Bài viết của phóng viên Minh Huệ tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 4-11-2017] Ông Cao Văn Chí 71 tuổi là học viên Pháp Luân Công tại một ngôi làng xa xôi gần thành Phố Hồ Lô Đảo. Ông cũng là một giáo viên xuất sắc. Ông đã dành hơn 30.000 nhân dân tệ tiền cá nhân để sửa chữa và bảo trì bốn con đường làng trong tám năm qua.

Kể từ năm 2015, hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công cùng những người thân trong gia đình của họ đã đệ đơn khiếu nại hình sự đối với cựu độc tài Giang Trạch Dân vì đã phát động cuộc bức hại tàn bạo nhắm vào Pháp Luân Công. Trong thời gian từ ngày 2 tháng 6 đến ngày 24 tháng 7 đã có 13 học viên thành phố Hồ Lô Đảo bị bắt giữ vì đệ đơn kiện Giang.

Ngày 23 tháng 6, ông Cao bị cảnh sát Đồn Cảnh sát Biên phòng Long Cảng bắt giữ tại nhà riêng để trả đũa lại hành động nộp đơn kiện Giang của ông Cao. Cảnh sát cũng đã tịch thu tài sản cá nhân của ông, trong đó có bức ảnh Sư phụ Lý (nhà sáng lập Pháp Luân Công), các sách Pháp Luân Công, một máy tính và một chiếc xích lô. Ông bị buộc tội vu cáo Giang và bị giam giữ tại Trại tạm giam Hồ Lô Đảo kể từ đó.

Hơn 150 người dân trong làng đã ký tên và in dấu vân tay vào đơn kiến nghị thả ông Cao.

c28fbaf0af7a4a700f42b39a8473c4ad.jpg

83b23935bced04aa6d36b907ce0057f4.jpg

2f147697d01124ee9b07d74f3d8f90dd.jpg

Hình ảnh chữ ký và dấu vân tay trong đơn kiến nghị

Lần bức hại trước đó

Ông Cao bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công năm 1995. Trong vòng 6 tháng, mọi bệnh tật của ông, trong đó có viên gan B, viêm mũi và đau lưng đã hoàn toàn biến mất.

Ông bị đưa đến một trại lao động trong ba năm vào tháng 9 năm 1999 vì tu luyện Pháp Luân Công. Khi kết thúc thời hạn lao động cưỡng bức, ông bị kết án phi pháp thêm 3 năm vào năm 2002.

Dùng tiền cá nhân để bảo trì đường làng

Ông Cao đã chuyển đến làng Đào Chí sau khi được thả từ trại lao động vào năm 2005. Một con đường làng dẫn tới các nông trại mà hơn 30 hộ gia đình sử dụng đã xuất hiện rất nhiều ổ gà do không được bảo trì. Điều này khiến dân làng gặp khó khăn khi đi lại trên con đường này bất kể ngày mưa hay nắng. Ông Cao đã xuất tâm sửa chữa con đường này và bảo trì nó bằng tiền cá nhân.

Tất cả dân làng đều ca ngợi việc làm tốt đẹp của ông Cao và khi gặp ông mọi người chào đón ông bằng câu: “Pháp Luân Đại Pháp hảo.“

Một con đường khác gần đường sắt, dài khoảng 300 mét đã bị hư hỏng nghiêm trọng. Việc sửa chữa con đường này cần một lượng lớn nhựa đường. Ông Cao đã mua một chiếc xích lô điện để kéo nhựa đường còn thừa từ các công trình xây dựng khác về và tích lại. Khi tích lũy đủ nhựa đường, ông bắt đầu công việc tu sửa đường trong những ngày hè nắng nóng bởi vì nhựa đường sẽ chảy ra ở nhiệt độ cao.

Ông Cao đã viết số điện thoại của mình trên chiếc xe xích lô để mọi người có thể gọi ông đến sửa đường. Khi nhận được thông tin cần sửa chữa, ông đã nhanh chóng vá lại các ổ gà.

Ông cũng giới thiệu với mọi người vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) bằng những thông điệp trên chiếc xe của mình.

Một bên chiếc xích lô, ông viết: “Tôi rất biết ơn Đại Pháp vì đã cứu độ tôi và tôi hành xử theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn để mang hòa ái đến với mọi người.”

Phía mặt bên kia của chiếc xe, ông viết: “Niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân – Thiện – Nhẫn hảo’ để được bình an.“

Tin tức về những việc làm tốt đẹp của ông Cao đã nhanh chóng được lan truyền khắp nơi. Tất cả mọi người, trong đó có một cảnh sát địa phương đều biết ông Cao là học viên Pháp Luân Công. Dưới áp lực của cuộc bức hại, viên cảnh sát đó thậm chí còn nói với ông rằng ông không cần phải đi khỏi làng.

Năm ngoái, Cục trưởng Cục Giao thông Vận tải muốn tặng cho ông Cao một món quà và đưa tin về nghĩa cử của ông lên truyền hình nhưng lại không thể công khai việc ông Cao là học viên Pháp Luân Công. Do đó, ông Cao đã từ chối đề nghị này và nói: “Tôi là một học viên Pháp Luân Công. Nếu không, tôi đã không làm điều này. Tôi hành xử theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn để trở thành người tốt. Các anh có dám công khai trên truyền hình rằng một học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tu sửa các con đường làng không?”

Vị Cục trưởng kinh ngạc. Ông Cao nói tiếp: “Tôi từng mắc hai bệnh ung thư và bác sỹ nói tôi chỉ sống thêm được một năm nữa. Sau đó, tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công và bắt đầu hồi phục sau hai tuần. Bây giờ thì tôi đã 70 tuổi mà vẫn rất khỏe mạnh.”

Ông Cao đã trình bày với cục trưởng về việc chính quyền không thực hiện trách nhiệm của họ trong việc bảo trì đường làng. Không lâu sau cuộc trò chuyện này, các con đường làng đã được làm mới hoàn toàn.

Những người tham gia bức hại ông Cao

  • Vu Trí Thịnh ((于智盛), Cảnh sát trưởng, Đồn Cảnh sát Biên phòng Long Cảng: 86-13709895127.
  • Mạnh Băng (孟冰), Cảnh sát trưởng, Sở Cảnh sát Hồ Lô Đảo: 86-18842950005
  • Trịnh Tự Bình (郑绪平), Giám đốc, trại tạm giam Hồ Lô Đảo: 86-13998963869

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/11/4/356315.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/11/9/166340.html

Đăng ngày 22-11-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share