Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-7-2017] Tháng 5 năm 1995, tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Dưới sự bảo hộ của Sư phụ Lý Hồng Chí, tôi tiếp tục con đường tu luyện của mình suốt những năm qua. Không có ngôn từ nào diễn tả được lòng biết ơn của tôi.

Khi còn nhỏ, tôi bị viêm a-mi-đan mỗi năm một lần. Lúc tôi lên cấp 3, tôi bị sưng hạch chàm và đau liên tục. Thuốc không chữa được bệnh cho tôi. Tôi cũng đã thử các môn khí công khác nhưng không tìm ra được biện pháp chữa trị.

Tôi xem video Sư phụ Lý Hồng Chí giảng Pháp ở Bắc Kinh và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 5 năm 1995. Kể từ đó, tôi nhận thức được nguyên lý nghiệp lực luân báo; đó là một người dù thế nào sẽ phải chịu trách nhiệm cho những hành vi của họ. Tôi ngộ ra rằng Sư phụ đang giảng cho con người về những đặc tính tối cao của vũ trụ, Chân–Thiện–Nhẫn. Học được những chân lý sâu xa này đã mang đến cho tôi hạnh phúc mà tôi không thể hình dung được.

Sau khi học Pháp và luyện công một giai đoạn thời gian, các triệu chứng của bệnh viêm a-mi-đan đã khỏi. Khi đau đầu, tôi hiểu rằng đó là một phần trong quá trình tịnh hóa thân thể như đã được miêu tả trong các bài giảng. Sau đó, trong một lần đau đầu dữ dội, cả ngày hôm đó tôi không ăn hay ngủ. Đến nửa đêm, tôi đi bộ ra ngoài và một nhân viên cảnh sát thậm chí đã dừng lại để hỏi han tôi. Vào ngày thứ ba, cơn đau đầu chấm dứt và tôi ngay lập tức buồn ngủ. Khi thức dậy, tôi cảm thấy tỉnh táo và chứng đau nửa đầu mãn tính của tôi đã biến mất.

Thay đổi quan niệm và tu chính mình

Kể từ khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, có rất nhiều khảo nghiệm dành cho tôi và vợ tôi. Nhiều lần khi vợ tôi đến kỳ kinh nguyệt, chúng tôi thường xuyên cãi nhau. Hơn 22 năm, chúng tôi đã có rất nhiều mâu thuẫn. Thậm chí cho đến gần đây, tôi đã cân nhắc đến việc ly hôn.

Gần đây khi đến một thành phố ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, tôi cảm thấy mọi người ở đây rất khác so với người dân ở Bắc Kinh. Họ nói chuyện thẳng thắn nhưng dường như tất cả những gì họ quan tâm đến là tiền bạc. Họ không còn gì khác để nói. Và điều đó khiến tôi cảm thấy chán nản. Sau đó tôi nghĩ về vợ mình, trong những năm qua cô ấy không hề thay đổi, cô ấy luôn không ngừng chỉ trích tôi.

Sau đó tôi nhớ đến bài thơ của Sư phụ:

“Phi thị tu hành lộ thượng khổ,

Sinh sinh thế thế nghiệp lực trở;

Hoành tâm tiêu nghiệp tu tâm tính,

Vĩnh đắc nhân thân thị Phật tổ.”

(Nhân quảHồng Ngâm)

Diễn nghĩa:

“Không phải tu hành nghĩa là đi trên con đường khổ,

[Mà là] nghiệp lực từ đời này đời khác ngăn trở;

Quyết tâm, làm tiêu nghiệp và tu tâm tính,

Vĩnh viễn được thân người là Phật tổ.”

Tôi nhận ra rằng mình nên cảm ơn vợ. Tất cả những khổ nạn này có nguyên nhân từ nghiệp lực của tôi và tôi nên hạnh phúc vì điều đó. Trong suốt những năm qua, tôi đã không vượt qua khảo nghiệm này vì quan niệm người thường của tôi không cải biến. Do đó tôi hướng nội và đề cao tâm tính của mình. Bây giờ tôi cảm thấy mình thật may mắn!

