Bài viết của Đạo Sinh

[MINH HUỆ 12-7-2017]

Tiếp theo Phần 2

7. Đồng cốt hưng thịnh, Thần tích mai một

Sở dĩ nhạc vũ thời kỳ đầu có năng lượng to lớn như thế này, có thể trực tiếp câu thông với Thần, có một nguyên nhân quan trọng, đó là nhân loại thời đó tư tưởng thuần tịnh, tâm thành ý thiện, không có dục vọng và chấp trước gì, đơn thuần lại đơn giản, do đó có thể phát huy năng lượng của nhạc đến cực đỉnh.

Dần dần, cùng với sự phát triển của văn minh vật chất, dục vọng của nhân loại biến đổi ngày càng lớn lên, tâm hồn không còn giản đơn thuần khiết nữa, cái tâm con người trong xã hội cũng bắt đầu trở lên phức tạp và dơ bẩn. Thế là con người bắt đầu truy cầu hưởng thụ nhục dục, chạy theo lợi ích vật chất, năng lượng tinh thần càng ngày càng yếu, càng ngày càng dời xa Thần, đi ngược với tự nhiên và Đại Đạo, Thần dần dần ẩn giấu tung tích.

Sách “Thượng thư – Y huấn” có viết: Y Doãn dạy bảo Thái Giáp, nói rằng tiên vương Thương Thang đã từng khuyên răn quan lại: “Rồi đến lúc không quản ngày đêm trong cung thường xuyên nhảy múa, trong phòng phóng túng hát ca, gọi là phong khí đồng cốt… vua mà nhiễm phong khí đồng cốt này, quốc gia ắt sẽ diệt vong.” (28)

Chi chép này nói rõ, nhạc thời kỳ đầu đã từ chức năng giáo hóa bách tính, cảm ứng Trời, câu thông Thần, dần dần diễn biến thành dùng để cho con người giải trí, hưởng thụ, khi nhạc hoàn toàn sa vào công cụ để con người phóng túng, giải trí, thì sẽ hình thành phong khí tà dâm, phong khí này được gọi là “Phong khí đồng cốt”, nó sẽ làm bại hoại phong khí quốc gia, làm đạo đức xã hội sa đọa.

Sách “Quản Tử – Khinh trọng giáp” viết: “Trước kia thời Hạ Kiệt, trong cung có nuôi ba vạn nữ nhạc, sáng sớm mỗi ngày hát ở cửa Đoan Môn, tiếng hát múa vang xa, người đi đường đều nghe thấy, bọn nữ nhạc đều ăn mặc xa hoa.” (29)

Có thể thấy, vào cuối thời nhà Hạ “Phong khí đồng cốt” đã rất thịnh rồi. Khi nhạc vũ sa đọa thành công cụ để con người phóng túng hưởng lạc, thì chức năng câu thông với Thần của nhạc dần dần bị mất đi trong lịch sử, năng lượng thần kỳ đằng sau nhạc cũng ngày càng suy yếu.

“Nhạc ký” là trước tác luận về âm nhạc sớm nhất, có ảnh hưởng lớn nhất hiện còn lưu lại, được thu lục trong “Lễ ký”, trở thành kinh điển Nho gia. Trong “Sử ký” của Tư Mã Thiên cũng có thu lục, nhưng có chỗ khác biệt nhỏ, tên là “Nhạc thư”.

Trong “Nhạc ký” viết: “Tác dụng của nhạc là dùng để quy chính nhân tâm (30), bất kể là nhạc long trọng như thế nào, đều không phải là để con người thỏa thích hưởng thụ âm thanh, tình cảm; bất kể là lễ tiệc lớn như thế nào, đều không phải là để con người thỏa thích ham dục vị giác. Ví dụ, đàn sắt dùng để diễn tấu khúc nhạc “Thanh miếu”, phía trên là dây tơ màu hồng, phía dưới là những lỗ lưa thưa, một người hát, ba người hòa theo, mục đích của nó rõ ràng không phải là để truy cầu vui tai, nhưng nội hàm sâu xa. Còn như lễ tiệc lớn, lấy nước thay rượu, trên mâm chỉ để thịt sống cá sống, nước ép thịt, cũng không cho thêm bất cứ gia vị gì, mục đích của nó rõ ràng cũng không phải truy cầu ăn ngon, nhưng có ý nghĩa trọng đại. Từ đó có thể thấy, các tiên thánh vương cổ đại đặt lễ chế nhạc, mục đích không phải để thỏa mãn hưởng thụ khoái cảm của tai mắt miệng của con người, mà là để giáo hóa nhân dân thanh tâm quả dục, trở về với Đại Đạo tự nhiên.” (31)

