Bài viết của học viên Pháp Luân Công ở Đức

[MINH HUỆ 16-12-2017] Các học viên Pháp Luân Công ở Frankfurt, Đức đã tổ chức một số sự kiện dẫn đến Ngày Nhân quyền Quốc tế (10 tháng 12) nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại đang diễn ra đối với môn tu luyện tinh thần truyền thống ở Trung Quốc. Một buổi thắp nến tưởng niệm đã được tổ chức vào ngày 9 tháng 12, và một chiến dịch kí tên kêu gọi trả tự do cho các học viên bị giam giữ bất hợp pháp ở Trung Quốc diễn ra một ngày trước đó.

ee97b37fc38d96c47a23bdc4892c6b1f.jpg

80046e1232abe7f1f5912659b920247f.jpg

Các học viên Pháp Luân Công tổ chức thắp nến tưởng niệm vào ngày 9 tháng 12 năm 2017 để tưởng nhớ các học viên đã mất đi sinh mạng trong cuộc bức hại 18 năm qua ở Trung Quốc.

Thắp nến tưởng niệm ở trung tâm thành phố Frankfurt

Các học viên đã tổ chức một buổi thắp nến tưởng niệm ở khu chợ Giáng sinh trung tâm thành phố và trung tâm mua bán vào tối ngày 9 tháng 12 năm 2017 để tưởng nhớ những người đã qua đời trong cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Trời lạnh và tuyết rơi nhiều vào ngày hôm trước. Hòa vào nền nhạc của bản Phổ độ và Tế thế, các học viên ngồi trên mặt đất, cầm các tấm di ảnh của các học viên đã mất đi sinh mạng dưới bàn tay của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Nhiều khách bộ hành đã cảm động trước khung cảnh đó. Họ đã dừng lại để chụp ảnh, đọc các tấm áp phích thông tin, và lắng nghe các học viên nói về Pháp Luân Công. Nhiều người đã kí thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại

Một số học viên đã đến Lãnh sự quán Trung Quốc vào sáng ngày 8 tháng 12 để kháng nghị ôn hòa phản đối cuộc bức hại. Họ đã dựng các tấm biểu ngữ lớn với dòng chữ “Chấm dứt bức hại Pháp Luân Công” và “Chấm dứt thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công” dọc lãnh sự quán.

abe770675a25c5596a42dd463508a737.jpg

Học viên Egbert (đầu tiên từ bên phải) và những người khác phản đối cuộc bức hại trước Lãnh sự quán Trung Quốc.

Trong 16 năm qua, các học viên ở Frankfurt đã duy trì việc kháng nghị ôn hòa trước lãnh sự quán bất kể gió mưa, mùa đông hay mùa hè.

Egbert, một học viên 79 tuổi, đến lãnh sự quán vào thứ Sáu hàng tuần với các biểu ngữ và nhạc luyện công để tham gia cùng các học viên khác trong cuộc kháng nghị phản đối cuộc bức hại của ĐCSTQ.

Kêu gọi trả tự do cho các học viên bị giam giữ ở Trung Quốc

Vào ngày 9 tháng 12, các học viên đã tổ chức một sự kiện khác ở trung tâm thành phố, kêu gọi trả tự do cho bà Thiên Phong, một học viên bị giam giữ ở Bắc Kinh. Bà Thiên, 49 tuổi, đã bị bắt vào ngày 13 tháng 5 và bị giam giữ bất hợp pháp kể từ đó. Cảnh sát đã bắt giữ bà chỉ vì bà mang theo một chiếc đĩa DVD về Pháp Luân Công.

Tổ chức Xã hội Quốc tế vì Nhân quyền (IGFM) đã khởi xướng một chiến dịch gửi bưu thiếp kêu gọi trả tự do cho bà Thiên, gửi đến trưởng đồn cảnh sát nơi bà bị giam giữ. Những người ủng hộ có thể đề tên và địa chỉ của họ trên bưu thiếp và gửi thư đến Trung Quốc.

f76d2f1b7d56abc5a4292b70feba5fbb.jpg

Khách bộ hành dừng chân để đọc các tấm áp phích về Pháp Luân Công và cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Nhiều người đã hỏi xin các tấm bưu thiếp, hứa sẽ gửi thư đến Trung Quốc. Nhiều người cũng bày tỏ mong muốn bà Thiên sớm được trả tự do.

