Bà bị một cơn đột quỵ và qua đời vào 31 tháng 8.

Một phụ nữ ở Hà Nam được thả khi đã rơi vào tình trạng thập tử nhất sinh, và qua đời không lâu sau khi đưa về nhà

Một người phụ nữ ở Châu Khẩu, tỉnh Hà Nam, bị kết án tù vì đức tin của bà, đã qua đời chưa đầy hai tháng sau khi được thả dưới diện bảo lãnh tại ngoại để điều trị y tế.

Bà Tề Tố Hoa, khoảng 55 tuổi, bị bắt lần gần đây nhất là cuối năm 2016 vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Đây không phải là lần đầu tiên bà bị bắt vì đức tin của bà.

Bà bị bắt lần đầu vào năm 2013 và bị ép nộp 5.000 tệ tiền phạt thì mới được thả ra. Hai năm sau, bà lại bị cảnh sát bắt và đòi hơn 90.000 tệ để được trả tự do.

Bà Tề bị kết án tù sau lần bắt cuối, nhưng thời hạn tù của bà vẫn đang được điều tra.

Lính canh tại Nhà tù Nữ Tân Hương thường xuyên tra tấn bà Tề. Không lâu sau đó, bà đã bị kiệt quệ. Bà được thả vào tháng 6 năm 2017 trong tình trạng hấp hối.

Bà Tề phải nhập viện hơn một tháng sau khi được thả, nhưng đã quá muộn. Bà qua đời không lâu sau đó. Gia đình bà Tề bị đe dọa không được tiết lộ thông tin về cái chết của bà cho những người khác.

Mẹ qua đời sau bảy tuần được tại ngoại để trị bệnh, con trai bị cảnh sát bắt tại lễ tang để ngăn cản anh đi tìm công lý cho bà

Một công dân ở Lan Châu, tỉnh Cam Túc, bị giam vì tu luyện Pháp Luân Công không được bảo lãnh tại ngoại để điều trị y tế cho tới khi bà rơi vào tình trạng nguy kịch. Bà đã qua đời bảy tuần sau đó, còn con trai bà bị bắt tại nơi giữ xác của bà để ngăn anh đi tìm công lý cho bà.

Bà Thịnh Xuân Mai và chồng bà, ông Trần Đức Quang, bị bắt vào ngày 6 tháng 11 năm 2011, vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Cả hai người đều bị kết án chín năm tù vào ngày 9 tháng 8 năm 2013.

Bà Thịnh bị tra tấn dã man ở Nhà tù Nữ tỉnh Cam Túc nên sức khỏe bà liền bị suy sụp. Bà bị bệnh viêm túi mật, cao huyết áp, và tiểu đường, nhưng nhà tù liên tục từ chối yêu cầu bảo lãnh y tế của bà. Bà bị hôn mê vào tháng 5 năm 2017 và được chuyển tới phòng cấp cứu. Thậm chí đến mức đó mà các cán bộ nhà tù vẫn bảo gia đình bà là bà chưa bệnh nặng tới mức được bảo lãnh y tế.

Mấy tháng sau, bà Thịnh rơi vào tình trạng nguy kịch. Quản lý nhà tù cuối cùng đã thả bà dưới diện bảo lãnh y tế vào ngày 23 tháng 8. Bà đã mất vào ngày 12 tháng 11 ở tuổi 65, trong khi chồng bà vẫn bị giam tại Nhà tù Lan Châu.

Thi thể của bà Thịnh được để tại Nhà Tang lễ Hoa Lâm Sơn. Năm cảnh sát đã tới vào đêm 13 tháng 11 và ở đó cho tới sáng hôm sau, chỉ khi con trai bà Thịnh, anh Trần Thịnh Hoa đang ở đó. Họ đã bắt người thanh niên trẻ và mang anh tới Công an quận Hồng Cổ và thẩm vấn anh cho tới 11h đêm hôm đó.

Một phụ nữ Hà Nam chết chưa đầy hai tháng sau khi bị bắt

Bà Khổng Ái Bình ở thành phố Châu Khẩu, tỉnh Hà Nam bị bắt vào ngày 20 tháng 7 năm 2017, và bị kết án ba năm tù, nhưng được hoãn thi hành án ba năm. Bà liên tục bị sách nhiễu sau khi được thả. Bà mất vào ngày 14 tháng 9 năm 2017 bà chỉ còn có 36kg.

