Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-12-2017] Trước đây tôi từng có ý định học thuộc Pháp, nhưng khi nhìn vào độ dày của cuốn Chuyển Pháp Luân, rồi nghĩ đến tuổi tác của mình, tôi đã bỏ cuộc. Khoảng đầu năm nay, tôi thường bị phân tâm khi học Pháp. Đây là Đại Pháp của vũ trụ. Các vị Thần cũng đã nói rằng đó là một phương cách hồi thiên. Vậy là tôi quyết định phải học thuộc cuốn sách này.

Thực sự, trong quá trình học thuộc Pháp, người ta sẽ loại bỏ các chấp trước và đề cao hơn trong tu luyện. Rất nhiều quan niệm và thói quen người thường tôi không phát hiện ra trước đây thì trong khi học thuộc Pháp tôi đã nhận ra chúng.

Nhận ra những thiếu sót bản thân qua việc học thuộc Pháp

Trong khi đọc các bài giảng của Sư phụ, nếu tôi tình cờ gặp những lời giảng mà tôi nghĩ mình cần phải lưu tâm, tôi thường chép chúng vào một quyển sổ. Sau khi tôi bắt đầu học thuộc Pháp, tôi nhận ra rằng tôi đang coi Đại Pháp như những bài viết lý thuyết của một người thường. Do tâm truy cầu, tôi đã tùy ý sao chép bất kỳ đoạn Pháp nào mình muốn. Tu luyện là một vấn đề nghiêm túc. Tôi đã thể hiện rằng tôi không kính Sư kính Pháp.

Tôi cũng từng có thói quen sao chép thể ngộ Pháp của các học viên khác và coi chúng như tài liệu tham khảo. Đó là một chấp trước. Năm ngoái tôi đọc một bài chia sẻ tại Pháp hội Trung Quốc đăng trên trang web Minh Huệ. Tôi nghĩ rằng bài viết rất hay và tôi đọc nó rất nhiều lần. Thậm chí tôi còn nói với các học viên khác về bài viết này. Đó thực sự là một vấn đề tâm tính.

Sư phụ giảng:

“Nếu chư vị muốn làm người tu luyện, thì hoàn toàn dựa vào cái tâm của mình mà tu, toàn dựa vào bản thân mà ngộ, không hề có khuôn mẫu.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã sai khi tôn sùng quá mức các học viên khác. Tôi cần thực hành tu luyện với một tâm trí vững vàng và đạt tới viên mãn thông qua nhận thức Pháp của bản thân mình.

Học cách nhìn vào thiếu sót của bản thân thông qua lỗi của các học viên khác

Tôi đã phát sinh mâu thuẫn với một học viên tại nhóm học Pháp. Gần đây, học viên này trải qua nghiệp bệnh và không tham gia học Pháp được. Tôi cùng một học viên khác đã tới thăm cô ấy. Tuy nhiên tôi làm cô khó chịu nên đã không chỉ ra những chấp trước mà tôi thấy ở cô. Khi về đến nhà tôi nhận ra chấp trước muốn làm “người tốt” của mình và ngay lập tức tôi tự nhủ phải thanh trừ nó.

Sau đó tôi được biết vị học viên ấy đã phải nhập viện. Tôi nghĩ về thiếu sót của cô và không ngạc nhiên khi cô gặp khổ nạn này. Ngay lập tức tôi thấy sốc trước niệm đầu của mình và bắt đầu hướng nội. Tôi thấy mình có rất nhiều suy nghĩ tiêu cực đối với học viên ấy.

Ví dụ, người học viên này không chú ý đến an toàn khi sử dụng điện thoại di động. Cô thường mang theo điện thoại đến buổi học Pháp. Tôi đã nhắc nhở cô một vài lần về việc này. Tôi biết tôi đã lo lắng vì tâm sợ hãi của mình. Tôi cũng nhìn thấy điểm yếu của tôi – luôn nhìn vào lỗi của các học viên khác thay vì hướng nội.

Lần học Pháp nhóm sau đó, tôi được cho biết rằng vị học viên ấy đã được xuất viện về nhà. Khi trở về nhà, tôi tự hỏi tại sao tôi không vui khi nghe thấy điều đó. Tại sao tôi lại cảm thấy như thể điều này không liên quan gì đến mình? Tôi nhận ra đó là tâm tật đố. Sư phụ đã giảng về vấn đề tâm tật đố. Tôi lập tức tự nhủ bản thân phải buông bỏ chấp trước này.

Tại lần học Pháp tiếp theo, tôi được biết vị học viên đã tới một bệnh viện khác để điều trị. Tôi hẹn với một học viên khác đi đến thăm cô ấy. Tôi mua một ít đồ ăn và kiểm tra xem cô ấy ở phòng nào. Tuy nhiên, sau đó tôi được báo là cô ấy đã rời bệnh viện và vì thế tôi phải hủy kế hoạch tới thăm cô.

Tôi có chút thất vọng. Tôi tự nhủ: “Tại sao cô ấy lại phải rời bệnh viện một lần nữa. Tôi đã mua đồ ăn cho cô ấy và giờ nó thành đồ bỏ đi”. Tôi liền nhận ra rằng đó là những niệm đầu ích kỷ. Tôi chấp trước vào việc thể hiện cho mọi người tôi là người có năng lực và chu đáo đến thế nào. Tôi nhanh chóng loại bỏ những suy nghĩ dơ bẩn này.

Sư phụ giảng:

“Tôi nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.” (Chuyển Pháp Luân)

Học Pháp tốt chính là chìa khóa để đạt tới viên mãn trong tu luyện.

Khi tôi nghĩ đến việc gặp lại người học viên này tại nhóm học Pháp, tôi đã bật khóc. Chúng tôi từng là đồng nghiệp và rồi trở thành đồng tu. Nhờ Phật ân hạo đãng của Sư tôn, chúng tôi đã có thể chung bước trong giai đoạn cuối cùng của Chính Pháp. Chúng tôi phải trân quý mối duyên này và tinh tấn trong tu luyện.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/12/4/357465.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/12/24/166867.html

Đăng ngày: 8-1-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share