Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-11-2017] Hai công dân ở huyện Lễ đã bị bắt ở huyện Cao Dương lân cận vào ngày 30 tháng 7 năm 2017, vì từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần cổ xưa của Trung Quốc hiện đang bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp tàn bạo kể từ năm 1999.

Cả hai bà Trương Tiểu Kiệm và Ngô Tân Hoa đều thừa nhận nhờ tu luyện Pháp Luân Công mà sức khỏe của họ được cải thiện đáng kể và vì thế mà họ có được cuộc sống hạnh phúc hơn. Nhiều người dân địa phương đã biết đến họ sau khi chứng kiến Pháp Luân Công đã khiến cả hai trở nên khỏe mạnh, lạc quan, và biết quan tâm tới người khác. Sau khi biết họ đang bị bắt giữ, 500 người dân đã ký đơn thỉnh nguyện yêu cầu thả họ ra.

2017-11-22-zhang-xiao-jian_01.jpg

Dân làng ký tên và điểm chỉ trên đơn thỉnh nguyện

Hai học viên Pháp Luân Công đã xuất hiện tại Tòa án huyện Cao Dương vào ngày 15 tháng 11. Bốn luật sư bào chữa cho họ, thông qua việc viện dẫn quyền tự do tín ngưỡng theo Hiến pháp. Trên thực tế, không có luật nào ở Trung Quốc nói rằng tu luyện Pháp Luân Công là phạm pháp. Hai ủy viên công tố đã liên tục ngắt lời các luật sư trong khi họ tranh biện.

Các luật sư đã cố nộp đơn khiếu nại các ủy viên công tố, nhưng họ được thông báo rằng không có ai rảnh để nhận hồ sơ của họ.

Lợi dụng hệ thống hành pháp và bộ máy tư pháp để vi phạm thủ tục pháp luật

Một trong những luật sư của bà Trương gặp khó khăn trong việc nộp hồ sơ đại diện cho bà tại Đồn Cảnh sát Tấn Trang, nơi bà đang bị giam giữ. Họ gợi ý ông làm việc với cấp trên của họ, Phòng Cảnh sát huyện Cao Dương.

Tại Phòng Cảnh sát huyện Cao Dương, Biên Lập Khôn, Trưởng phòng An ninh Nội địa, lại yêu cầu luật sư quay trở lại Đồn Cảnh sát Tấn Trang. Kết quả là, vị luật sư này không thể thúc đẩy tiến trình xử lý hồ sơ, trong khi chỉ còn vài tuần nữa là sẽ kết thúc quá trình ông làm đại diện cho bà Trương.

Vài tháng trước phiên xét xử, một luật sư của bà Ngô đã viết một đơn khiếu nại Phòng Cảnh sát huyện Cao Dương và Viện kiểm sát nhân dân vì đã bắt giữ và truy tố thân chủ của ông mà không có cơ sở pháp lý, nhưng Viện kiểm sát huyện Bảo Định đã từ chối nhận đơn khiếu nại, thậm chí còn đe dọa bắt giữ luật sư.

Bà Trương và bà Ngô bị còng tay trong phiên xét xử ngày 15 tháng 11. Các luật sư của họ yêu cầu tháo còng tay, nhưng thẩm phán từ chối.

Thẩm phán Lý đã thất bại trong việc duy trì trật tự trong phiên xét xử. Công tố viên Thái Lập Công và Diêu Tố Linh liên tục ngắt lời luật sư, và thư ký tòa Trần Hồng Cường cũng vậy.

Khi một trong các luật sư hỏi liệu có hay không việc các nhân viên thẩm vấn xuất trình thẻ hoặc chỉ ra cụ thể bà đã vi phạm luật gì, thì bà Trương trả lời là “Không có”. Công tố viên Diêu sau đó hét lên với luật sư: “Việc cảnh sát xử lý vụ việc này thế nào không phải là việc của các anh!”

Luật sư ra hiệu rằng ông được quyền hỏi thân chủ của mình một câu hỏi như vậy trong quá trình kiểm tra chéo. Kiểm sát viên Thái đã đập tay xuống bàn và nói: “Hạ tay xuống ngay.”

Tuy vậy, vị luật sư vẫn nói với đôi tay giơ cao trong không trung như ông vẫn hay làm.

Ông Thái hét lên: “Ném anh ta ra ngoài ngay lập tức!”

Ông Diêu đứng lên và nói: “Tôi chịu thua! Tôi chịu thua rồi!”

Ông Thái cũng đứng lên, đập bàn hai lần và nói: “Các ông là luật sư mà lại vô pháp!”

Hai nhân viên chấp hành ở toà bắt đầu đẩy các thành viên gia đình học viên ra khỏi phòng xét xử. Một người đàn ông tóm lấy mũ của con gái bà Ngô rất chặt đến nỗi làm đứt cả dây buộc tóc và khiến tóc của cô rối tung lên.

Bốn luật sư tới Viện kiểm sát huyện Cao Dương chiều hôm đó nhưng họ được thông báo là không có ai ở đây để tiếp nhận những phàn nàn của họ về ông Thái và ông Diêu.

Một luật sư đã gọi cho ông Diêu sau đó, và ông Diêu không thể phủ nhận thực tế là không có cơ sở pháp lý để buộc tội bà Trương và bà Ngô.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/11/22/356983.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/11/26/166541.html

Đăng ngày 13-12-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share