Thiên tính của con người là điềm tĩnh, yên ổn, hậu thiên bị ngoại vật cám dỗ mà xao động không yên phận, đây là bản tính con người bị dẫn dụ mà sinh ra dục vọng. Con người trong quá trình cảm nhận ngoại vật, sẽ sinh ra hai loại tình cảm yêu thích hoặc chán ghét. Nếu cái yêu ghét của con người mà không được tiết chế từ nội tâm, mà ngoại vật lại không ngừng cám dỗ con người, lúc này nếu không phản tỉnh lại bản thân, thiên tính của con người sẽ dần dần mất đi. Cám dỗ của sự vật thế giới bên ngoài là vô cùng vô tận, mà lòng người lại không biết tiết chế, vật chất đó sẽ khiến lòng người phục tùng nó. Lòng người bị vật chất chinh phục, thì sẽ tuyệt diệt thiên tính, phóng túng dục vọng. Khi con người đến bước này, thì sẽ nảy sinh cái tâm ngỗ nghịch làm loạn, lừa bịp giả dối, thì sẽ làm các việc phóng đãng dâm loạn. Cho đến kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu, lấy đông chèn ép ít, kẻ thông minh lừa bịp người thật thà, kẻ dũng mãnh dập vùi người nhút nhát, khiến người có bệnh không được chăm sóc, cô nhi quả lão không được chăm sóc, đây chính là cái đạo đại loạn.” (32).

“Nhạc là để cho con người vui vẻ. Nhưng vui vẻ mà người quân tử có được là vì dùng nhạc để đồng hóa với Đại Đạo, vui vẻ mà kẻ tiểu nhân có được là dùng nhạc để thỏa mãn ham muốn của con người. Dùng thiên đạo để tiết chế tư dục, thì sẽ có được niềm vui chân chính mà không mê loạn; Phóng túng tư dục mà xa rời thiên đạo, thì sẽ mê mất tâm trí sẽ không có được niềm vui chân chính.” (33)

“Nghe âm thanh gian tà, khí tà loạn trên thân người sẽ bị đánh thức, tà khí thành khí hậu, nhạc dâm dật sẽ trở thành thời thượng. Nghe âm thanh thuần chính, chính khí trên thân người sẽ hưởng ứng với nhạc, chính khí thành khí hậu, hòa nhạc sẽ thịnh hành…” (34)

Trên đây là luận thuật trong “Nhạc ký”, căn cứ theo tiêu chuẩn này, âm nhạc, vũ đạo thịnh hành của người hiện đại, về cơ bản đại đa số đều thuộc phạm vi “nhạc dâm dật”, có tác hại làm bại hoại đạo đức xã hội, do đó hoàn toàn không có Thần tích. Ngoài ra, trong “Nhạc thư” còn chép câu chuyện lịch sử sau:

Thời Xuân Thu, một lần Vệ Linh Công đến nước Tấn thăm Tấn Bình Công. Buổi tối, họ ở trong một khách xá thượng đẳng bên bờ sông Bộc Thủy. Vào lúc nửa đêm, Vệ Linh Công đột nhiên nghe thấy âm thanh đánh đàn, liền hỏi mọi người ở bên có nghe thấy không, mọi người nói không nghe thấy gì cả. Vệ Linh Công bèn triệu Sư Quyên nói: “Ta nghe thấy tiếng đàn, nhưng hỏi mọi người xung quanh, đều nói không nghe thấy, xem ra có lẽ là âm thanh của quỷ thần, ta thuật lại âm thanh ta nghe thấy cho khanh, khanh hãy ghi lại”. Thế là Vệ Linh Công vừa thuật lại, Sư Quyên đem đàn ra, ghi lại theo miêu tả của Vệ Linh Công, đến khi trời sáng mới ghi lại xong. Sau khi ghi lại xong, Sư Quyên lại luyện tập mấy ngày, luyện tập thành thạo rồi, họ mới đi gặp Tấn Bình Công.

