Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Rumani

[MINH HUỆ 6-10-2017] Đã năm năm trôi qua kể từ khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Thời điểm đó tôi không biết rằng mình đã đắc được Pháp tối cao của vũ trụ và tôi đã được cấp cho một cơ hội vô cùng to lớn và vinh diệu trở thành đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, dưới Phật ân hạo đãng của Sư tôn.

Trong suốt năm năm đó, tôi dần dần biết được rằng trách nhiệm của chúng ta vô cùng to lớn bởi vì chúng ta chịu trách nhiệm cứu độ chúng sinh trên toàn thế giới, vốn là chư Phật Đạo Thần đã hạ thế để đắc Pháp. Nhưng cũng lại vì hết thảy chúng sinh trong vũ trụ này, vì cơ thể chúng ta là một vũ trụ khổng lồ với rất nhiều sinh mệnh vĩ đại mà chúng ta cần phải cứu.

Và tất nhiên, như Sư phụ đã giảng cho chúng ta, tu luyện chính là chìa khoá. Nếu bạn không tu tốt bản thân, không đạt tiêu chuẩn thì không những bạn không thể cứu những sinh mệnh cao tầng hạ thế xuống đây mà bạn còn huỷ đi sinh mệnh và thế giới của mình. Bản thân tôi đã trực tiếp trải nghiệm điều này.

Cơn giận có thể hủy đi cảnh giới của người tu luyện

Trên hành trình tu luyện, một trong những điều tôi thể ngộ được, không may là khá muộn màng, đó là khi bạn có những niệm đầu không phù hợp với Pháp lý, thì bạn không nên chấp nhận chúng, ngay cả đôi khi chúng có vẻ đúng hay logic. Bạn phải nhanh chóng thanh trừ chúng. Bởi vì nếu bạn chấp nhận chúng, và bắt đầu “trò chuyện” với chúng trong tâm, chúng sẽ gia tăng ngày càng lớn mạnh hơn và sẽ càng khó để loại bỏ chúng.

Sư phụ giảng:

“Hết thảy các tín tức, hết thảy các linh thể của thân thể chư vị và các tế bào của chư vị đều tăng công, thì tất nhiên [phó nguyên thần] cũng tăng công.” (“Ai luyện công thì đắc công”, Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)

Theo thể ngộ hữu hạn của tôi, những suy nghĩ tiêu cực và chấp trước cũng giống như thế. Nếu bạn không loại bỏ nó, nó sẽ được tiếp năng lượng và việc loại bỏ nó lại càng khó khăn hơn, đặc biệt là khi bạn coi chúng là một phần của bạn. Làm sao Sư phụ có thể giúp bạn nếu bạn đang có những niệm đầu này và nghĩ rằng chúng là một phần của bạn đây?

Nói về dung dưỡng cho những suy nghĩ xấu, kẻ thù lớn nhất trong tu luyện của tôi là cảm xúc, đặc biệt là cơn giận. Mặc dù tôi biết đối với người tu luyện thì cảm xúc chính là ma quỷ, mặc dù tôi biết giận dữ là một thứ cảm xúc mà một người tu không nên chấp nhận, nhưng khi đối mặt với những tình huống nhất định, tôi thường nghĩ rằng… tức giận là không đúng nhưng đôi khi nó là hợp lý. Do vậy, tôi đã nuôi dưỡng ma quỷ trong tâm trí mình.

Tôi làm việc cho Thời báoĐại Kỷ Nguyên. Tôi luôn nghĩ rằng các bài báo của chúng ta phải rất tốt, để mọi độc giả có thể đánh giá cao và tôn trọng chúng ta, theo cách này họ sẽ dễ tiếp nhận các bài báo giảng chân tướng. Vì thế, khi ai đó mắc lỗi liên quan đến các bài báo, tôi thường nổi cáu, vì tôi nghĩ rằng lỗi của người này ảnh hưởng hoặc thậm chí làm hỏng việc cứu độ chúng sinh của chúng tôi. Việc này thường xảy ra nhất là với những bài báo mà tôi biết rằng chúng tôi có thể tiếp cận được những nhóm độc giả mới. Nhưng vào một ngày tôi nhận được một bài học mà tôi sẽ không bao giờ quên được. Tôi muốn chia sẻ với các bạn, vì có thể nó sẽ có ích cho các học viên khác.

