Bài của một phóng viên Minh Huệ ở Thiên Tân, Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-11-2017] Một phụ nữ 68 tuổi ở Thiên Tân đã bị bắt vào ngày 6 tháng 10 năm 2015 trong khi phân phát tài liệu về cuộc bức hại của chính quyền Trung Cộng đối với Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Lính gác của Trại giam quận Nam Khai đưa bà Thái Lệ Lệ tới bệnh viện trong quận và ép bà phải cho mẫu máu nhiều lần trong thời gian bị giam. Bà nhớ là bà bị rút hơn 30 xi-lanh máu (mỗi ống là 5ml) trong vòng hai tháng. Tù nhân cùng buồng giam với bà nói là bà trông rất nhợt nhạt.

Ngày 30 tháng 12 năm 2015, bà Thái thấy vô cùng khó chịu. Bà được đưa tới bệnh viện cấp cứu, ở đó các bác sỹ không bắt được mạch của bà. Đến lúc đó, bà mới được thả dưới diện bảo lãnh để điều trị y tế.

Bà Thái bị xử vào ngày 21 tháng 9 năm 2016. Ngày 1 tháng 11 năm 2017, bà bị tuyên án 2 năm 10 tháng và bị phạt tiền 15.000 tệ. Bà nhận thấy bằng chứng buộc tội gồm hai đoạn phim quay cảnh lục soát nhà bà khi bà bị giam, nhưng đoạn phim có thiếu điểm mâu thuẫn. Bà nghi ngờ rằng cảnh sát đã ngụy tạo những thước phim đó sau khi lục soát nhà bà, song thẩm phán vẫn kết tội bà dựa trên bằng chứng này. Dưới đây là lời khai của bà Thái về vụ việc của bà.

Bắt giữ

Ngày 6 tháng 10 năm 2015, tôi đến Công viên Thủy Thượng, định là để phát tờ rơi Pháp Luân Công. Tôi vừa mới nói chuyện với hai người thì một cảnh sát mặc thường phục đột nhiên xuất hiện và lôi tôi lên một xe buýt du lịch. Ông ấy ra lệnh cho tài xế xe buýt đưa tôi thẳng tới Đồn Cảnh sát Thủy Thượng. Ở đây, một cảnh sát tuần tra đã tiếp nhận và đưa tôi tới Đồn Cảnh sát Bát Lý Thai.

Tôi bị giữ trong một phòng giam nhỏ và không được ăn uống gì.

Một cảnh sát (mang thẻ số 300547 và sau này, tôi biết được tên anh ta là Vương Chiến Lực) tới đã bắt tôi ký một biên bản nhận tội. Tôi đã từ chối tuân thủ nên ông ấy đã chộp lấy túi của tôi, trong đó có điện thoại, chìa khóa, thẻ xe buýt, và một máy MP3.

Mấy tiếng sau, ông ấy quay trở lại và đưa tôi ra hành lang. Tôi thấy trên bàn có một băng cát-sét và một hộp nữ trang, vốn là đồ của tôi, nên nhận ra rằng cảnh sát đã lục soát nhà tôi mà không báo cho tôi.

Sau đó, tôi thấy hai cảnh sát mặc thường phục cầm cuốn danh bạ của tôi và tự hỏi họ còn lấy những gì nữa ở nhà tôi đây. Tôi cũng ngạc nhiên khi thấy em trai tôi ở sảnh nhưng cứ tưởng là cảnh sát tìm thấy cậu ấy và đưa cậu ấy theo để lục soát nhà tôi.

Ông Vương lục lọi ví của tôi và nói ông ta tìm tiền để mua cho tôi chút đồ ăn. Rồi ông ta cũng chẳng mua, và em trai tôi phải mang chút đồ cho tôi ăn.

Ông Vương để em trai tôi đi sau khi đưa cho cậu ấy thẻ xe buýt, chìa khóa, và ví tiền của tôi. Trước khi tôi ăn xong, ông Vương đã đưa tôi tới một nơi được canh gác nghiêm ngặt. Sau này, tôi mới biết đó là Trại giam quận Nam Khai. Tôi lại yêu cầu gặp ông Vương nhưng được bảo là hãy quên yêu cầu đó đi.

Liên tục bị lấy mẫu máu

Ngày nào tôi cũng được cho một bát súp bắp cải và mấy cái bánh bao hấp. Không có giường, và tôi phải ngủ trên tấm mền bẩn cùng với mấy tù nhân khác. Chân của tôi sưng lên, và tôi cũng không có khả năng tự chăm sóc bản thân.

