Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục

[MINH HUỆ 22-9-2017]

Từ trước đến nay, tôi luôn cho rằng bản thân không có nhân tố văn hóa đảng nào, vì tôi từ nhỏ không chút cảm tình gì với Trung Cộng, trước khi tu luyện cũng không vào đảng, không theo số đông, không thích chính trị, còn về “Cửu Bình” và “Giải thể Văn hóa đảng”, tôi cũng không nghiêm túc đọc, cảm thấy đó là cho người thường đọc, tôi không xem cũng biết tà đảng xấu xa thế nào rồi. Do đó, tôi không coi trọng việc loại bỏ những nhân tố văn hóa đảng của mình.

Cho đến khi trong tu luyện gặp nút thắt cổ chai, trong ma nạn gia đình mãi mà không vượt qua được, khi xảy ra vấn đề hướng nội tìm, thì mới phát hiện ra bản thân lại tồn tại nhiều nhân tố văn hóa đảng như thế này, chính vì những thứ bại hoại này không được thanh trừ kịp thời, mới cản trở nghiêm trọng tôi thăng hoa trong Pháp, dẫn đến tôi mãi trong thời gian dài vẫn luẩn quẩn ở tầng thứ này.

1. Dễ trở nên cực đoan, tu luyện theo hình thức

Tu luyện hai năm lại đây, tuy tính cách cá nhân đã có chuyển biến rất lớn, tôi đã biết dùng tiêu chuẩn của Đại Pháp để ước thúc hành vi lời nói của bản thân. Tuy nhiên có lúc trong tu luyện buông lỏng bản thân, dẫn đến tôi và người chồng không tu luyện luôn luôn xảy ra mâu thuẫn. Chồng tôi nóng tính, có rất nhiều khuyết điểm của người thường, tự tư, nhỏ nhen, tật đố, dễ nổi nóng, nóng nảy, lười biếng v.v.. Tóm lại dùng lời nói của người thường nói là “rất chán”. Nhưng tôi nghĩ mình là người tu luyện, phải tu thiện tu nhẫn, do đó, hết sức bao dung và nhẫn nhịn với các khuyết điểm của chồng.

Nhưng một khi tâm tính tôi không đạt tiêu chuẩn, khi nhân tâm nổi lên không nhẫn được, thì tất nhiên sẽ đấu khẩu. Hơn nữa, sau mỗi lần cãi nhau, anh ấy đều không chủ động suy xét hay nhận lỗi, đều là sau khi tôi phát hiện ra mình có khiếm khuyết, chủ động xin lỗi anh ấy, thì mới hòa hợp. Dần dần, tôi cảm thấy tại sao anh ấy không có chút chuyển biến gì, trong lòng bỗng nhiều oán hận, thậm chí còn cảm thấy “giang sơn dễ đổi, bản tính khó rời”, anh ấy là loại người “hết thuốc chữa” mà Sư phụ nói.

Sau khi có suy nghĩ bất hảo này, tôi lại không kịp thời quy chính, dần dần đối với chồng, tôi không chỉ không có chút từ bi nào, ngay cả quan tâm giữa vợ chồng cũng ít đi. Sau khi anh ấy cảm thấy tôi lạnh nhạt, thì càng tấn công tôi, mắng tôi làm việc cực đoan không nghĩ đến hậu quả, chỉ trích tôi tính khí xấu, không chăm lo cho gia đình, nói tôi ngoài đọc sách ra cái gì cũng không biết làm, hận cha mẹ tôi đã thuyết giáo với anh ấy, mượn rượu nổi điên đập vỡ đồ, còn đánh tôi, thậm chí “cả gan lớn mật” đập vỡ máy tính tôi làm việc. Khi xảy ra tất cả những chuyện này, tôi không ý thức được phải hướng nội tìm xem có phải tôi có chỗ nào có vấn đề không, mà cứ một mực “bất động tâm”, đồng thời coi những việc này là can nhiễu của Cựu thế lực, coi chồng là “ma” phá hoại tôi tu luyện, cho rằng anh ấy bị phụ thể rồi. Chỉ là một mực phát chính niệm, mà không tĩnh tâm tìm cái sai của bản thân.