Vào một ngày, tôi đi cùng với một đồng nghiệp khác chịu trách nhiệm quay phim một buổi biểu tình ở cách xa văn phòng. Buổi biểu tình này được tổ chức bởi những người mà trước đây chúng tôi chưa từng tiếp cận. Công việc này mất nhiều thời gian, để đi đến đó, để nói chuyện với mọi người, phỏng vấn họ và nhiều thứ khác nữa. Sau đó chúng tôi quay về văn phòng và tôi viết một bài báo với cố gắng viết nó tốt nhất có thể, để mọi người tham gia buổi biểu tình đó sẽ thực sự đánh giá cao. Sau thời gian dài nỗ lực, bài báo đã sẵn sàng. Nhưng chủ bút lại có ý tưởng viết lại đoạn đầu tiên theo cách rất dở đến mức tôi cảm thấy bài báo thật đáng xấu hổ. Vào lúc đó tôi không nổi giận ra mặt, nhưng lại rơi vào cơn thịnh nộ, cảm giác rằng người làm điều này đã phá tan tành tất cả nỗ lực của tôi và khiến tất cả mọi việc trở thành công cốc.

Tôi đã không tranh cãi với vị đó (không phải là vì tôi kiềm chế bản thân mình như là điều tôi nên làm, mà bởi vì học viên này không có ở đó), nhưng cơn giận dữ đã không để tôi yên suốt cả ngày và nó như ngọn lửa bùng cháy trong tâm tôi. Buổi tối khi tôi về nhà, tôi thấy một cảnh tượng rằng tầng tầng lớp lớp thiên giới của tôi đang bị huỷ diệt. Không lời nào có thể diễn tả được cảm giác của tôi khi ấy. Tôi biết tất cả những sinh mệnh trong thiên giới đó đã không được cứu bởi vì cơn giận dữ của mình.

Sư phụ giảng:

“Có người chủ ý thức không mạnh, bèn thuận theo nghiệp tư tưởng làm điều xấu; người này vậy là kết thúc, rớt xuống rồi. Nhưng đại đa số người ta có thể lấy tư tưởng chủ quan rất mạnh (chủ ý thức mạnh) để bài trừ nó, phản đối nó. Như thế, minh chứng rằng cá nhân ấy có thể độ được, có thể phân biệt rõ tốt xấu, cũng chính là ngộ tính tốt; Pháp thân của tôi sẽ giúp đỡ họ tiêu trừ đại bộ phận loại nghiệp tư tưởng ngày. Tình huống này tương đối hay gặp. Một khi xuất hiện, chính là để xem bản thân có thể chiến thắng tư tưởng xấu đó không. Ai có thể kiên định, thì nghiệp có thể tiêu.” (“Chủ ý thức phải mạnh”, Bài giảng thứ Sáu – Chuyển Pháp Luân)

Đây là điều có thể vừa xảy ra. Tôi cảm thấy cơn giận dữ đã khiến những thiên giới mà tôi không thể ở đó bị huỷ diệt. Hoặc là, hy vọng rằng những gì tôi thấy chỉ là cảnh báo về hậu quả của việc ôm giữ cơn giận có thể xảy ra. Tôi đã tuyệt vọng. Tôi bắt đầu khóc và cầu Sư phụ giúp ngăn chặn sự huỷ diệt những thiên giới và sinh mệnh ở đó. Sau đó, cảnh tượng này kết thúc.

Thật không may, mặc dù tôi đã nhận được bài học sâu sắc như thế, nhưng qua nhiều năm tôi lại cho phép cơn giận dữ xuất hiện, bởi vì tôi đã tìm cớ bao biện cho nó. Nó trở nên lớn mạnh và tôi không thể loại trừ được, tôi lại trượt ngã hết lần này đến lần khác.

Vì vậy, gần đây tôi nhận được bài học thứ hai: Tôi tham gia một sự kiện mà tôi định là sẽ tiến hành vài cuộc phỏng vấn ở đó. Lúc đó là tối muộn và tôi đã mệt. Vào một thời điểm nhất định có ai đó nói những lời xúc phạm tôi và lúc đó tôi cảm thấy cơn giận dâng lên. Tất nhiên, tôi nhận ra mình là một học viên và tôi không nên cho phép nó hiển lộ ra, và đây là khảo nghiệm, tôi cần hướng nội thay vì hướng ngoại nhưng đã quá muộn. Chỉ sau vài giây giận dữ, trước khi có đủ thời gian dập tắt nó, tôi đã nghe thấy một tiếng nổ lớn: máy biến áp của toà nhà nổ tung. Vậy nên chúng tôi bị mất điện còn sự kiện đó bị huỷ.

