Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở San Diego

[MINH HUỆ 19-11-2017] Đầu tháng 11, Liên minh Quốc tế về Chấm dứt Nạn mổ cướp tạng ở Trung Quốc đã đồng tổ chức các cuộc tọa đàm tại hai trường đại học công lập lớn ở San Diego, California. Các sự kiện này nhằm nâng cao nhận thức về nạn lạm dụng ghép tạng quy mô lớn của Trung Quốc và ủng hộ một nghị quyết lên án vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, được Thượng Nghị sĩ Joel Anderson đến từ Thượng viện bang California đề xuất. Nghị quyết SJR 10 đã bị rút khỏi Thượng viện sau những de dọa từ Lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco.

4393876448eed73a5bda5daba80f64fd.jpg

Các thành viên của ban tọa đàm tại Đại học công lập San Diego, ngày 1 tháng 11 năm 2017 (từ trái sang phải) gồm: Bà Grace Lý Huệ Anh, Tiến sỹ Trần Sư Chúng, Thượng Nghị sỹ Joel Anderson, ông David Kilgour, và ông David Matas. Thượng Nghị sỹ bang California Joel Anderson (ở giữa) trình bày về tầm quan trọng của việc đưa Nghị quyết SJR10 quay trở lại Thượng viện. Ông nói: “Chúng ta không thể cam chịu sự can thiệp của một chính quyền cộng sản ngoại quốc tới cơ quan lập pháp tiểu bang.”

Khoảng 200 sinh viên và giảng viên đã tham dự sự kiện này tại Trung tâm Cựu sinh viên Parma Payne Goodall thuộc Đại học công lập San Diego (SDSU) vào tối ngày 1 tháng 11.

Sự kiện thứ hai đã diễn ra tại Nhà hát Trung tâm Price trong khuôn viên Đại học California San Diego (UCSD) vào buổi tối ngày tiếp theo.

Trong số các diễn giả tại hai sự kiện đều có Thượng Nghị sỹ Joel Anderson, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Canada ngài David Kilgour, và luật sư nhân quyền quốc tế David Matas.

Ông Kilgour và ông Matas là đồng tác giả của cuốn sách Thu Hoạch Đẫm Máu và hai báo cáo điều tra về nạn cưỡng bức thu hoạch tạng từ các tù nhân Pháp Luân Công, những nạn nhân chính trong tội ác này. Họ đã chia sẻ về cuộc điều tra trong hơn một thập kỷ qua của mình, đặc biệt là về báo cáo cập nhật năm 2016, trong đó ước tính rằng chế độ Trung Quốc đang tiến hành từ 60.000 đến 100.000 ca cấy ghép mỗi năm, trái với con số 10.000 ca hàng năm như chính quyền nước này tuyên bố.

Ông Kilgour cho biết: “Tôi từng có mười năm làm công tố viên, vì vậy tôi biết đôi điều về bằng chứng. Cuộc điều tra của chúng tôi đã tìm ra chứng cứ về nạn cưỡng đoạt nội tạng quy mô lớn từ các học viên Pháp Luân Công không tự nguyện. Các nội tạng quan trọng của họ, bao gồm thận, gan, giác mạc, và tim bị chiếm đoạt để bán với mức giá cao, đôi khi cho những người ngoại quốc, những người thường phải chờ đợi rất lâu để được hiến tạng ở quốc gia của mình.”

Trước những bằng chứng xác đáng về nạn buôn bán tạng bất hợp pháp ở Trung Quốc, Israel, Đài Loan, Ý và Tây Ban Nha đã thông qua những đạo luật nhằm ngăn chặn công dân nước mình tiếp nhận những tạng người có nguồn gốc bất hợp pháp. Vào tháng 6 năm 2016, Hạ Nghị viện của Quốc Hội Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua Nghị quyết 343, bày tỏ mối quan ngại liên quan đến các báo cáo thường xuyên được cập nhật và đáng tin cậy về nạn thu hoạch tạng có tổ chức do nhà nước hậu thuẫn từ các tù nhân lương tâm không tự nguyện ở Trung Quốc, bao gồm phần lớn các học viên Pháp Luân Công, tín đồ Cơ Đốc giáo, người Tây Tạng cũng như người Duy Ngô Nhĩ.