Lính gác nhiều lần đưa tôi đến bệnh viện khu vực để lấy mẫu máu, nhưng họ không cho tôi biết lý do. Tôi nhớ là họ đã lấy hơn 30 lần xi-ranh 5ml máu trong vòng hai tháng.

Lính canh họ Cổ hứa thả tôi nếu tôi viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Tôi đã từ chối, bởi vì tôi không vi phạm luật nào ngoài việc thực hiện quyền hiến pháp về tự do tín ngưỡng. Bà ấy sau đó yêu cầu một người khác viết hộ tôi và lừa tôi ký tên và in dấu vân tay vào đó. Tôi không được thả ngay như họ Cổ kia đã hứa.

Sáng ngày 30 tháng 12 năm 2015, đột nhiên, tôi cảm giác như mình sắp chết. Lính gác vội đưa tôi đi cấp cứu, nhưng các bác sỹ không đo được huyết áp. Đến lúc đó, lính canh Cổ và giám đốc trại giam Lưu mới báo gia đình tôi tới đón.

Con trai tôi phải bỏ việc ở một thành phố khác để về nhà chăm sóc tôi.

Nhà bị lục soát khi không có ai ở nhà

Tôi biết em trai tôi không có mặt khi cảnh sát lục soát nhà tôi hôm tôi bị bắt. Tôi phát hiện rằng cảnh sát đã lấy những vật dụng sau ở nhà tôi: một hợp đồng tài chính trị giá 20.000 tệ, một chiếc ví với vài trăm tệ tiền mặt, một số tờ tiền có in thông điệp về Pháp Luân Công, sách điện tử của tôi, hai chiếc áo len ca-sơ-mia mới tinh, một ít len dạ, một lá thư gửi Chủ tịch Tập Cận Bình, và một bản gốc đơn kiện cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Giang Trạch Dân.

Không có sổ điện thoại, tôi mất liên hệ với họ hàng và bạn bè.

Bị xét xử dựa trên bằng chứng ngụy tạo

Tôi bị xử tại Tòa án quận Nam Khai vào ngày 21 tháng 9 năm 2016. Cáo trạng liệt kê khá nhiều người đã được tôi đưa tài liệu Pháp Luân Công. Không ai trong số họ hiện diện tại tòa. Thực ra, tôi chỉ đưa cho hai người trong số họ, nên tôi dám chắc rằng ít ra là một vài manh mối đã bị ngụy tạo.

Kiểm sát viên sau đó đưa ra mấy bức ảnh mầu về những vật dụng ông ta cho là bị tịch thu từ nhà tôi. Tôi không nhận ra phần lớn những vật dụng này. Với những vật dụng khác thì ảnh mờ đến nỗi không thể nhận ra đó là vật gì.

Kiểm sát viên sau đó chiếu hai đoạn video mà ông ấy tuyên bố là ghi lại quá trình cảnh sát lục soát nhà tôi. Đoạn phim cho thấy có ít nhất ba người đi vào nhà tôi, nhưng không chiếu mặt của người nào trong đó.

Các đoạn video quay tập trung vào những vật dụng mà tôi chưa bao giờ có. Kỳ lạ thay, một đoạn phim chiếu những tờ rơi Pháp Luân Công tôi mang trong túi xách vào lúc tôi bị bắt. Thế nhưng tôi không có thêm tờ rơi nào như thế ở nhà.

Tủ của tôi không có trong video, nhưng hai chiếc áo len dạ tôi để trong đó đã biến mất khi tôi về nhà.

Chiếc ví có vài trăm tệ có trong hình ảnh của một đoạn phim, nó cũng cho thấy một bàn tay đút trả lại tiền vào đó. Tuy nhiên, cái ví đã trống không khi tôi được thả.

Những đoạn phim không chiếu lúc cảnh sát rời khỏi nhà tôi. Không rõ là họ rời đi cùng lúc hay mỗi người đi một lúc nữa.

Tôi nghi ngờ cảnh sát đã ghi các đoạn phim sau khi lục soát nhà của tôi.

Thẩm phán đã buộc tội tôi mà không cho tôi một cơ hội biện hộ nào. Do tình trạng sức khỏe suy nhược, tôi hiện được bảo lãnh y tế.

Tôi đã tới đồn cảnh sát nhiều lần để yêu cầu trả lại những đồ vật bị tịch thu, nhưng vô vọng. Lần ghé thăm gần nhất là ngày 23 tháng 9, lúc đó, tôi thấy ảnh của cảnh sát Vương trên bảng tin. Bấy giờ, tôi mới phát hiện ra tên của ông ta.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/11/14/356672.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/11/21/166480.html

Đăng ngày 14-12-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share