Đó là lần thứ hai Sư phụ cho tôi thấy tác hại mang tính huỷ diệt của cơn giận. Tôi đã không thể giải quyết triệt để vấn đề này nhưng tôi đang cố gắng hướng tới đó. Tôi không còn muốn chấp nhận suy nghĩ rằng sai lầm của những người khác cho phép tôi nổi giận cho dù lỗi sai có thể ảnh hưởng đến công việc chung. Vài lần tôi thành công, vài lần thì không. Nhưng tôi hy vọng thông qua học Pháp nhiều hơn và với sự giúp đỡ của Sư phụ, tôi sẽ thắng trong trận chiến với con quỷ mang tên giận dữ này. Tôi mong các đồng tu biết được rằng việc nuông chiều một cảm xúc như thế thì nguy hiểm đến mức nào.

Tâm sợ hãi có thể giết bạn

Mùa xuân năm ngoái, tôi đi leo núi. Ban đầu, con đường tôi đi bộ thì dễ đi. Thời tiết dễ chịu, cỏ xanh mướt… đẹp tuyệt. Nhưng khi tôi leo cao hơn thì không còn tươi đẹp nữa, đường đi bị tuyết bao phủ. Tuy nhiên tôi vẫn tiếp tục đi và nghĩ rằng nó sẽ không thể tệ hơn nữa. Nhưng không phải vậy. Vào một thời điểm nhất định, tôi thấy mình ở trên một thung lũng rất dốc. Con đường thì mờ mịt và tôi đang bước trên tuyết tan trên một sườn núi dốc. Mỗi khi đặt chân xuống đất, tuyết không giữ chân tôi trên đất mà trượt xuống thung lũng. Tôi có nguy cơ bị ngã xuống. Tôi ở đó một mình và không có ai giúp cả. Và tôi bắt đầu cảm thấy sợ hãi.

Vào thời điểm đó tôi nhớ đến những lời Sư phụ giảng trong mục “Tẩu hoả nhập ma”, Bài giảng thứ Sáu, Chuyển Pháp Luân:

 Sự lo sợ của họ có khi nó thật sự mang đến phiền toái. Bởi vì hễ chư vị lo sợ, thì chính là tâm hoảng sợ; chẳng phải đó là tâm chấp trước? Tâm chấp trước của chư vị hễ xuất hiện, [thì] chẳng phải cần [tống] khứ tâm chấp trước sao? Càng lo sợ, thì lại càng giống như mắc bệnh; nhất định phải vứt bỏ tâm chấp trước ấy của chư vị; để chư vị học bài học này, mà từ đó vứt bỏ tâm hoảng sợ, đề cao lên trên.”

Vậy là tôi đã tự răn bản thân mình rằng tôi nên phủ nhận cơn sợ hãi này. Tôi tiếp tục tiến lên phía đỉnh núi. Không còn đường quay lại, nếu không tôi sẽ bị ngã. Nỗi sợ thường cố gắng chế ngự tôi nhưng tôi đã không thừa nhận nó. Khi đặt chân đến đỉnh núi, từ đó tôi có thể nhìn thấy một con đường có thể đi xuống, tôi nghe thấy một giọng nói rõ ràng: “Nếu ngươi sợ hãi, chúng ta đã có thể giết ngươi rồi!”

Hướng nội chứ không hướng ngoại

Không may thay, mặc dù biết rằng một học viên chỉ nên hướng nội để tìm ra thiếu sót của mình chứ không nên nhìn vào điều người khác làm, nhiều lần tôi đã không vui vẻ gì khi mà các học viên khác không làm đủ hoặc đôi khi không làm đúng việc của mình. Tôi đã rất khó tính. Nhưng Sư phụ đã từ bi nhắc nhở tôi rằng đó không phải là điều một học viên nên làm.

Vào một ngày khi quay trở về nhà, tôi ngước mắt nhìn lên một ngôi nhà và qua cửa kính rộng tôi nhìn thấy hai người đang ngồi bất động ở đó. Tôi dừng lại và nhìn, tò mò với việc hai người trông như hai bức tượng, không di chuyển chút nào. Tôi bắt đầu phân vân: Họ đang làm gì? Họ đang xem ti vi ư? Nếu vậy thì sao họ không nói chuyện với nhau, v.v… Tôi mất vài phút để quan sát họ. Và một suy nghĩ loé lên: Mải mê xem người khác đang làm gì đã khiến tôi dừng bước. Tôi ngộ ra rằng trong tu luyện, bạn chỉ nên tập trung vào dũng mãnh tinh tấn, chứ không phải chăm chăm xem người khác làm gì. Nếu không, bạn sẽ mất thời gian và năng lượng, và bạn sẽ lỡ bước trên con đường tu luyện và hoàn thành thệ ước của mình. Tạ ơn Sư phụ đã cho con bài học quý giá này.