Sau khí đến nước Tấn, Tấn Bình Công mở tiệc rượu khoản đãi họ. Uống rượu đúng lúc đang vui thích, Vệ Linh Công bèn xin được đem khúc nhạc nghe được trên đường đàn cho Tấn Bình Công nghe để góp vui. Tấn Bình Công rất vui, bèn lệnh cho Sư Quyên ngồi bên Sư Khoáng chơi đàn. Sư Quyên là nhạc sư của Vệ Linh Công, mà Sư Khoáng là nhạc sư của Tấn Bình Công. Khúc nhạc của Sư Quyên vẫn chưa đàn xong, Sư Khoáng bèn vội vàng ngăn lại, ông nói: “Đây là âm thanh vong quốc, không được chơi nữa.”

Tấn Bình Công bèn hỏi Sư Khoáng tại sao nói vậy. Sư Khoáng nói: “Khúc đàn cầm này là Sư Diên trước đây sáng tác cho Trụ Vương, sau khi Võ Vương đánh Trụ, Sư Diên chạy chốn về phía đông, cuối cùng nhảy xuống sông Bộc Thủy, khúc nhạc này chắc chắn là nghe được ở trên sông Bộc Thủy, người nào nghe thấy khúc đàn cầm này trước thì quốc gia sẽ suy bại.” Nhưng Tấn Bình Công chẳng để ý, vẫn cứ để Sư Quyên chơi tiếp.

Sau khi nghe, Tấn Bình Công ý còn chưa dứt, bèn hỏi Sư Khoáng: “Trên thế giới này có lẽ không có âm nhạc nào bi thương hơn khúc nhạc này phải không?” Sư Khoáng nói: “Có.” Tấn Bình Công hỏi Sư Khoáng có thể chơi khúc nhạc đó nghe được không. Sư Khoáng nói: “Đức hạnh của bệ hạ không đủ, không thể nghe khúc nhạc này.” Tấn Bình Công vẫn khăng khăng ép Sư Khoáng đàn tấu, Sư Khoáng không còn cách nào khác đành phải tấu lên. Vừa mới chơi được một đoạn, liền có 16 con hạc tiên từ trên trời bay xuống, tụ tập trước hành lang; Khi đàn đoạn thứ hai, những con hạc tiên này vươn cổ ra kêu, còn đập đập cánh theo tiếng đàn nhảy múa.

Tấn Bình Công vui lắm, đứng dậy chúc rượu Sư Khoáng, sau đó lại hỏi Sư Khoáng: “Có lẽ không có khúc nhạc nào bi thương hơn khúc vừa rồi nhỉ?” Sư Khoáng nói: “Có, xưa kia, lúc Hoàng Đế triệu tập quỷ Thần đã đàn tấu khúc “Thanh giác”, còn bi thương hơn khúc này, nhưng bệ hạ đức mỏng quá, không xứng được nghe khúc nhạc này, nếu không sẽ gây ra tai họa bại vong.” Tấn Bình Công nói: “Ta đã tuổi cao ngần này rồi, còn để ý đến bại vong nữa sao? Ta chỉ thích âm nhạc hay, chỉ muốn được nghe bản nhạc đó.” Sư Khoáng không còn cách nào khác, lại đàn tấu lên. Đàn hết một đoạn, thì có mây trắng từ phương tây ùn ùn kéo đến; Lại đàn đoạn thứ hai, mưa to gió lốc mù mịt đất trời, ngói trên mái nhà đều bị tốc mái bay hết, mọi người xung quanh sợ quá chạy tán loạn, Tấn Bình Công cũng sợ quá bò trên sàn nhà. Sau đó, nước Tấn liền bị đại hạn 3 năm, cọng cỏ cũng không mọc được.