Sư phụ đã giảng cho chúng ta:

“Hỡi các đệ tử chân tu, tôi dạy chư vị là Pháp tu Phật tu Đạo, vậy mà chư vị lại kể khổ với tôi vì những tổn thất về lợi ích nơi người thường, chứ không thấy khổ não vì tâm chấp trước nơi người thường của bản thân vẫn chưa buông bỏ được, đó là tu luyện sao? Có thể buông bỏ tâm người thường hay không, đó là ‘tử quan’ dẫn tới người siêu thường chân chính. Đệ tử chân tu ai ai cũng phải vượt qua, đó là giới tuyến giữa người tu luyện và người thường.” (Chân tuTinh tấn yếu chỉ)

Hướng nội

Tôi đã từng hướng ngoại và việc đó khiến tôi dễ tìm ra khuyết điểm của người khác và phán xét họ. Thay vì hướng nội, tôi lo lắng cho những học viên khác vì tôi nghĩ họ không vứt bỏ được tâm chấp trước của mình. Tôi lo lắng cho vợ tôi vì cô ấy có chấp trước vào tình rất mạnh mẽ với mẹ. Thái độ của tôi không thiện. Tôi không để ý rằng tất cả mọi thứ đều là phản ánh chân thực trạng thái tâm tính của tôi.

Tập trung vào những khuyết điểm của người khác là không thiện. Đó là hành động vị tư chỉ muốn người khác thay đổi. Thay vào đó, tôi nên xem xét chính bản thân mình, nhìn vào những ưu điểm của người khác và hành xử một cách từ bi.

Khi tôi hướng nội và không cố gắng thay đổi mẹ vợ nữa, vợ tôi đã vui vẻ hơn. Dì của vợ tôi là người không thích nấu ăn, đã bắt đầu đến nhà chúng tôi. Mặc dù tôi rất bận, tôi vẫn nấu những món ăn ngon cho dì và không còn phàn nàn gì nữa.

Thay vì ép bản thân phải chịu đựng mẹ vợ, bây giờ tôi chỉ nhìn vào những ưu điểm của bà. Việc bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công với bà không dễ dàng, bà có rất nhiều trách nhiệm vì phải chăm sóc ba đứa cháu. Tôi hiểu ra việc mọi người đã phải chịu khổ như thế nào và không còn cảm thấy oán giận đối với bà nữa.

Hướng nội khi nhìn thấy chấp trước của những học viên khác

Cuối cùng, tôi đã nhận ra lý do tại sao mình nhìn ra chấp trước của những học viên khác. Đó là bởi vì tôi cũng có những chấp trước như vậy. Đây là điểm hóa của Sư phụ.

Một học viên mà tôi luôn để ý tới là một người điều phối. Cô ấy tức giận, thất vọng và cảm thấy bất lực khi nhìn thấy những học viên khác không thể vứt bỏ tâm chấp trước của họ. Cô ấy cảm thấy rất chán nản. Tôi nhận ra rằng trạng thái tâm lý này là một chủng biểu hiện của tâm tật đố và tâm oán giận.

Khi tôi chỉ ra cho cô ấy, cô ấy không đồng ý với tôi. Cô ấy nghĩ rằng đó là do các học viên khác có tâm chấp trước và cần nhắc nhở họ để họ thay đổi. Tôi nghĩ thái độ ấy là không đúng đắn và cũng hy vọng cô ấy có thể thay đổi.

Điều này đã cảnh tỉnh tôi và tôi nhận ra rằng mình nên hướng nội. Nếu tôi cố gắng ép buộc cô ấy thay đổi, thì có lẽ tôi cũng có vấn đề tương tự và điều này là không thiện. Sau đó tôi ngồi xuống, tay kết ấn và phát niệm thanh lý chấp trước này của mình. Sau một lúc, tôi bình tĩnh trở lại. Hướng ngoại là không từ bi, và nó không giúp cải biến tâm tính của ai cả.

Khi tu thiện, chúng ta cần nhẫn và nhìn vào ưu điểm của người khác. Khi càng thiện, chúng ta sẽ càng cứu được nhiều người hơn nữa.

Sau khi thay đổi thái độ của mình, mẹ vợ tôi đã đề nghị tôi cùng bà đi mua sắm. Tôi ngộ ra rằng tôi đã đề cao tâm tính và Sư phụ đã an bài cho tôi cơ hội đi cùng bà để cứu người. Khi chúng tôi đến chợ, tôi đã có thể dễ dàng nói chuyện giảng chân tướng cho bảy người về cuộc bức hại.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/21/351372.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/11/7/166313.html

Đăng ngày 10-12-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share