Bài viết của một học viên tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-10-2017] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp năm 1999 và trở nên tốt hơn ở rất nhiều phương diện. Tôi từng rất ích kỷ, động cơ tu luyện của tôi không phải là để cứu người mà là để thoát khỏi luân hồi và đạt viên mãn.

Tôi học võ từ khi còn nhỏ và thường ước mơ trở thành một vị anh hùng. Tôi tin vào luân hồi và có rất nhiều câu hỏi về ý nghĩa của kiếp nhân sinh.

Tôi đã giải đáp được hết thảy những khúc mắc của mình qua cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Trong vòng ba tháng, những vấn đề sức khỏe từng dày vò tôi trong nhiều năm đã biến mất. Tuy nhiên, tôi vẫn chấp trước vào việc đạt được viên mãn.

Su phụ giảng:

“Tu không dựa trên Pháp, bản thân việc thừa nhận bức hại cũng là không cách nào tu lên cao hơn được đâu, càng không đạt được tiêu chuẩn đệ tử Đại Pháp.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc” trong Giảng Pháp tại các nơi V)

Tuy nhiên, tôi đã hoàn toàn không hiểu được điều mà Sư phụ muốn ở chúng ta là sự vị tha.

Tôi bị giam giữ

Khi cuộc bức hại mới bắt đầu, tôi muốn trở thành một anh hùng. Tôi đã nhầm lẫn khi nghĩ rằng một người phải chịu đựng khảo nghiệm thông qua cuộc bức hại để đạt được một tầng thứ cao hơn và viên mãn. Khi tôi giăng biểu ngữ trên Quảng trường Thiên An Môn, cảnh sát đã đánh tôi, đưa tôi đến một trại tạm giam, và tra tấn tôi.

Mục đích của tôi khi chịu sự tra tấn là hoàn toàn ích kỷ: Tôi nghĩ rằng mình có thể đạt được viên mãn bằng cách chịu đựng. Hết thảy mọi suy nghĩ và hành động của tôi trong khi tôi đang bị bức hại đều chỉ tập trung vào sự viên mãn. Nhiều lần tôi bị treo lên và bị đánh bất tỉnh. Tinh thần của tôi cuối cùng đã bị khuất phục và tôi đã thuận theo cảnh sát. Sau khi được thả, tôi cảm thấy đời mình đã kết thúc và hoàn toàn không thể đối mặt với cuộc bức hại.

Trong môi trường khắc nghiệt của trại tạm giam, tâm trí của một người thường sẽ bị xáo động. Đối với đệ tử Đại Pháp, môi trường đó có thể làm ô nhiễm và vấy bẩn tư tưởng của người đó. Việc cưỡng bức tẩy não đã đẩy một số học viên xa rời khỏi Đại Pháp. Việc tra tấn thể xác và tinh thần đối với các học viên nhằm mục đích hủy hoại phẩm giá và niềm tin giữa người với người.

Một học viên mà từ chối hợp tác sẽ bị giam trong một phòng giam biệt lập. Người đó bị buộc phải học thuộc những bài viết phỉ báng Đại Pháp. Người đó cũng trải qua sự suy sụp về mặt tinh thần và khó có thể tự chăm sóc bản thân sau khi người này được thả.

Động cơ tránh cuộc bức hại là ích kỷ

Dưới sự tra tấn không ngừng cả về thể chất và tinh thần, một người phải kiên tín vào Đại Pháp nếu không người đó có thể chệch khỏi con đường tu luyện. Sau khi được thả, tôi sợ rằng nếu mình lại bị tra tấn lần nữa, tôi sẽ từ bỏ và thuận theo những yêu cầu của cảnh sát. Để tránh bị bắt lần nữa, tôi nghĩ rằng mình không nên làm bất cứ việc gì. Để bảo vệ bản thân, tôi đã không tham gia vào bất kể hoạt động giảng chân tướng nào cả. Khi các học viên khác cố gắng giúp tôi, tôi đều từ chối lắng nghe. Tôi đã mất hết niềm tin vào bản thân và không sẵn sàng mạo hiểm để bị bức hại lần nữa.

Tôi cảm thấy rằng bất kể cố gắng thế nào tôi sẽ không bao giờ có thể tu luyện tinh tấn trở lại được. Tôi cảm thấy tinh thần của mình đã bị hủy hoại không thể hồi phục trở lại và rằng mình đã mất đi cơ duyên tu luyện. Tôi nghĩ: “Chẳng quan trọng, dù sao ngộ tính của tôi cũng thấp nên tôi sẽ chẳng bao giờ tu luyện lên được tầng thứ cao hơn.”

Bởi vì hiểu sai Pháp, tôi đã lỡ rất nhiều cơ hội để giảng chân tướng cho mọi người. Khi các hạng mục địa phương cần giúp đỡ, tôi sẽ chỉ tham gia một cách thụ động và làm ở mức ít nhất có thể. Tôi hiếm khi làm ba việc. Tôi cảm thấy chán nản.