Trong “Vương Tử niên thập di ký” còn ghi chép câu chuyện của Sư Diên: Sư Diên là nhạc sư của triều Thương, nhưng người này thần bí khôn lường, không ai có thể hiểu được ông ta. Ông ta đã từng là nhạc quan thời Hoàng Đế, cũng đã từng là nhạc quan triều Hạ, có thể dự đoán các quốc gia hưng suy tồn vong qua tiếng nhạc của các nước, triều Thương sắp hưng thịnh, liền ôm nhạc cụ đến phụng sự Thương Thang. Nhưng đến thời Trụ Vương, do Trụ Vương chìm đắm trong thanh sắc, nên đã nhốt giam Sư Diên ở trong âm cung, chuẩn bị dùng hình phạt nướng chết. Sư Diên ở trong âm cung đàn tấu lên âm nhạc cao nhã, ngục tốt coi tù liền bực mình nói: “Đây là những khúc nhạc cổ lỗ từ xưa rồi, không phải là nhạc mà chúng tôi thích nghe.” Thế là Sư Diên lại đàn âm nhạc dâm mê, diễn tả hoan lạc thâu đêm, bọn coi ngục nghe, thần hồn nổi sóng, mê mất tâm trí, Sư Diên bèn thừa cơ trốn thoát. Trên đường chạy trốn, Sư Diên nghe nói Chu Võ Vương muốn xuất binh đánh Trụ, thế là ông ta trong khi đi qua sông Bộc Thủy trầm mình xuống sông mất tích. (35)

8. Thẩm nhạc biết chính sự, biêt trước họa phúc .

Trong “Nhạc ký” ghi chép: “Xem xét âm nhạc một quốc gia, có thể biết trạng thái chính trị của quốc gia đó, cũng có thể từ đó biết được nên nên trị sửa thế nào.” (36)

“Nhạc thái bình thịnh thế, an tường lại vui vẻ, quốc gia đó nhất định chính trị thông đạt, con người hài hòa; Nhạc loạn thế, chứa đầy ai oán và phẫn nộ, quốc gia đó nhất định thực hiện các chính sách ngược lòng người trái đạo trời; Nhạc vong quốc, chứa đầy bi ai và ưu tư, bách tính sẽ rơi vào khốn cảnh tuyệt vọng. Đạo âm thanh, là tương thông với chính trị. Trong ngũ âm, âm cung đại diện cho quân vương, âm thương đại diện cho bề tôi, âm giốc là dân, âm chủy là sự việc, âm vũ là vật. Quân, thần, dân, sự, vật năm cái này không loạn, thì sẽ không có âm thanh không hài hòa. Nếu âm cung loạn, thì tiếng nhạc hoang loạn, quân vương quốc gia này nhất định ngạo mạn phóng túng vô độ; Âm thương loạn, thì tiếng nhạc khuynh loát, biểu thị quan lại quốc gia này bại hoại; Thanh giốc loạn, thì tiếng nhạc ưu thương, bách tính ắt oán hận nhiều; Âm chủy loạn, thì tiếng nhạc bi ai, quốc gia ắt nhiều sự việc không yên ổn; Tiếng vũ loạn, thì khúc điệu khuynh nguy, biểu thị quốc gia này tài vật kiệt quệ. Nếu cả 5 âm thanh đều loạn, xâm lăng lẫn nhau, thì gọi là khinh mạn. Quốc gia này cách diệt vong chẳng còn bao xa nữa”. (37)

Từ đó có thể thấy, nhạc còn có thể dùng để dự đoán hưng suy tồn vong, họa phúc của một quốc gia, đây cũng là tách ra từ chức năng trị quốc của nhạc mà ra.

Trong “Thần tiên thập di” và “Tùy thư – Vạn Bảo Thường truyện” có ghi chép: Vạn Bảo Thường thiên chất thông minh, có tài năng âm nhạc thiên bẩm. Có một lần tình cờ được Thần tiên điểm hóa, truyền thụ cho ông phép diễn tấu bát âm sắp bị thất truyền, còn dạy cho ông âm nhạc của các triều đại, đồng thời sửa lại những chỗ sai lầm trong các khúc nhạc. Vạn Bảo Thường được Tiên nhân truyền thụ, từ đó tinh thông tất cả các loại âm nhạc ở nhân gian.