Cựu thẩm phán Trung Quốc bị bức hại vì làm theo đức tin của mình

Bà Grace Lý Huệ Anh, một cựu thẩm phán Trung Quốc và là học viên Pháp Luân Công, đã kể về việc bà bị tù giam ở Trung Quốc.

“Giang Trạch Dân vô cùng đố kỵ với sự phổ biến của Pháp Luân Công”, bà Lý nói: “Ông ta đã bắt đầu cuộc bức hại tàn bạo vào tháng 7 năm 1999, và ông ta đã ra chính sách nhằm bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể của những người tu luyện Pháp Luân Công.”

Cha của bà, một công tố viên, cũng tu luyện Pháp Luân Công. Cả bà Lý và cha bà đều bị đưa đến các trại lao động mà không qua xét xử. Qua một năm bị giam giữ, cha bà đã qua đời ngay sau khi được phóng thích khỏi trại tạm giam.

Những nữ tù nhân trong trại giam đã bị tấn công tình dục bằng những cây lau nhà gẫy hoặc mảnh thủy tinh. Bà Lý cho biết. Khi bà đối chất với người trưởng cai ngục về việc tra tấn các nữ tù nhân khác, bà đã bị buộc tội lan truyền tin đồn và bị trừng phạt bằng cách nhốt trong cũi.

Bà Lý nói: “Họ còng tay tôi về phía sau lưng và bắt tôi đứng đó bảy ngày bảy đêm không cho ngủ. Hình ảnh về những chuỗi ngày đó thật khó mà quên được. Nó vẫn ám ảnh tôi cho đến tận bây giờ.”

Bà Lý cũng nói rằng tất cả các học viên Pháp Luân Công trong trại đã được xét nghiệm máu mặc dù họ không được điều trị gì sau khi bị tra tấn. Cho đến tận vài năm sau bà mới nhận ra rằng những xét nghiệm đó liên quan đến việc thu hoạch tạng.

Sự can thiệp của Trung Quốc vào cơ quan lập pháp tiểu bang California

Trong bài phát biểu của mình, Thượng Nghị sỹ Joel Anderson nói: “Trong cuộc sống, không có nhiều điều có thể khiến chúng ta đứng lên mạnh mẽ vì nó và thực sự tạo nên sự khác biệt, và tôi tin rằng đứng lên vì nhân quyền dù là ở đâu trên thế giới này là điều nằm trong số ít đó.”

Ông giải thích rằng vào tháng Bảy, ông đã đề xuất Nghị quyết 10 (SJR 10) ra Thượng viện, chính thức lên án cuộc bức hại ở Trung Quốc. Khi đã nhận được sự ủng hộ từ hai đảng trong Ủy ban Tư pháp Thượng viện, SJR 10 đã bất ngờ bị Ban lãnh đạo Thượng viện trả lại sau khi Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sanfrancisco gửi thư tới từng Thượng Nghị sỹ, đe dọa về mối quan hệ hợp tác giữ California và Trung Quốc.

Thượng Nghị sỹ Anderson nói rằng ông sẽ tiếp tục các nỗ lực của mình để SJR 10 được quay lại trụ sở Thượng viện: “Chúng ta không thể cam chịu sự can thiệp của một chính quyền cộng sản ngoại quốc tới cơ quan lập pháp tiểu bang.” Ông nhấn mạnh: “SJR 10 xứng đáng được biểu quyết tại trụ sở Thượng viện.”

Thượng Nghị sỹ Anderson kêu gọi các thính giả yêu cầu đưa SJR 10 được trở lại biểu quyết tại Thượng viện.

“Tôi muốn các nhà lập pháp chung tay đứng lên phản đối vụ tàn sát này, chúng ta luôn luôn sát cánh bên nhau chống lại các vụ diệt chủng khác nữa.” Ông nói: “Đó là những gì tôi sẽ được nhớ tới! Không phải là vì tôi đã tăng thuế hay giảm thuế, sửa chữa đường xá hay không sửa chữa đường xá cho các bạn. Mà là bởi vì tôi đứng về phía chính lý của nhân loại! Và vì vậy tôi đề nghị các bạn, nếu đồng ý với tôi, hãy ký tên vào bản thỉnh nguyện này để ủng hộ cho Nghị quyết của chúng tôi. Nếu các bạn ký tên và ủng hộ, các đồng nghiệp của tôi sẽ nhận thấy có động lực to lớn cho sự việc này.”


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/11/19/166449.html

Đăng ngày: 25-11-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share