Tiếp cận du khách Trung Quốc

Các học viên đã dựng các quầy thông tin trên con phố đông đúc ở trung tâm thành phố vào ngày 9 tháng 12, ở một khu vực thường xuyên có du khách Trung Quốc đến tham quan. Họ đã trưng bày các biểu ngữ với dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Chân – Thiện – Nhẫn hảo”, và “Trung Quốc không phải là ĐCSTQ”. Cũng có một số tấm áp phích viết bằng tiếng Hoa.

Từng nhóm du khách Trung Quốc đi ngang qua trưng bày của Pháp Luân Công. Một số người đã dừng lại để đọc các tấm áp phích, và một số người chụp ảnh. Một câu thường xuyên được nghe thấy là: “Hãy nhìn xem, Pháp Luân Công!”

Các học viên thường phát tặng các tờ báo với thông tin về Pháp Luân Công hoặc bật băng tiếng vì lợi ích của du khách Trung Quốc trong khu vực.

Người dân địa phương ủng hộ Pháp Luân Công

Học viên Dima Guskovs và Sabine Rebling đến từ thành phố khác cũng tham gia vào sự kiện. Dima nói về sự ủng hộ mà họ nhận được, và kể lại về hai thiếu niên đã dừng lại, mặc dù trời lạnh, và tìm hiểu về Pháp Luân Công như thế nào. “Trời rất lạnh”, Dima nói. “Hai cậu bé đã chăm chú lắng nghe. Sau đó, các em giúp tôi phân phát tờ rơi Pháp Luân Công cho người qua đường. Các em tiếp tục phát tờ rơi một lúc lâu mặc dù trời rất lạnh. Trước khi rời đi các em đã lấy một số tờ rơi và nói sẽ tặng chúng cho các bạn học.

8d72149846eb2b186d70e62473c6182f.jpg

Học viên Dima Guskovs trò chuyện với hai thiếu niên về Pháp Luân Công.

be08feda363d110801d451e491000303.jpg

Học viên Sabine Redling (đầu tiên từ bên phải) tham gia vào sự kiện nâng cao nhận thức ở Frankfurt.

Học viên Sabina Rebling tham gia vào các sự kiện nâng cao nhận thức ở Frankfurt vào thứ Bảy hàng tuần. Bà nói: “Một số người đã dừng lại để kí thỉnh nguyện ngay lập tức và nói với chúng tôi rằng họ đã nghe nói đến cuộc bức hại”.

Bà nói thêm rằng một số người đã cảm ơn bà vì đã nâng cao nhận thức về tình huống ở Trung Quốc và nói với các học viên rằng họ đang làm một việc đúng đắn. Bối cảnh

Pháp Luân Công được truyền ra công chúng vào năm 1992 và nhanh chóng lan rộng khắp Trung Quốc nhờ vào những lợi ích về sức khỏe thể chất và tinh thần. Vào năm 1999, có gần 100 triệu người theo tập Pháp Luân Công. Với lòng đố kỵ và nỗi hoang tưởng sợ mất đi quyền kiểm soát người dân, Giang Trạch Dân, cựu Tổng bí thư ĐCSTQ, đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Cuộc bức hại đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong suốt 18 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì thực hành đức tin của mình. Thậm chí ĐCSTQ, với sự hậu thuẫn của nhà nước, đã tiến hành thu hoạch nội tạng sống nhằm thu lợi nhuận trong ngành công nghiệp cấy ghép tạng.

Giang Trạch Dân trực tiếp chỉ đạo việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này. Dưới sự chỉ đạo của cá nhân họ Giang, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999 ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành các chỉ thị của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể học viên.

Do sự kiểm duyệt thông tin của ĐCSTQ, con số chính xác về số lượng học viên đã chết trong cuộc bức hại vẫn chưa được xác nhận đầy đủ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/12/16/357961.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/12/17/166780.html

Đăng ngày 19-12-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share