Năm Khai Hoàng thứ nhất, Tùy Văn Đế lệnh cho Bái quốc công Trịnh Dịch thẩm định nhạc luật. Sau này Văn Đế triệu kiến Vạn Bảo Thường, hỏi ông những âm nhạc mà Trịnh Dịch tu sửa có được không. Bảo Thường nói, đó là âm nhạc vong quốc, giai điệu ai oán dâm dật phóng túng, không phải là âm thanh chính phái cao nhã, đồng thời ra sức phản đối sử dụng loại âm nhạc này, xin được dùng thước nước làm thước luật, để điều chỉnh thanh điệu nhạc cụ. Vạn Bảo Thường cũng sáng tạo ra khúc nhạc mới, nhưng khúc nhạc mới điển nhã, êm đềm, không được người đương thời yêu thích, các quan lễ nhạc thái thường đại đa số đều bài xích, phỉ báng nó.

Vạn Bảo Thường đã từng nghe nhạc khúc Thái Thường tự diễn tấu, nghe xong, rơi lệ khóc. Mọi người hỏi tại sao khóc, Vạn Bảo Thường nói: “Tiếng nhạc này bạo ngược lại bi ai, báo trước thiên hại sắp tới sẽ tự tàn sát lẫn nhau, hơn nữa con người cũng sẽ bị giết gần hết.” Lúc đó triều Tùy đang ở thời kỳ toàn thịnh, tất cả mọi người đối với lời nói của Vạn Bảo Thường, đều không cho là đúng. Không lâu sau, đến năm Đại Nghiệp Tùy Dạng Đế thứ 14, thiên tai họa loạn nổi lên khắp nơi, cuối cùng đã ứng nghiệm dự ngôn của Vạn Bảo Thường.

Sách “Thông điển” có chép: Trước khi Tùy Dạng Đế tuần du Giang Đô, con trai của nhạc công Vương Lệnh Ngôn từ trong cung trở về nhà, ở bên ngoài nhà dùng đàn tỳ bà đàn khúc “An công tử”. Vương Lệnh Ngôn nghe thấy nét mặt bỗng biến sắc, trong lòng kinh hãi, vội vàng khuyên răn con trai rằng: “Con không nên phò giá đi Giang Đô, khúc nhạc này không có tiếng cung, cung đại diện cho quân chủ, hoàng thượng khẳng định sẽ không trở về.” Sau đó, Tùy Dạng Đế quả nhiên bị giết chết ở Giang Đô.

Sách “Đường Ngữ lâm” có chép: Năm Khai Nguyên cuối triều Đường, đô đốc phủ Tây Lương dâng lên khúc nhạc mới, Đường Huyền Tông bèn chiêu đãi các vương thưởng thức. Sau khi khúc nhạc kết thúc, mọi người đều chúc mừng tới tấp, duy có anh trai Đường Huyền Tông là Ninh Vương lặng câm không nói. Huyền Tông hỏi duyên cớ, Ninh Vương trả lời rằng: Khúc nhạc này tuy hay, nhưng hạ thần nghe nói, một khúc nhạc bắt đầu bằng âm cung, kết thúc bằng âm thương, ở giữa là các âm giốc, chủy, vũ tổ hợp thành, đầu, đuôi đều phải đối ứng cung, thương. Khúc nhạc này, bắt đầu đã rời khỏi điệu cung, ở giữa cũng rất ít dùng âm chủy, mà điệu thương dùng rất tạp loạn, hơn nữa lại có thế tăng cường. Hạ thần lại nghe nói, trong ngũ âm, cung đại diện cho vua, thương đại diện cho bề tôi, điệu cung không cường thịnh thì thế lực của vua nhỏ yếu, điệu thương quá mạnh thì bề tôi có dấu hiệu làm loạn phạm thượng. Sự tình hiện hình ở trong âm luật, gieo rắc trong lời ca, mà thấy ở việc con người. Hạ thần sợ rằng có một ngày sẽ có cái họa loạn thần làm loạn ép vua, e rằng bệ hạ có cái nạn lưu lạc, đều được dự báo ở trong khúc nhạc này rồi”.