Sau đó, đủ các loại suy nghĩ hỗn loạn xuất hiện, tôi cảm thấy bực tức không chịu nổi, cảm thấy trước đây đều là mình nhẫn nhịn anh ấy, anh ấy không những không biết điều mà còn càng ngày càng quá quắt, ngay cả cái máy tính để tôi làm việc cũng dám đập, quả là “không thể nhẫn hơn được” rồi. Thế là để “bài trừ can nhiễu”, tôi quyết định ly hôn. Để chứng minh mình làm đúng, tôi còn cố tìm các bài viết “Ly hôn đột phá hoàn cảnh gia đình” trên trang Minh Huệ để tăng nhân tâm của bản thân, đường hoàng cảm thấy mình buông bỏ tất cả để tu luyện, không để bất kỳ can nhiễu nào. Hơn nữa còn nói với bản thân: Thời gian cấp bách lại trân quý, không thể cứ lãng phí thời gian trong hôn nhân. Tôi lại còn dùng Pháp lý mà Sư phụ giảng: “một tay chư vị nắm ‘con người’ không bỏ, tay kia chư vị nắm ‘Phật’ không bỏ” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003]) để giải thoát cho mình.

Kết quả là chồng tôi không những không đồng ý ly hôn, sau khi bị kích động, càng căm ghét tôi và người nhà tôi hơn, giễu cợt tôi chẳng giống người tu luyện, cho rằng tôi rất xấu, rất bất thiện, ép anh ấy ly hôn. Vì anh ấy là cô nhi, nhiều năm không có sự ấm áp của gia đình, trước đó, tôi là người thân duy nhất của anh ấy, do đó tuy anh ấy không tốt với tôi, nhưng không muốn tôi ra đi.

Sự tình căng thẳng đến mức như thế này, tôi mới nghĩ đến hướng nội tìm. Tuy chồng tôi đủ điều xấu tệ, về góc độ người thường mà nói, tôi nên rời bỏ anh ấy, nhưng tôi là người tu luyện, tôi có thể hướng ngoại nhìn sao? Tại sao hễ gặp mâu thuẫn là nghĩ đến ly hôn, liền nghĩ đến “can nhiễu”, tại sao không nghĩ là cơ hội cho tôi đền cao tâm tính nhỉ?

Lại xem tôi đã đối với chồng như thế nào. Chúng tôi mới cưới một năm, tôi liền muốn “đoạn dục”, không muốn chung phòng với anh ấy, thậm chí không muốn làm bất kỳ việc gì với anh ấy, vì tôi cảm thấy đó là lãng phí thời gian.

Anh ấy là con một, tuổi cũng không còn trẻ nữa, bạn bè đều đã có con từ lâu rồi, trong lòng anh ấy khao khát có con, nhưng tôi do cảm thấy con cái vướng bận, sẽ can nhiễu tâm lý tu luyện của tôi, nên cứ trì hoãn không muốn sinh con.

Vì chồng tôi không phải người tu luyện, lời nói hành vi và sở thích đều không khác với rất nhiều người thường hiện nay, tôi không tránh khỏi chê anh ấy tố chất kém, luôn thấy anh ấy không vừa mắt.

Những thứ này, đối với một người đàn ông mà nói, cũng thực sự là tổn thương, nhưng tôi lại cứ một mực cho rằng việc “tu luyện” của tôi là đại sự không ai có thể can nhiễu, mà lại bỏ qua cảm nhận của chồng.

Mỗi gia đình đều có mâu thuẫn, nhưng thấy các đồng tu khác đều có thể cân bằng tốt quan hệ gia đình, tôi bất giác tự hỏi: Tại sao mình không thể? Sau đó mới phát hiện ra là do tư tưởng dễ cực đoan của tôi khiến tôi không lĩnh ngộ được nội hàm to lớn: “Đại Pháp có thể viên dung tất cả”.