Bà cụ 79 tuổi ở Sơn Đông chết sau 8 tháng bị cầm tù

Trước khi bị giam vào cuối tháng 9 năm 2016 vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, bà Đổng Vĩnh Tuệ ở Tân Châu, tỉnh Sơn Đông, từng rất khỏe mạnh và nhanh nhẹn; bà có thể đạp xe ba bánh ra chợ hàng ngày.

Chỉ 8 tháng sau, vào ngày 2 tháng 7 năm 2017, khi các con bà đến thăm thì đã không thể nhận ra bà. Bà sụt gần 32kg, không đứng được khi không có người giúp, và gần như không thể nói được.

Con bà Đổng đưa bà về nhà để điều trị y tế. Sau vài lần nhập viện, bà đã qua đời vào ngày 11 tháng 8. Lúc đó, bà 79 tuổi.

Một phụ nữ ở Cát Lâm chết chưa đầy hai tháng sau khi được thả dưới diện bảo lãnh y tế

Bà Hoắc Nhuận Chi nói lảm nhảm và đầy vết thâm tím khi được đưa về nhà bằng xe cấp cứu của nhà tù. Ngày nào bà cũng kêu la đau đớn và qua đời sau đó chưa đầy hai tháng.

Công dân huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm, bị bắt vào tháng 3 năm 2016. Không lâu sau, bà bị kết án ba năm ở Nhà tù Nữ tỉnh Cát Lâm.

Bà Hoắc bị ngược đãi cả về thân thể lẫn tinh thần dưới nhiều hình thức trong thời gian bị cầm tù. Bà bị đánh đập tàn tệ và thương tích đầy mình, cả hàm răng bị lung lay. Bà cũng bị cao huyết áp và sau đó bị chẩn đoán ung thư ruột kết.

Mãi đến cuối tháng 4 năm 2017, nhà tù mới báo tin cho gia đình bà Hoắc về kết quả chẩn đoán ung thư ruột kết của bà. Người nhà của bà đã lập tức yêu cầu thả bà, nhưng không được.

Con trai bà Hoắc tới thăm bà trong tù vài tuần sau đó và được yêu cầu nộp đề nghị bảo lãnh y tế thay cho mẹ của anh. Một lính canh bảo anh rằng họ không muốn thấy bà chết trong tù.

Tuy nhiên, yêu cầu bảo lãnh y tế đi kèm một điều kiện, đó là bà Hoắc phải ký các tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Khi bà từ chối ký, lính canh cầm tay bà mà viết tên bà vào văn bản.

Bà Hoắc được đưa về nhà vào ngày 16 tháng 8 và mất ngày 14 tháng 11 ở tuổi 72.

Cái chết của bà đã chấm dứt hàng thập kỷ thống khổ do bị tù giam chỉ vì đức tin của bà. Trước lần cuối cùng bị bắt, bà đã bị giam nhiều lần và một lần bị kết án 15 tháng lao động cưỡng bức.

Một phụ nữ ở Liêu Ninh qua đời sau 87 ngày được tại ngoại để trị bệnh

Một công dân ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, phải thi hành án vì đức tin của bà, đã được thả nhờ bảo lãnh y tế sau khi bị tù nhân đánh đập tàn tệ và bị xuất huyết. Bà mất sau đó 87 ngày.

Bà Cảnh Nhân Nga, 61 tuổi, bị bắt vào ngày 28 tháng 10 năm 2015, vì nộp đơn tố cáo cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân vì tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Công. Cảnh sát địa phương đã gọi bà trước đó một tháng để xác nhận rằng bà đã nộp hồ sơ kiện Giang. Bà Cảnh đã giải thích rằng bà kiện Giang vì không có luật nào ở Trung Quốc quy kết Pháp Luân Công là phạm pháp.

Bà Cảnh sau đó bị kết án bốn năm tù. Gia đình bà không biết bà đã bị xét xử ở đâu hay khi nào mà chỉ biết qua một số nguồn tin bên trong rằng bà đã bị đưa tới Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh.

Gia đình bà cũng biết rằng bà thường xuyên bị ngược đãi trong tù. Lính canh không cho bà ngủ hay đi vệ sinh. Họ cũng thường ép bà phải đứng trong thời gian lâu.

Bà Cảnh bị một nhóm tù nhân đánh đập vài lần khoảng giữa năm 2017 và bị xuất huyết. Quản lý nhà tù đòi gia đình bà 20.000 tệ phí điều trị y tế. Sau khi chi 6.000 tệ tiền điều trị, họ trả lại phần còn lại cho gia đình bà và thả bà ra dưới diện bảo lãnh y tế vào ngày 28 tháng 7 năm 2017.