Đột phá

Tôi cảm thấy như thể mình đang bị chủng vật chất tăm tối, bất hảo mà đang giữ tôi lại, bao lấy. Tôi biết rằng mình sẽ trở thành một vị Đại Giác nếu tôi có thể phá bỏ được chủng vật chất dơ bẩn này. Khi ấy, đó chính là thể ngộ tại tầng thứ tu luyện của tôi.

Sau này tôi nhận ra rằng thể ngộ của tôi là phát xuất từ cựu vũ trụ. Tôi đã thuận theo cái thứ được gọi là khảo nghiệm của chúng và tôi đã không làm bất cứ việc gì mà tôi nên làm, đó là cứu người. Thay vào đó, tôi đang thuận theo và tu luyện trong sự an bài của cựu thế lực. Tôi đang đặt ra rào cản cho chính con đường tu luyện của mình.

Khi tôi nhận ra điều này, tôi thấy rằng một số học viên khác cũng có những suy nghĩ và hành động giống như vậy. Một số trong họ đang buông lơi bởi vì ngộ sai về Pháp và một số thậm chí còn từ bỏ và dừng tu luyện. Một số đang làm ba việc một cách thụ động. Tôi cũng làm ba việc nhưng tôi không nhiệt tình và cố gắng chủ động cứu người. Tôi biết có điều gì đó không đúng nhưng tôi không biết đó là điều gì và làm thế nào để thực thi tốt hơn. Khi tôi nói chuyện với một số đồng tu, lý do duy nhất đó là “sợ hãi.” Tuy nhiên, giờ đây khi nhìn lại, tôi nhận ra rằng vấn đề căn bản đó là tôi chỉ có một thể ngộ rất nông cạn về Pháp.

Cuối cùng hiểu được trách nhiệm của chúng ta

Sư phụ đã giảng trong “Giảng Pháp ở Pháp hội tại vùng đô thị New York năm 2013”:

“Đệ tử Đại Pháp là có sứ mệnh, mới xưng là “đệ tử Đại Pháp”, không lấy viên mãn cá nhân làm mục đích, là chư vị cần dẫn theo một lô các sinh mệnh viên mãn, do đó nhất định phải đi làm.”

Khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã không nghĩ đến hay hiểu được tính trọng yếu của việc trở thành một đệ tử thời kỳ Chính Pháp. Tôi không hiểu được tầm quan trọng của những gì vượt xa hơn cả việc chỉ tu luyện cá nhân là trợ giúp Sư phụ cứu người.

Khi nhận thức của tôi có sự đột phá, trọng điểm tu luyện của tôi cũng đã thay đổi và cuối cùng tôi đã bước đi trên con đường của hướng tới vô ngã vị tha, cứu độ chúng sinh và tân vũ trụ. Cuối cùng, động cơ tu luyện của tôi đã thay đổi từ một người ích kỷ chỉ chăm lo cho bản thân thành một người sẵn sàng làm bất cứ điều gì có thể để cứu người.

Cuối cùng tôi đã bước ra

Vào năm 2015, tôi đã quyết định đệ đơn kiện cựu lãnh đạo Đảng Cộng Sản Giang Trạch Dân. Ngay cả từ quan điểm của một người thường, việc nộp đơn kiện là điều đúng đắn nên làm. Tôi không làm gì sai cả, nhưng tôi lại bị tra tấn. Các học viên chúng ta nên dùng luật để thỉnh nguyện cho Đại Pháp, và việc khiếu nại là hợp pháp theo luật của Trung Quốc. Từ một góc độ khác, tôi nhận ra rằng Sư phụ đang ban cho những học viên mà chưa bước ra một cơ hội khác để làm tốt hơn và phủ nhận sự an bài của cựu thế lực.

Sư phụ giảng:

“Chư vị có thể bước đi cho chính, chính là chính niệm của chư vị rất mạnh, chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp mà làm, chiểu theo yêu cầu của Sư phụ mà làm, thì chư vị đang phủ định cựu thế lực, chư vị cũng là đang bước đi cho chính con đường của chư vị.” (“Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003”)

Những Pháp lý của Sư phụ đã tiếp thêm cho tôi niềm tin. Nếu tôi làm mọi việc chiểu theo những yêu cầu của Đại Pháp thì chính là tôi đang phủ nhận an bài của cựu thế lực. Tôi tin rằng mình có thể hoàn thành sứ mệnh của mình và tôi thường nhắc nhở bản thân rằng mình là đệ tử Đại Pháp.

Đột phá về thể ngộ

Qua việc đọc Pháp, tôi nhận ra rằng những tư tưởng của tôi trong lúc tôi đang bị giam giữ chính là an bài của cựu thế lực. Thay vì ngay lập tức thanh trừ chúng, tôi đã thuận theo chúng. Trong suốt những năm qua, tôi luôn cảm thấy có lỗi về việc tôi đã thuận theo cảnh sát. Tình huống này chính xác là điều mà cựu thế lực muốn. Chúng cố gắng lợi dụng những niệm đầu bất chính của học viên để hủy hoại họ. Việc tôi bị tra tấn không phải là một phần của Pháp. Sư phụ không cần đến việc các học viên phải bị tra tấn thì mới cứu được người.

