Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-6-2017] Các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp đều hiểu rằng, việc buông lỏng trong tu luyện có liên quan đến tâm an nhàn. Sư phụ cũng giảng sự buông lỏng là một phần của tâm tật đố, và đây là một điều rất nghiêm trọng trong tu luyện.

“Cái tâm tật đố ấy thì chư vị nhất định phải trừ bỏ đi, thứ đó ghê gớm lắm, nó sẽ khiến tất cả tu luyện của chư vị đều biến thành lỏng lẻo, huỷ chư vị. Không được có tâm tật đố.“ (Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017])

Tâm tật đố cũng là nguyên nhân của việc cảm thấy bị đối xử không công bằng, từ đó có thể sinh ra tâm oán hận, tranh đấu và dẫn đến việc muốn trả đũa.

Những biểu hiện của tật đố

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các học viên buông lỏng trong tu luyện của họ. Theo lý giải của tôi thì chính là trong tu luyện Chính Pháp, không thể nghiêm khắc yêu cầu bản thân, không thể thời thời khắc khắc hướng nội tìm; đối với hạng mục cứu độ chúng sinh không dụng tâm, không chuyên chú, làm chỉ là vì để hoàn thành nhiệm vụ; cung cấp thị trường cho những tín tức tiểu đạo, cho những người làm loạn Pháp, không thể dĩ Pháp vi Sư; chính niệm tu luyện không đủ, ý chí không kiên định… Vậy thì, tâm tật đố khiến người tu luyện từ chỗ buông lỏng đi đến hủy diệt thế nào đây? Tôi ngộ ra rằng, tâm tật đố có quan hệ với tâm cầu danh.

Có người mà trong quá trình tu luyện, có một loại biểu hiện giống như là muốn ở vị trí caoáp đảo người khác. Khi thấy sự ưu tú và nổi bật của người khác, thì phản ứng đầu tiên sẽ là tâm tự tôn trỗi dậy, cảm thấy bị đả kích. Tâm lý thấy vô cùng bất công mà nghĩ: Ông Trời thật quá bất công, vì sao lại cấp cho người ta những thứ tốt đến thế, trong khi mình nỗ lực mãi mà không được; hoặc là: mình nhất định phải tìm ra điểm yếu hoặc thiếu sót của người này để áp đảo anh ta. Khi ở trong trạng thái này, có những người hoàn toàn không còn coi bản thân là người tu luyện, bị ma tính chi phối mà làm những việc sai lầm, thậm chí là sai lầm lớn. Có người hiểu được rằng không thể có tâm tật đố, bởi ôm giữ chủng tâm này sẽ không thể đắc chính quả, nên luôn bài xích nó. Tuy nhiên, điều này thật không dễ dàng, vì tâm tật đố ẩn rất sâu trong tâm trí con người. Nếu chúng ta không tinh tấn học Pháp cho nhiều và đề cao tâm tính thì không thể loại bỏ được tâm tật đố.

Ngày nay nhiều người tin rằng tiền bạc tượng trưng cho giá trị của bản thân. Nếu người ta không thể nhìn xa hơn bề mặt này thì người đó rất dễ trở nên tật đố.

Một người tu luyện luôn phải chiều theo các tiêu chuẩn của Đại Pháp. Nếu người đó bị chấp trước vào thứ gì đó, thì cơ hội thành công trong tu luyện của họ càng ít đi. Sư phụ sẽ điểm hoá cho chúng ta, nhưng nếu người học viên không thể bỏ được chấp trước, thì cựu thế lực sẽ lợi dụng những chấp trước này và toàn bộ quá trình tu luyện của người này sẽ không còn giá trị.

Sư phụ giảng:

“Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược.“ (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Tâm tật đố không đến từ bản ngã của chúng ta, thay vào đó, nó là những nhân tố tà ác ở các không gian khác. Mục đích của chúng là huỷ hoại chính niệm và căn cơ của học viên. Do đó, khi chúng ta liên tục mắc lỗi, tâm tật đố có thể khiến người đó mất đi tín tâm vào tu luyện và Sư phụ, để rồi cuối cùng đi sai đường và bị huỷ hoại.