Gia đình bà Cảnh được bảo là bà chỉ còn sống được 4 tháng. Họ đưa bà thẳng tới một bệnh viện địa phương sau khi đón bà từ nhà tù. Bà được trả về chỉ vài tháng sau đó nhưng lại được nhập viện vào ngày 10 tháng 10 năm 2017. Bà mất tại bệnh viện vài hôm sau, vào lúc 5h sáng ngày 22 tháng 10.

Một phụ nữ Quảng Đông chết sau vài tháng bị bắt giữ, khả năng do bị đầu độc

Một phụ nữ khỏe mạnh ở thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông bắt đầu bị nôn mửa và đi ngoài nghiêm trọng chỉ 10 ngày sau khi bị bắt. Các triệu chứng của bà vẫn tiếp diễn trong vòng ba tháng sau khi bị giam, và bà nghi ngờ là đã bị đầu độc. Bà qua đời hai tháng sau khi được thả.

Bà Phùng Quyên cho biết Pháp Luân Công đã phục hồi được sức khỏe của bà và cải thiện mối quan hệ với mẹ chồng bà vào giữa những năm 1999. Bà chưa bao giờ từ bỏ đức tin của mình sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công năm 1999. Bà cũng sử dụng các loại phương tiện để thông tin cho công chúng về cuộc bức hại phi pháp, bởi vì không có luật nào ở Trung Quốc cấm Pháp Luân Công.

Bà bị bắt giữ vào ngày 29 tháng 4 năm 2017, khi đang treo một biểu ngữ Pháp Luân Công. Cảnh sát đã lục soát nhà bà đêm đó và tịch thu các sách Pháp Luân Công của bà và các tài liệu cũng như những vật dụng cá nhân khác.

Cảnh sát địa phương đã thẩm vấn bà hai ngày trước khi đưa bà tới Trung tâm Tẩy não Tam Thủy, một công cụ ngoài pháp lý sử dụng để giam các học viên Pháp Luân Công.

Bà Phùng từ chối từ bỏ Pháp Luân Công theo yêu cầu của lính gác trung tâm tẩy não. Bà xuất hiện triệu chứng bất thường không lâu sau đó. Bà liên tục nôn và phải chạy vào nhà vệ sinh. Chỉ sau vài tháng, bà đã bị sụt cân nghiêm trọng.

Bà không phục hồi được sau khi được thả vào đầu tháng 8. Bà nói với gia đình bà rằng đồ ăn và nước được đưa cho bà ở trung tâm tẩy não có thể bị trộn thuốc. Bà được chẩn đoán suy tạng và qua đời vào ngày 1 tháng 10 ở tuổi 67.

Cựu quản lý khách sạn qua đời sau nhiều năm bị đầu độc ở nhà tù

Bà Chu Duy Anh ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, bị bắt vào tháng 6 năm 2011 và vài tháng sau đó bị kết án 8 năm tù.

“Bà không thể ngẩng đầu lên, mất thị lực, và không tự đi lại được.” Điều này là con trai bà Chu kể về bà sau khi cậu thăm bà trong tù vào năm 2013.

Con trai bà nhớ là lính canh tại Nhà tù Nữ Tô Châu Số 3 cho biết “Mẹ cậu đủ tiêu chuẩn để bảo lãnh y tế, nhưng chúng tôi không thể để bà ấy đi vì bà ấy không chịu từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công.”

Con trai bà Chu sau này mới biết tình trạng sức khỏe của mẹ anh chủ yếu là do liên tục bị đầu độc tại nhà tù. Lính canh cũng tra tấn bà thường xuyên. Cổ của bà bị gãy sau khi bị đánh đập. Vào tháng 10 năm 2015, bà bị mù, tứ chi vô lực. Bà cũng bị liệt.

Nhà tù vẫn từ chối hỗ trợ y tế hay phê chuẩn cho bảo lãnh y tế. Mãi tới vài tháng sau đó, họ mới thả bà khi thấy bà đang trong cơn thập tử nhất sinh. Tình trạng của bà Chu ngày càng tồi tệ sau khi bà về nhà vào ngày 30 tháng 6 năm 2017.

Bà mất tầm tháng 10 năm 2017.

Một phụ nữ Giang Tây chết 3 tháng sau khi được thả ra khỏi nhà tù

Bà Đường Tịnh Mai ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, bị kết án hai năm tù vào ngày 24 tháng 3 năm 2015. Bà được thả vào ngày 23 tháng 3 năm 2017, và mất vào ngày 7 tháng 7. Bà thọ 66 tuổi.