Tôi đã nhận ra rằng Đại Pháp thâm sâu như thế nào và rằng việc thiếu niềm tin của tôi trong suốt quá trình bị bức hại bắt nguồn từ việc tôi đã không kiên định tín Sư tín Pháp. Khi tôi thực sự tập trung trong khi đọc Pháp, tôi đã thấy được nội hàm thâm sâu hơn của Pháp và rất nhiều trở ngại trong tâm tôi đã được đả khai.

Tư tưởng của tôi trở nên thuần chính hơn. Việc đọc Pháp đã gia cường tín tâm cho tôi và tôi không còn cảm thấy việc gì là khó nữa. Tôi thấy miễn là mình làm việc chiểu theo những yêu cầu của Đại Pháp và phối hợp với các đồng tu làm tốt ba việc, Sư phụ sẽ trợ giúp cho tôi.

Phối hợp để cứu người

Khi tôi nhận thấy rằng một học viên thực thi không tốt, tôi sẽ giúp đỡ họ. Tôi giúp đỡ các học viên khác lên kế hoạch cho các hạng mục. Chúng tôi giúp đỡ các học viên đề cao trong quá trình tu luyện của mình đồng thời hình thành nên một chỉnh thể vững mạnh và chính điều này đã trợ lực cho chúng tôi trong việc giảng chân tướng cứu người.

Trong vùng chúng tôi, một nhóm tự phát quy tụ từ rất nhiều điểm học Pháp đã được hình thành. Chúng tôi phối hợp cùng nhau để mỗi người trong vùng chúng tôi hay những khu vực lân cận sẽ được nhanh chóng thông báo khi một học viên bị bắt giữ từ đó mà chúng tôi có thể trợ giúp kịp thời. Việc phối hợp cũng cho phép chúng tôi chia sẻ những cách thức hay kỹ thuật mới để nói với mọi người về cuộc bức hại.

Chúng tôi đã tạo dựng được một môi trường rất hữu ích bởi vì khi ở trong nhóm, chúng tôi có thể nâng cao thể ngộ của mình về Pháp. Sau khi nhận thức Pháp sau hơn, tôi đã chủ động tham gia vào các hạng mục. Động cơ của tôi trong khi giúp đỡ mọi người không còn ích kỷ nữa, giờ đây tôi chỉ mong muốn cứu được nhiều người.

Trước khi tôi có sự đột phá trong thể ngộ, vợ tôi phụ trách hạng mục giải cứu các học viên địa phương. Cô ấy thường phải nói chuyện với công an và các công tố viên. Vì lo lắng cho sự an toàn của cô ấy, tôi thường nổi giận với cô ấy. Tôi nghĩ cô ấy làm việc một cách bốc đồng và có một số sơ hở về kỹ thuật trong cách làm các việc của cô ấy. Ví dụ khi cô ấy lái xe của chúng tôi đến đồn công an hay tòa án, tôi sẽ phàn nàn và nói rằng ở đó có rất nhiều máy quay giám sát, giấy phép lái xe của chúng tôi có thể bị ghi lại và chúng tôi có thể sẽ bị theo dõi.

Sự lo lắng cùng những mâu thuẫn mà tôi áp lên cho cô ấy đã tạo thành áp lực và can nhiễu đến việc giải cứu các học viên. Giờ đây, tôi đã chủ động giúp đỡ cô ấy và bổ sung cho những thiếu sót của cô ấy. Vợ tôi và tôi tập trung vào việc bảo trì chính niệm bởi vì chúng tôi biết rằng mình đang thực thi những việc vô cùng thần thánh.

Cuối cùng tôi đã thực sự cảm thấy được kết nối với Pháp. Bất cứ khi nào tôi thấy một hạng mục cần sự trợ giúp, tôi đều rất sẵn lòng. Tôi đã thực sự hiểu được hàm nghĩa của việc coi khổ như hỷ lạc. Giờ đây tôi đã hiểu ra rằng chúng ta đang trợ Sư chính Pháp và tôi có đủ nghị lực để có thể chịu đựng được bất cứ khổ nạn nào.

Cuối cùng tôi đã thoát ra khỏi cái vỏ bọc của sự ích kỷ trong tu luyện cá nhân và thực sự trở nên vị tha! Ngay cả sự tôn kính của tôi đối với Sư phụ cũng khác, nó đã trở nên thiêng liêng và thuần tịnh hơn.

Tôi đã thay đổi từ một người chỉ muốn tu luyện để đạt Viên Mãn trở thành một đệ tử Đại Pháp chỉ mong muốn cứu người.

Đây là một số trải nghiệm tu luyện của tôi. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì chưa phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/10/13/355409.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/12/28/166911.html

Đăng ngày 3-2-2018. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share