Một số học viên lại có chủng biểu hiện khác là tự đại, tự ngã, duy ngã độc tôn. Cho dù có biểu hiện ra bên ngoài hay không, nhưng trong tâm thì nghĩ rằng: Mình là Vương trên thiên thượng hạ xuống, là đệ tử Đại Pháp, mình đương nhiên khác với người thường cõi phàm trần. Trong khi tu tâm, biểu hiện ra chính là: Tôi dùng tư thái như vậy đối đãi với các vị, lẽ nào các vị còn không hiểu rõ tôi? Sự chịu nhận của tôi cũng là có giới hạn, các vị còn muốn tôi phải thế nào nữa? Trong lúc làm hạng mục cứu người thì tâm suy nghĩ: Muốn theo Sư phụ trở về nhà, tất phải đi cứu người, để cho người điều phối sắp xếp cho mình nhiệm vụ nào đó mau chóng đi làm thôi! Khi nhìn thấy những người khác đi cứu người, làm được rất tốt, trong tâm liền nghĩ: Bạn làm tốt, tôi cũng có thể làm được.

Những suy nghĩ này không chính, vì họ đang làm những việc này để giữ thể diện và hiển thị. Tuy nhiên, khi làm xong việc, thì họ lại rất mệt mỏi. Họ không cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc của người tu luyện khi cứu được nhiều người. Họ chịu đựng gian khổ và còn kiên trì đến cùng là vì chấp trước vào thời gian Chính Pháp. Một khi chạm đến giới hạn của sự chịu đựng, họ sẽ tin vào những tin đồn, hoặc sẽ có những hiểu sai về Pháp mà buông bỏ tu luyện, đi đến hủy diệt.

Tâm tật đố của tôi luôn biểu hiện ở việc tôi thường đổ lỗi vòng quanh cho người khác. Dù đã tu bỏ không ít, nhưng phương diện này tôi vẫn còn rất nhiều chỗ phải đề cao. Tôi có thể khoan dung từ bi khi trạng thái tu luyện của tôi tốt. Tuy nhiên nếu tôi tu luyện không tốt, tôi sẽ lại đổ lỗi chỉ trích người khác. Kỳ thực đây chính là buông lỏng tu luyện bản thân, khi nói năng cũng dùng phương thức cao cao tại thượng của văn hóa đảng, biểu hiện tự đại. Tôi ngộ được rằng: Không có tâm bình đẳng, sẽ không có ngôn ngữ bình hòa. Tu tâm, cần phải tu xuất tâm khoan dung độ lượng, phải có thể tiếp thụ được biểu hiện của các đồng tu ở các tầng thứ khác nhau. Do đó, khi gặp mâu thuẫn, trước tiên phải tu bản thân, sau đó mới có thể đưa ra khuyến nghị một cách thiện ý.

Còn một loại biểu hiện đáng chú ý khác, đó chính là truy cầu hoàn mỹ, xử lý vấn đề một cách linh hoạt và trọn vẹn. Trên đời này không có gì hoàn mỹ, truy cầu hoàn mỹ chính là chấp trước với các tiêu chuẩn của bản thân đề ra hoặc giả muốn được người khác tán thưởng mình. Tâm cầu danh cũng tiềm ẩn sau vấn đề này. Trên biểu hiện thì vẫn để người khác nói mình, nhưng trong tâm nghĩ: Bạn dựa vào đâu để mà nói tôi, tôi nào có điểm nào không đúng, cho dù thế nào thì tôi cũng không phải như thế… Tâm lý thấy bất công, tiềm ẩn trong đó sự biện giải và giảo hoạt, mục đích cuối cùng thì vẫn là muốn nói với người ta rằng: Tôi không có sai, là người khác làm sai. Những người này thường nói nhiều và hay tùy ý giải thích Đại Pháp, truyền bá những động tác luyện công không chính xác, truyền những tín tức tiểu đạo một cách vô ý… nhưng không chịu nhận sai, không suy xét lại bản thân, không hối cải, chỉ có trên bề mặt thì biểu hiện vẫn là đang làm ba việc. Những người học Pháp không sâu hoặc học viên mới không dĩ Pháp vi Sư thì những lời nói của các học viên này đầy mê hoặc. Những người này cho dù cá tính mạnh mẽ hay yếu nhược, đều là ma tính khống chế, chủ ý thức bị tà ác ức chế, do đó khi bị tà ác thao túng, lợi dụng thì bản thân không hề hay biết, cứ làm những việc sai lầm như vậy.

Tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc

Trong nhóm học Pháp của chúng tôi, một nữ học viên đã có gia đình bị chấp trước vào một học viên nam đã kết hôn. Cô ấy biểu đạt như những gì Sư phụ giảng:

“miệng niệm kinh văn mà tặc nhãn đảo quanh.” (Người tu cần tránh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Do không quy chính hành vi của mình, nên cô ấy đã bị bắt khi nói chuyện với một số người về Đại Pháp.