Hoàng đế Huyền Tông tinh thông âm luật nghe xong trầm ngâm không nói. Sau này, khi loạn An Sử xảy ra, Huyền Tông cuống quýt chạy trốn khỏi Trường An, toàn quốc hỗn loạn, lúc đó mới chứng thực khả năng dự đoán qua âm nhạc của Ninh Vương.

9. Thần vũ chín tầng trời, lưu lại nhạc thiều chốn nhân gian

Nhạc vũ Trung Hoa trải qua mấy nghìn năm diễn biến phát triển, phần vũ đạo của nó cuối cùng phát triển thành múa cổ điển Trung Quốc ngày nay.

Múa cổ điển Trung Quốc, có lịch sử lâu đời, nội hàm bác đại tinh thâm, trải qua 5.000 năm phát triển và rèn luyện, đã phát triển thành một thể hệ vũ đạo cực kỳ hoàn mỹ, mà các vũ đạo khác của nhân loại không thể nào vượt qua được. Nó dung hợp nhiều nguyên tố trong tiến trình phát triển mấy nghìn năm của Trung Hoa như vũ đạo cung đình, vũ đạo dân gian, hý kịch, tạp kỹ, võ thuật v.v.. Trải qua tôi luyện và trầm lắng của văn hóa các triều đại, mà không ngừng phong phú, hoàn thiện, mới trở thành hình dáng ngày nay.

Ngoài nhạc vũ thượng cổ giới thiệu ở trên ra, múa cổ điển Trung Quốc trong quá trình phát triển qua các triều đại sau đời Tần Hán, đều để lại rất nhiều kinh điển tuyệt thế. Như “Bàn Cổ vũ”, “Bạch trữ vũ”, “Kiếm khí vũ”, “Thạch chi vũ”, “Hồ toàn vũ”, “Hồ đằng vũ”, “Xuân oanh chuyển”, “Lục yêu”, “Tần Vương phá trận nhạc”, “Nghê thường vũ y vũ”, “Thập lục thiên ma vũ”, “Quán Âm vũ” v.v.. Khiến người ta tán thưởng quá ư hoàn mỹ.

Nhưng múa cổ điển Trung Quốc thần kỳ hoàn mỹ như thế này, ở Trung Quốc hiện đại lại bị phá hoại không còn nhận ra được nữa, không ra cái giống gì cả. Ngày nay, ở Trung Quốc Đại Lục căn bản không còn được xem múa cổ điển Trung Quốc chính tông, họ đã phá hoại thể hệ hoàn mỹ này đã hình thành trải qua mấy nghìn năm của múa cổ điển Trung Quốc, đã trộn lẫn với nhiều nguyên tố ngoại lai như múa ba lê, múa hiện đại, nhảy Jazz v.v.. đã trở hỗn tạp và biến dị, hoàn toàn đã mất đi cách điệu cao nhã, thuần chính mà bình hòa của múa cổ điển Trung Quốc, không cách nào khiến người ta cảm nhận được cái đẹp của văn hóa Trung Hoa thuần chính.

Thế giới nhân loại ngày nay, duy chỉ có đoàn nghệ thuật Thần Vận kế thừa múa cổ điển Trung Quốc thuần chính nhất. Có thể nói không khách khí rằng, nó là người kế thừa chính thống và tập đại thành duy nhất của múa cổ điển Trung Quốc ngày nay. Do đó nếu muốn thưởng thức biểu diễn múa cổ điển Trung Quốc thuần chính nhất mà không ô nhiễm, thế thì phải đi xem các buổi lưu diễn của đoàn nghệ thuật Thần Vận.

Đoàn nghệ thuật Thần Vận thành lập năm 2006 ở New York, tôn chỉ nhằm phục hưng văn hóa truyền thống chân chính, phục hưng múa cổ điển Trung Quốc thuần chính. Trong 10 năm, đoàn nghệ thuật Thần Vận đã giành được thành công lớn, khiến mọi người có được nhận thức hoàn toàn mới về nghệ thuật truyền thống Trung Quốc. Tôi cũng đã từng may mắn được thưởng thức biểu diễn Thần Vận, rung động mà nó đem lại cho người ta thì không thể diễn tả bằng lời được, thậm chí trong mấy ngày sau khi thưởng thức buổi trình diễn, trước mắt vẫn hiện lên hình tượng của các diễn viên vũ đạo Thần Vận, bên tai vẫn văng vẳng những âm thanh cao nhã tiếng của trời hoàn mỹ mà thuần tịnh, khiến người ta không khỏi có ảo giác, thân ở nhân gian mà thần tại tiên cảnh. Trình diễn thuần chính của Thần Vận, khiến tôi tìm được dấu tích của Thần đã mất mấy nghìn năm nay.

