Bài viết của Hạ Quân, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 10-12-2017] Bộ phim tài liệu từng đoạt giải Peabody “Thu hoạch Nhân thể” đã được trình chiếu tại Viện Lập pháp Đài Loan hồi đầu tháng 12 năm 2017. Một diễn đàn thảo luận về tội ác thu hoạch tạng do nhà nước hậu thuẫn ở Trung Quốc cũng đã được tổ chức ngay sau buổi chiếu phim với sự tài trợ của Hiệp hội Cấy ghép tạng Quốc tế Đài Loan và một số nhà lập pháp.

Các khán giả sau khi xem bộ phim đều cho rằng chính phủ Đài Loan cần thông tin rộng rãi vấn đề này cho công chúng và nghiêm cấm hoạt động “du lịch ghép tạng” sang Trung Quốc.

7e49bcc7f0f8ccbe4a010b4ed8a8bc90.jpg

Các nhà lập pháp và các nhà tài trợ tại diễn đàn được tổ chức sau buổi chiếu phim

Nguồn tạng bất hợp pháp tại Trung Quốc

Bộ phim tài liệu đã đưa ra các bằng chứng cho thấy bao nhiêu lượng tạng đã được sử dụng cho các ca cấy ghép là cưỡng bức thu hoạch từ các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù.

58556927f5f8c161a6ac2d30f2d07d91.jpg

Tiến sỹ Đinh Khải Đình, một đại diện của Hiệp hội Cấy ghép tạng

Tiến sỹ Đinh Khải Đình, đại diện của Hiệp hội Cấy ghép tạng trong bài phát biểu tại diễn đàn đã chỉ ra rằng ở Anh, một quốc gia có hệ thống hiến tạng phát triển nhất và tốt nhất hiện nay thông thường cũng phải mất từ 113 đến 118 tuần mới có thể tìm được một lá gan phù hợp với bệnh nhân.

Tiến sỹ Đinh đặt ra câu hỏi: “Ở Trung Quốc, với một số lượng người hiến tạng ít hơn đáng kể, vậy làm thế nào mà thời gian chờ đợi để tìm kiếm tạng phù hợp lại chỉ mất có hai tuần? Điều này cho thấy rằng có những nguồn tạng bất hợp pháp tại Trung Quốc.”

Cô Chu Uyển Kỳ, một luật sư của Hiệp hội Cấy ghép tạng đã kêu gọi chính phủ Đài Loan không đứng về phía Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong vấn đề này. Cô nói rằng cô hoan nghênh dự luật nghiêm cấm du lịch ghép tạng sang Trung Quốc, được thông qua vào năm 2015.

Cô Chu phát biểu: “Đây là một dự luật đầu tiên ở Châu Á về vấn đề này. Nhưng một số người Đài Loan vẫn sang Trung Quốc để cấy ghép tạng. Vấn đề này cần phải được cơ quan thực thi pháp luật giải quyết.”

Ngăn chặn tội ác cưỡng bức thu hoạch tạng chính là trách nhiệm của Đài Loan

4f88e1e386a40c2d0293f62027f36f6b.jpg

Các Ủy viên Lập pháp tại diễn đàn: Ông Trương Hoành Lục (bên trái), Trương Liêu Mặc Kiên (ở giữa) và Hồng Tông Tập (bên phải)

7f0359bbb0734a63fa6dbcec8f047860.jpg

Ông Cao Chí Bằng, một Ủy viên Lập pháp lên án tội ác cưỡng bức thu hoạch tạng

Một số Ủy viên Lập pháp đã lên án tội ác vi phạm nhân quyền này ở Trung Quốc

Ông Hồng Tông Tập bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với sự kháng nghị ôn hòa phản bức hại của Pháp Luân Công.

Ông Cao Chí Bằng nhấn mạnh đến các giá trị mang tính phổ quát về nhân quyền. Ông cho rằng Đài Loan cần phải có trách nhiệm lên tiếng và hướng sự chú ý của cộng đồng quốc tế đến những tội ác này của ĐCSTQ.

Ông Liêu Mặc Kiên cho rằng chính phủ cần có nhiều hoạt động hơn để thông tin tới công chúng về các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề cấy ghép tạng và du lịch cấy ghép.

Hãy để tất cả mọi người đều biết và cùng ngăn chặn cuộc bức hại này

f12c932dd830ad901c06b4c63710f9ea.jpg

Bà Trần, một giáo viên phổ thông đã xem bộ phim tài liệu cùng các học sinh của mình

Bà Trần và học sinh của bà đã rất kinh hoàng trước những thực tế được phơi bày trong bộ phim tài liệu.

Em Giang, một học sinh của bà Trần cho biết buổi chiếu phim rất có ý nghĩa. Em nói rằng sẽ kể cho nhiều người hơn nữa về bộ phim mà em đã xem.

Một học sinh khác đã nói: “Tất cả mọi người đều nên giúp đỡ.” “Các học viên Pháp Luân Công đã phải chịu đựng quá nhiều. Chúng ta cần phải làm điều gì đó.”

Anh Ông Thần Ân, một sinh viên của Trường Đại học Kinh doanh Đài Bắc cho biết anh nghĩ rằng nếu mọi người vẫn tiếp tục giữ im lặng thì cuộc bức hại này có thể còn bị lan rộng sang cả những người không phải là học viên Pháp Luân Công. “ĐCSTQ sẽ không dừng lại nếu như không có ai ngăn chặn nó. Bởi vậy chúng ta cần lên tiếng và để nhiều người hơn nữa biết đến vấn đề này.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/12/10/357711.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/12/16/166766.html

Đăng ngày 26-12-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share