Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 4-9-2017] Tôi sống ở một vùng nông thôn, và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1996.

Khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi chỉ có một suy nghĩ đơn giản: “Đại Pháp là tốt và sẽ giúp tôi trở thành người tốt hơn. Không chỉ vậy, môn tu luyện cũng giúp mọi người cải thiện sức khỏe.“ Nhưng, tu luyện và hướng nội tìm là một khái niệm mới đối với tôi. Bằng việc học Pháp, tôi nhận ra rằng tu luyện là buông bỏ những tâm chấp trước và đề cao tâm tính. Vì vậy tôi phải kiên định chiểu theo Pháp mà Sư phụ dạy, chiểu theo Pháp trong mọi hành vi lời nói của mình.

Sư phụ giảng:

“Sự sự đối chiếu,

Tố đáo thị tu.”

(Thực TuHồng Ngâm)

Diễn nghĩa:

“Mọi việc cứ thế mà đối chiếu,

Làm đến thế tức là tu.”

Cuộc sống của người nông dân không dễ dàng nên có người cố gắng làm tắt [cho nhanh]. Khi một người thấy gạch ngói trên đồng ruộng họ sẽ ném sang ruộng nhà người khác. Tu luyện dạy tôi không nên là người ích kỷ và nên nghĩ cho mọi người trước. Vì vậy tôi đã đặt những viên gạch và ngói đó sang một bên rồi xử lý chúng sau.

Ghi nhớ và áp dụng các Pháp lý

Tu luyện Đại Pháp yêu cầu một người ghi nhớ và chiểu theo các Pháp lý mọi lúc. Nhưng học viên cũng phải hướng nội tìm và buông bỏ các tâm chấp trước mà gây ảnh hưởng đến khả năng chiểu theo các Pháp lý. Khi học người không vượt qua khảo nghiệm hay các khổ nạn trong tu luyện, đó là vì họ không tìm ra và loại bỏ những chấp trước ẩn sâu.

Một năm vào vụ lúa mì, tôi đã thuê một người để gieo hạt lúa mì cho mình. Sau khi gieo hạt xong, tôi hỏi xem mình nợ anh ấy bao nhiêu. Chúng tôi đã có sự bất đồng về số tiền nợ, nhưng tôi vẫn trả như những gì anh yêu cầu. Tuy nhiên, tôi cảm thấy bất bình trong tâm mà quên rằng là một học viên, tôi không nên tranh cãi với anh ấy.

Khi suy xét nhiều hơn về điều đó, tôi nghĩ sao mình có thể tranh cãi với một người thường về tiền bạc được? Không phải vấn đề ai đúng ai sai, mà hẳn là tôi đã bỏ qua điều gì đó mới khiến mình mắc sai lầm này. Ngoài ra, tôi không nên tranh luận với người thường. Sau đó, tôi nhớ ra rằng đất của mình ở vị trí khiến việc gieo lúa mì tốn nhiều thời gian. Tôi nên trả thêm cho anh ấy một vài nhân dân tệ. Tôi thấy hối hận về hành xử của mình vì đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Đại Pháp.

Bốn năm sau, trong vụ trồng ngô vào mùa hè, tôi gặp lại người được thuê trước đó. Tôi đã xin lỗi và mong anh ấy tha thứ. Anh ấy chấp nhận lời xin lỗi của tôi và bỏ qua chuyện cũ.

Ngay sau khi bắt đầu tu luyện, chiếc máy bơm [vẫn đang chạy] tốt của tổ tôi được thay thế và không còn sử dụng nữa. Chiếc máy bơm không sử dụng đó được để ở nhà tôi khiến chiếm quá nhiều chỗ, vì vậy tôi đã bán nó với giá 55 nhân dân tệ và giữ lại số tiền.

Sư phụ giảng:

“kết quả làm cho diện mạo tinh thần của nhà máy hưng khởi hẳn lên. Trước đây các đầu [mẩu] khăn tắm của nhà máy dệt kim thường bị cất đi mang về nhà, các công nhân đều lấy [như thế]. Sau khi học công rồi thì anh ta không những không lấy nữa, mà còn mang những thứ đã lấy về nhà trả lại [nhà máy].” (Chuyển Pháp Luân)

Nhớ lại Pháp của Sư phụ, tôi nhận ra rằng mình không thể giữ lại số tiền đó, và đưa lại nó cho tổ. Người phụ trách tổ nói rằng việc tôi giữ số tiền đó là bình thường. Tôi trả lời: “Tôi phải trả lại nó vì tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp.”

Làm việc ngoài đồng cũng là cơ hội tốt để tu luyện. Khi tôi muốn gieo trồng vụ thu, tôi thấy ruộng bên cạnh đã được gieo múa mì. Người nông dân này đã gieo hạt giống tràn ra ngoài thửa ruộng của mình. Nếu tôi cày ruộng, lúa mì đang phát triển trong ruộng bên cạnh đó sẽ bị hỏng, dẫn đến mâu thuẫn.

Tôi tự nhủ: “Không được tức giận. Mình là một học viên Đại Pháp. Vấn đề này không hề ngẫu nhiên, hẳn là mình phải có chấp trước cần bỏ.”

Khi thảo luận vấn đề này với người hàng xóm, ông ấy lại buộc tội tôi về một vài việc mà tôi đã làm. Thay vì tranh cãi, tôi đề nghị đo lại ranh giới của mảnh ruộng, ông đã đồng ý. Chúng tôi giải quyết vấn đề một cách thân thiện và mâu thuẫn đã được giải quyết một cách hòa bình.

Buông bỏ các chấp trước

Vì tôi cần tu tâm tính, tôi nên hướng nội vô điều kiện. Năm 2016, khi đang rất bận rộn việc đồng áng vụ hè thì tôi bị đau răng. Ban ngày thì cơn đau không quá tệ nhưng nó lại đau hơn vào ban đêm, khiến tôi bị mất ngủ.

Tôi tự nhủ rằng đau răng hẳn là do một chấp trước nào đó gây ra. Tôi hướng nội và thấy nhiều chấp trước, chẳng hạn như tâm thiếu kiên nhẫn, tâm tranh đấu, oán giận, hoan hỉ, tật đố và chấp trước vào tình. Tôi đã phát chính niệm để loại bỏ tất cả những chấp trước này. Lần đau răng đó đã cấp cho tôi cơ hội hướng nội tìm. Tôi đã tăng thời gian học Pháp, luyện công, phát chính niệm và giảng chân tướng.

Hướng nội có nghĩa là xem xét mọi suy nghĩ dựa trên Pháp. Đây là ranh giới giữa người và Thần.

Một lần, khi tôi nói chuyện với một người quen, anh ấy kể với tôi về một người khá là ích kỷ. Khi đó tôi có cùng ý kiến nên đã đồng tình với anh và nói một vài lời. Ngay khi những lời đó nói ra khỏi miệng, tôi nhận ra mình là một học viên Đại Pháp và đã không tu khẩu. Tôi hướng nội và thấy mình vẫn bị ảnh hưởng bởi những đầu độc của văn hóa Đảng. Sau khi buông bỏ các tâm chấp trước của mình, cơn đau răng của tôi đã biến mất.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/9/4/348722.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/10/19/166097.html

Đăng ngày 12-11-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share