Một phụ nữ ở tỉnh Cam Túc chết sau khi được thả dưới diện bảo lãnh y tế

Bà Vạn Minh Phân ở huyện Cảnh Thái, tỉnh Cam Túc, lần đầu bị bắt giữ vào cuối tháng 5 năm 2012 và được bảo lãnh ra 37 ngày sau đó. Bà bị kết án ba năm tù vào tháng 10 năm 2014, đơn kháng án của bà bị từ chối vào tháng 1 năm 2015.

Bà bị đưa tới Nhà tù Nữ Lan Châu vào ngày 4 tháng 2 năm 2015. Do lính canh thường xuyên ngược đãi bà nên sức khỏe của bà nhanh chóng bị sa sút, bà thường cảm thấy đau ở vùng bụng. Hai tuần sau khi được thả, bà phải cấp tốc nhập bệnh viện của nhà tù do cơn đau đột ngột.

Bà được thả vào ngày 28 tháng 12 năm 2016. Gia đình bà đưa bà tới Bệnh viện Ung thư tỉnh Cam Túc vào ngày hôm sau. Ở đây, bà được chẩn đoán ung thư. Bà mất vào ngày 30 tháng 7 năm 2017.

Một nữ học viên tỉnh Liêu Ninh qua đời trong Trại tạm giam do bị tra tấn

Bà Điền Thái Anh ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, bị bắt vào ngày 22 tháng 4 năm 2016. Bà vốn rất khỏe mạnh khi bị đưa tới trại giam Phủ Thuận ngay sau khi bị bắt, nhưng sức khỏe của bà nhanh chóng suy sụp ở trại giam. Bà bị đau cổ, mắc bệnh gan, thận. Bà yêu cầu được bảo lãnh y tế nhưng đã bị từ chối.

Vào tháng 11 năm 2016, bà Điền bị đưa tới bệnh viện bốn lần và được chẩn đoán bị lao bạch huyết. Bất chấp tình trạng sức khỏe của bà, bà đã bị tòa án quận xét xử kín, bất hợp pháp mà gia đình không hay biết và bị kết án 7.5 năm tù giam, trong đó, năm đầu tiên là được tại ngoại. Ngày xử chính xác của bà vẫn đang được điều tra.

Bà Điền gầy rộc đi và rất yếu khi chị gái bà đưa bà về nhà vào giữa tháng 12 năm 2016. Bệnh tật trầm trọng, cộng với sự sợ hãi bị đưa trở lại nhà tù và sự căng thẳng vì mất mát tài chính đã vượt quá sức chịu đựng của bà Điền. Bà đã qua đời vào ngày 2 tháng 8 năm 2017, ở tuổi 59.

Một người đàn ông ở Liêu Ninh chết sau khi thi hành án tù 9 năm

Ông Lưu Tiểu Minh ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh bị bắt vào ngày 1 tháng 3 năm 2003, và sớm bị kết án 9 năm tù ở Nhà tù Trầm Dương Số 1, ở đó, ông bị tra tấn tàn bạo. Lính canh đánh ông và bắt ông phải lao động khổ sai. Các tù nhân có lần đi tiểu vào bát cơm của ông. Một lần khác, họ ném ông ra sân sau dưới thời tiết -20 độ C.

Ông bị đi ngoài và mắc bệnh lao trong thời gian bị cầm tù. Sau khi được thả vào năm 2012, ông vẫn không phục hồi được. Ông mất vào ngày 3 tháng 7 năm 2017, ở tuổi 66.

Một người đàn ông ở Hắc Long Giang qua đời sau cả thập kỷ bị cầm tùÔng Hoàng Quốc Đông ở Mã Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang, đã phải chịu 10 năm tra tấn trong khi bị cầm tù vì đức tin của mình. Ông không thể phục hồi được sức khỏe vì bệnh tật và những vết thương do bị tra tấn sau khi được thả vào năm 2011. Ông đã mất vào ngày 31 tháng 10 năm 2017 ở tuổi 66.

Một người đàn ông ở Cát Lâm chết sau thời gian dài bị ngược đãi.

Ông Vương Kỳ Gia ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, bị bắt vào ngày 9 tháng 3 năm 2016, và bị giam 10 ngày. Cảnh sát đã liên tục sách nhiẽu ông tại nhà sau khi ông được thả. Ông mất vào ngày 22 tháng 11 năm 2017, vì bị áp lực to lớn về thể chất và tinh thần. Ông mất lúc 71 tuổi.

Danh sách đầy đủ các học viên Pháp Luân Công đã chết vì cuộc bức hại vào năm 2017 (bản tiếng Anh)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/1/6/2017-359334.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/1/7/167508.html

Đăng ngày 6-2-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share