Một lỗi khác mà tôi gặp phải trong tu luyện là khi tôi gặp can nhiễu trong công việc Chính Pháp, tôi thường phát chính niệm mà không hướng nội, mặc dù Sư phụ đã giảng rằng can nhiễu mà không có lý do thì không được phép. Vậy là sự việc sau xảy ra với tôi: Mỗi buổi tối khi tôi trở về nhà từ công sở, lũ chó hoang ở gần nơi tôi sống bắt đầu sủa vào tôi. Tôi phủ nhận sự sợ hãi đối với chúng và phát chính niệm. Điều này xảy ra trong vài buổi tối liên tiếp. Một tối, lũ chó đang sủa và gần như đuổi kịp tôi và tôi có nguy cơ sắp bị chúng cắn. Chúng tới rất gần tôi. Lúc đó tôi nghĩ: Chắc chắn phải có lý do để chúng xảy ra như thế. Tôi phải hướng nội.

Khoảnh khắc mà tôi có chính niệm này, thì tôi nhìn vào lũ chó: mặc dù vẫn sủa, nhưng đuôi chúng cụp xuống và chúng nhìn tôi thân thiện. Chúng dừng sủa và rời đi. Kể từ đó chúng không bao giờ làm phiền tôi cả. Từ trải nghiệm này tôi hiểu rằng mỗi khi gặp vấn đề, tôi không nên hài lòng với việc thanh trừ chúng bằng phát chính niệm, mà tôi còn phải hướng nội.

Uy lực của chính niệm

Khi mới bắt đầu tu luyện, khi mà tôi hiểu ra sứ mệnh của chúng ta là cứu độ chúng sinh, thì điều đầu tiên mà tôi làm là phát tờ rơi giảng chân tướng cho mọi người trên phố. Lúc đó tôi có rất nhiều quan niệm của người thường ngăn cản tôi làm tốt việc này. Công của tôi không đủ cao để thanh trừ những nhân tố tà ác ngăn cản con người tiếp nhận chân tướng và có thể tà ác cũng can nhiễu cố gắng khiến tôi nản lòng và từ bỏ. Vậy nên, hầu hết mọi người mà tôi gặp trên phố đều từ chối nhận tờ rơi từ tôi. Cho đến một ngày, một ý tưởng chợt đến: tại sao tôi lại không phát chính niệm? Vậy là tôi bắt đầu phát chính niệm, và thật đáng ngạc nhiên, bỗng nhiên hầu hết mọi người đều nhận tờ rơi và cảm ơn tôi.

Nhiều lần tôi đã chứng kiến uy lực của chính niệm. Rõ ràng nhất là khi đồng tu gặp phải vấn đề kỹ thuật với thiết bị ghi hình tại các sự kiện. Hầu hết là chỉ một lát sau khi chúng tôi bắt đầu phát chính niệm thì họ có thể giải quyết vấn đề.

Vào một ngày tôi tham gia hoạt động giảng chân tướng với một học viên lâu năm khác. Lúc đó hơi quá trưa một chút và có ít người đi qua. Và số người dừng lại nói chuyện với chúng tôi còn ít hơn. Bỗng nhiên trời bắt đầu mưa. Đó là một cơn mưa lạnh và chúng tôi rét cóng. Mặc cho trời lạnh giá, chúng tôi không bỏ cuộc và không đi về nhà. Chúng tôi tìm thấy chỗ trú mưa dưới một tán cây, quyết tâm không rời đi. Và thật ngạc nhiên, mọi người trên phố bắt đầu dừng lại và nói chuyện với chúng tôi. Họ đều nhận tờ rơi chân tướng và ký vào bản thỉnh nguyện tại chỗ chúng tôi.

Từ trải nghiệm này tôi hiểu rằng, khi đang buông bỏ cũng là lúc chúng ta tích đức, đề cao tâm tính, khiến cho các sinh mệnh cao tầng bội phục và vì thế chúng ta được phép cứu nhiều chúng sinh hơn.