Trang phục dân tộc Hán thuần chính đầy màu sắc rực rỡ, đẹp không thể tả đó. Cách hát âm thanh mỹ diệu cổ đã bị thất truyền đó, âm cao hoàn mỹ phát ra bởi cộng hưởng đặc thù của thân thể; Thân pháp, thân vận của múa cổ điển Trung Quốc thuần chính truyền thần đó; Sự kết hợp hoàn mỹ của vũ đạo với phông nền động 3D sáng tạo độc nhất toàn cầu, làm người xem cảm thấy như chính mình ở đó, đem diễn viên vũ đạo, khán giả và cảnh tiên 3D hợp thành nhất thể, khiến người ta không thể phân biệt cái nào là cảnh thật cái nào là cảnh ảo, quên mất mình đang ở đâu; Diễn dịch vượt thời không đưa sân khấu lớn của nhân gian cô đọng lại trên sân khấu nhỏ này, diễn dịch văn hóa Thần truyền thuần chính 5.000 năm của Trung Hoa, khiến người xem không biết đêm nay là đêm năm nào…

Đoàn nghệ thuật Thần Vận từ ngày thành lập, liền dần dần làm thế giới chú ý, trở thành đệ nhất thế giới. Họ hàng năm đều lưu diễn khắp nơi trên thế giới, dấu chân đã đặt lên hầu như tất cả các nhà hát đẳng cấp nhất của các nước lớn trên thế giới, trừ Trung Quốc Đại Lục. Vì sự đố kỵ và sợ hãi của Trung Cộng, khiến cho đoàn nghệ thuật Thần Vận đến nay vẫn chưa thể đặt chân lên nơi khởi nguồn của múa cổ điển Trung Quốc, điều này khiến cho người ta không thể hiểu nổi và cảm thấy đáng tiếc.

Cũng không nói nhiều nữa, nói nhiều, thì có thể trở thành nói suông, bàn thân tôi thực sự bị xúc động sâu sắc và bị chinh phục bởi diễn xuất đầy kỳ tích của Thần Vận, đã để tôi được chứng kiến cái huyền diệu và thần kỳ của nền văn hóa Thần truyền Trung Hoa chân chính, do đó để kết thúc bài viết, chỉ thêm một câu. Chỉ có đích thân xem qua, đích thân thể nghiệm, thì mới thực sự hiểu rõ.

Tư liệu văn hiến tham khảo:

  • Mao thi tự
  • Thế bản
  • Lã Thị xuân thu
  • Chu lễ
  • Sử ký
  • Hàn Phi Tử
  • Xuân thu vỹ
  • Thượng thư
  • Đế vương thế kỷ
  • Luận Ngữ
  • Tuân Tử
  • Hoàng Đế nội kinh
  • Sử thi Homes
  • Thần thoại Hy Lạp
  • Xuân thu Công Dương truyện
  • Hán thư
  • Hoa Dương quốc chí
  • Bạch Hổ thông
  • Lễ ký
  • Quốc ngữ
  • Ân khư văn tự giáp biên
  • Ân khư thư khế tiền biên
  • Hoài Nam Tử
  • Quản Tử
  • Thi Tử
  • Thái bình quảng ký
  • Tùy thư
  • Thần tiên thập di
  • Thông điển
  • Đường ngữ lâm

Chú thích:

(28) “Thượng thư – Y huấn”: “Chế ra “Quan hình”, răn dạy các quan. Rằng: Rồi có ngày thường múa trong cung, say sưa hát trong phòng, đó gọi là phong khí đồng cốt…. Vua có phong khí này, nước ắt sẽ mất…”

(29) “Quản Tử – Khinh trọng giáp”: “Xưa thời vua Kiệt, nữ nhạc có ba vạn người, sáng tấu nhạc ở Đoan Môn, ngoài đường đều nghe thấy, nữ nhạc kẻ nào cũng y phục hoa lệ”

(30) “Nhạc ký”: Chơi nhạc là để trị sửa cái tâm.