Một số học viên trẻ tuổi bị bức hại trở thành vô gia cư bởi họ có một số mối quan hệ nam nữ. Làm sao một người có thể chứng thực Pháp khi không làm theo các tiêu chuẩn của Pháp?

Có một học viên lớn tuổi ở địa phương đột ngột qua đời cách đây không lâu. Bà là một kiểu người có tâm tật đó, và chấp trước ghen tuông, oán hận từ tật đố đã khiến bà trở nên nóng giận. Bà không thể loại bỏ chúng đi và luôn phàn nàn về việc bà bị đối xử tệ như thế nào. Thật khó khi nói chuyện với bà về Pháp.

Có lần bà ấy còn mắng tôi từ một chuyện nhỏ. Lúc đầu thật khó chấp nhận việc này, nhưng sau đó tôi nhận ra những hành động đó không đơn giản từ phía con người, mà chính là tà ác đằng sau bà ấy tấn công tôi, ngăn không cho tôi giúp bà ấy.

Khi tôi gặp bà lần cuối, bản tính tà ác của bà lại xuất hiện trở lại. Bà không thể bỏ được tâm tật đó. Tôi đã phát chính niệm để giúp bà, nhưng cuối cùng, cựu thế lực vẫn đến đưa bà đi.

Những sự việc như vậy xuất hiện rất nhiều lần, và tôi thường tự hỏi tại sao tâm tật đố lại khó bỏ như vậy.

Không có gì để tật đố

Khi tôi tập trung vào Pháp của Sư phụ thì chẳng có gì phải tật đố. Trạng thái không công bằng là bản năng con người cho chúng ta thấy những gì chúng ta đang chịu đựng, bị lợi dụng, hay không được tôn trọng.

Cuộc sống hiện tại của học viên đều khiến các vị Thần trong vũ trụ to lớn này phải ghen tỵ. Thực tế chúng ta là đệ tử của Sư phụ, và là địa vị cao nhất mà ta có thể mong muốn. Hơn nữa, khi các học viên tu luyện viên mãn, chúng ta sẽ trở lại ngôi nhà thật sự của mình, rõ ràng vấn đề so sánh ai cao hơn ai trong thế giới con người chẳng là gì hết. Vậy ai phải tật đố với ai?

Đại Pháp đem lại lợi ích lớn nhất và đảm bảo người chân tu sẽ là một phần của vũ trụ mới. Các đệ tử Đại Pháp có Sư phụ tuyệt vời nhất, Pháp vĩ đại nhất và địa vị cao quý nhất, vậy ai thực đáng với sự tật đố của chúng ta? Chính là những người khác phải thấy ghen tị tật đố với chúng ta!

Sư phụ giảng:

“Những va chạm hay một chút sự việc thì người thường cho là rất lớn, lời nói ra đều là để hơn thua cho mình, không thể nhẫn, bực tức lên thì việc gì cũng dám làm. Nhưng đã là người luyện công, thì những thứ mà người khác cho là rất lớn, thì chư vị nhìn thấy rất nhỏ, nhỏ lắm, quá nhỏ bé. Là vì chư vị có mục tiêu hết sức lâu dài, rất xa và rộng lớn, chư vị là sẽ cùng tuổi với vũ trụ. Chư vị thử nghĩ lại xem, có thể có [những thứ kia] hoặc có thể không có, [nhưng] chư vị nghĩ hướng đến [những điều] lớn hơn, thì đều có thể vượt qua những thứ đó.“ (Tu “Chân – Thiện – Nhẫn” đồng thời, Pháp Luân Công)

Xứng đáng với niềm tin của Sư phụ

Hiểu biết của tôi về tâm tật đố đã giúp tôi xử lý nhiều tình huống với tâm hoà ái. Tôi đã không còn bất mãn với bất cứ ai khi tôi bị bức hại, trải qua những thời khắc khảo nghiệm nhất, hoặc khi cha mẹ tôi rời xa tôi vì họ không thể chịu đựng thêm áp lực nữa.

Tôi đã có thể nhận những lời lẽ khó chịu trong hoà ái, hướng nội để đề cao và tôn trọng mọi người, vì tôi biết Sư phụ luôn như vậy với tôi.

Hỡi các đồng tu, hãy chiểu theo tiêu chuẩn của Đại Pháp và bước đi đúng đắn trên con đường tu luyện! Đừng làm những điều khiến bạn phải hối tiếc một lúc nào đó. Hãy trân quý cơ hội trân quý mà chúng ta đã chờ đợi trong nhiều kiếp. Chúng ta phải xứng đáng với sự kỳ vọng của Sư phụ!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/6/29/350129.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/10/24/166154.html

Đăng ngày 6-12-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share