Tôi có một trải nghiệm đáng nhớ khác liên quan đến sự buông bỏ và tâm từ bi vào năm ngoái tại Munich. Đó là tháng 11, buổi sáng ngày thứ hai, một ngày sau khi Pháp hội tại Munich kết thúc và chúng tôi có hoạt động giảng chân tướng ở khu chợ trung tâm của thành phố. Buổi sáng trời có tuyết. Khi tôi đến nơi thì chỉ có vài học viên đang luyện công. Niệm đầu của tôi là: ồ trời tuyết dày quá, tôi sẽ bị ướt, tôi không có chỗ thay đồ, thế này sẽ khó đây… Tôi ngay lập tức nhận ra rằng đó không phải chính niệm, tôi loại trừ nó và cùng các đồng tu luyện công. 10 đến 15 phút sau, tuyết ngừng rơi.

Cả ngày hôm đó, chúng tôi luân phiên luyện công và phát tờ rơi, giảng chân tướng cho khách qua đường. Vào buổi tối, sau nhiều giờ đứng trên phố trong thời tiết lạnh giá, tôi đoán các học viên đã mệt. Tôi cảm thấy hoạt động giảng chân tướng đã đến lúc đình lại. Ngày càng ít người nói chuyện với các học viên và còn ít người ký tên vào bản thỉnh nguyện phản đối nạn thu hoạch tạng từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc hơn nữa. Bỗng nhiên một người trong ban tổ chức thông báo tập trung học viên để luyện bài công pháp thứ năm. Mặc dù trời rất lạnh và ngày rất dài, vài học viên vẫn bỏ giầy và bắt đầu luyện. Một lát sau, tôi cảm thấy một làn sóng từ bi mạnh mẽ bao trùm lên khu chợ. Tôi không thể diễn tả lại bằng lời nó đẹp đến thế nào. Không phải tôi là người duy nhất cảm nhận được điều đó. Những người xung quanh đó cũng thay đổi thái độ, bỗng nhiên họ xếp thành hàng để ký tên vào bản thỉnh nguyện. Thậm chí tôi còn nghe thấy một số người nói: Chúa phù hộ các bạn!.

Đừng cố gắng giải quyết vấn đề, hãy cố gắng loại trừ chấp trước của mình

Trong quá khứ, thật khó để tôi đương đầu với cái lạnh. Nhưng ở văn phòng tôi có một đồng nghiệp thường mở toang cửa sổ ngay cả trong mùa đông, bất chấp thời tiết bên ngoài có lạnh đến mấy. Bên cạnh việc tôi bị lạnh, tôi còn rất buồn vì cô ấy biết rõ rằng tôi lạnh và rất khó chịu nhưng cô vẫn mở cửa. Mặc dù nhiều lần tôi đã đề nghị cô chấm dứt chuyện này nhưng cô ấy vẫn làm. Đến một ngày, mệt mỏi vì buồn chán và trượt tất cả các khảo nghiệm, tôi đã quyết định: Được thôi, tôi sẽ đối phó với cái lạnh này mà không giận cô. Vậy đấy, tôi sẽ không buồn chán nữa. Và quả thật là tôi đã không như thế nữa.

Vài phút sau, điều phối viên đến và đề nghị cô chuyển sang phòng khác vì cô cứ khăng khăng để cửa sổ mở và đã mở một thời gian. Vậy là, vấn đề đã chấm dứt chỉ khi tôi thay đổi, chứ không phải là trước đó.

Để kết thúc, vào một ngày trong khi thiền định, Sư phụ cho tôi thấy một cảnh tượng ngoạn mục. Thật khó mà diễn đạt thành lời, như thể một bầu trời huy hoàng mở ra trước thiên mục của tôi, chứa hàng triệu ngôi sao lấp lánh, rực rỡ và mỹ diệu. Và trước cảnh tượng huy hoàng ấy, tất cả mọi xung đột tâm tính và va chạm khiến tôi đau khổ đều trở nên nhỏ bé và vô nghĩa. Giờ đây tôi hiểu rằng tôi không còn phải phàn nàn về ai hoặc e ngại khổ nạn, mà thay vào đó tôi phải tập trung vào tu luyện, để tôi có thể trở về nhà, trở về vũ trụ tươi đẹp lung linh mà tôi thuộc về, không hề đơn độc mà cùng tất cả những chúng sinh mà tôi cần phải cứu và với thệ ước đã hoàn thành.

(Bài trình bày tại Pháp hội Châu Âu 2017)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/10/6/355091.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/10/8/165980.html

Đăng ngày: 14-12-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share