(31) “Nhạc ký”: Long trọng của nhạc, không phải thanh âm vui tai; Lễ của tiệc ăn, không phải cái vị ngon. Đàn sắt Thanh miếu, sợi dây đỏ mà thưa, một người hát ba người họa, có âm thanh bất tuyệt vậy. Lễ tiệc lớn, dâng rượu nhạt và thịt, cá sống, nước ép thịt không gia vị, còn nguyên vị thực phẩm vậy. Do đó, tiên vương chế ra lễ nhạc, không phải để thỏa mãn cái vui tai mắt, miệng, mà dùng để giáo hóa dân, bỏ cái yêu ghét mà quay về với chính đạo.

(32) “Nhạc ký”: Nhân sinh tĩnh, đó là thiên tính vậy; Bị ngoại vật mê hoặc mới động, đó là ham dục của tính. Nhận biết ngoại vật, sau đó sinh ra yêu ghét. Yêu ghét không được tiết chế từ nội tâm, sẽ bị mê hoặc bởi những cái bên ngoài, nếu không thể phản tỉnh bản thân, thì lẽ trời bị diệt mất. Ngoại vật mê hoặc con người vô cùng, nếu con người không tiết chế được cái yêu ghét, thì ngoại vật sẽ thắng thế, con người bị vật chất hóa. Người bị vật chất hóa, là người mất hết lẽ trời, chạy theo ham dục. Do đó sẽ có tâm ngỗ ngược, phản nghịch, lừa bịp, giả dối, sẽ làm các việc dâm dật tác loạn. Do đó, kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu, nhóm đông ức hiếp cô quả, kẻ khôn lừa người ngu, kẻ dũng áp bức người hèn, người bệnh tật không được dưỡng trị, người già cô độc, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, đây là cái đạo đại loạn vậy.

(33) “Nhạc ký”: Nhạc là vui. Quân tử vui để đắc đạo, tiểu nhân vui để đạt được ham dục. Lấy đạo át chế ham dục, thì vui mà không loạn; Truy cầu ham dục quên mất đạo, thì mê hoặc mà không vui.

(34) “Nhạc ký”: Những âm thanh gian tà mê hoặc lòng người, thì khí tà nghịch sẽ hưởng ứng, khí tà nghịch phát thành hình tướng, thì nhạc dâm dật hưng thịnh. Âm thanh chính cảm động con người, thì cái khí thuận chính sẽ hưởng ứng, khí thuận chính phát thành hình tướng, thì nhạc hài hòa sẽ hưng thịnh.

(35) “Vương tử niên thập di ký”: (Trích dẫn “Thái bình quảng ký”)

(36) “Nhạc ký”: Thẩm nhác để biết chính sự, từ đó hoàn thiện đạo trị quốc.

(37) “Nhạc ký”: Âm nhạc thời thịnh trị thì an hòa và vui vẻ, nền chính trị hài hòa. Âm nhạc thời loạn tế thì oán thán, phẫn uất, nền chính trị ngang trái. Âm nhạc vong quốc thì đau buồn, ưu tư, người dân khốn khổ. Cái đạo âm nhạc, tương thông với chính trị. Cung là vua, thương là quan, giốc là dân, chủy là việc, vũ là vật, năm cái đó không loạn thì không có âm nhạc không hài hòa. Cung loạn thì phóng túng, vua kiêu ngạo. Thương loạn thì nghiêng lệch, quan bại hoại. Giốc loạn thì lo buồn, dân oán hận. Chủy loạn thì đau buồn, việc nhiễu sự. Vũ loạn thì nguy cấp, của cải cạn kiệt. Năm cái đều loạn, xâm lấn lấn lẫn nhau, gọi là khinh mạn. Như vậy, quốc gia diệt vong chẳng còn bao ngày nữa.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/12/350906.html

Đăng ngày 15-12-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share