Sư phụ đã giảng “tu luyện [với] hình thức phù hợp ở mức tối đa với người thường” (Giảng Pháp tại Pháp hội thủ đô Mỹ quốc [2006]), nhưng tôi lại sợ khổ, sợ đối diện với mâu thuẫn, liền muốn trốn tránh hôn nhân, lại còn ai ủi bản thân: Xã hội hiện nay người ly hôn đầy rẫy, pháp luật cũng cho phép, đây cũng là phù hợp với hình thức người thường rồi. Sư phụ giảng: “Tu tâm đoạn dục khứ chấp trước” (Thùy cảm xả khứ thường nhân tâm, Hồng Ngâm), nhưng tôi chỉ biết “đoạn dục” cưỡng ép, mà không biết tu tâm, một mặt đầy nghĩa khí muốn ly hôn, một mặt lại hâm mộ những cặp vợ chồng tình cảm tốt đẹp, ngay cả cái tâm cầu hạnh phúc người thường và cái tình vợ chồng đều chưa bỏ được. Điều này với “làm hình thức”, “làm chiếu lệ” của văn hóa đảng có gì khác đâu?

Nghiêm trọng nhất là, chỉ có cái quyết tâm xem ra là vì tu luyện muốn bài trừ tất cả can nhiễu đó, nếu trong gia đình ngay cả làm vợ đúng nghĩa cũng không làm được, nói gì làm người tốt, ngược lại còn làm tổn thương người xung quanh, cái quyết tâm bất chấp tất cả đó, phải chăng là tự tư vì đạt được mục đích bản thân mà không từ thủ đoạn? Tu luyện Chính Pháp là vị tha, mà cái “tu luyện” vị tư của tôi này chẳng phải là đi ngược với pháp lý đó sao?

Chúng sinh đều là vì Đại Pháp mà đến, đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp là để chúng sinh thấy cái tốt đẹp của Pháp, từ đó đồng hóa với Đại Pháp tốt hơn, nhưng tôi lại khiến cho chồng tôi, người đã từng đồng tình với Đại Pháp, cũng không phản đối tôi tu luyện bắt đầu hoài nghi Đại Pháp, tôi thế này chẳng phải đang hủy hoại chúng sinh đó sao? Pháp lớn thế này, lại là viên dung, hàng chục triệu gia đình nhờ Đại Pháp mà từ hủy diệt đã đi đến hạnh phúc, mà tôi ngay cả chút quan hệ gia đình này cũng không cân bằng được, đều là do tôi tu luyện cực đoan, theo hình thức.

2. Cho rằng bản thân mình luôn luôn đúng

Sở dĩ có mâu thuẫn với chồng, là do tôi rất ghét một thói quen của anh ấy: luôn luôn thích đánh giá người khác, mà đều là đánh giá tiêu cực, dường như trong mắt anh ấy chẳng có một người nào tốt cả. Tôi thấy, cái vẻ “phẫn nộ bất bình” của anh ấy chính là tâm lý đen tối và thù ghét xã hội, dùng cái lý mà tôi nhận thức được xem xét, anh ấy chính là “Tam quan bất chính” (bao gồm thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan). Chính vì có suy nghĩ cho rằng bản thân mình “luôn luôn chính xác”, anh ấy nói gì tôi cũng phản bác, có lúc tâm bình hòa nhẹ nhàng chỉ ra, khi anh ấy không nghe theo, tôi liền biến thành phẫn nộ chỉ trích. Lúc tranh luận kịch liệt, đúng là quên hẳn mình là người tu luyện, hoàn toàn biến thành kiểu mà Sư phụ nói: “Điều gì không phù hợp với quan niệm cá nhân của họ là [họ] bực bội khó chịu.” (Chuyển Pháp Luân) Do đó chồng tôi bị dẫn động bởi nhân tố bất chính này của tôi, không chỉ đối với tôi hung dữ hơn, còn nói tôi “bệnh vỹ cuồng”, cho rằng bản thân là “Võ Tắc Thiên”, trên cao vời vợi, đứng trên điểm chí cao của đạo đức chỉ trích người khác.

Nhìn lại bản thân, thói quen và lời nói, hành vi của chồng tôi không đúng, nhưng tôi lại không có tâm thái bao dung, dùng thiện niệm và từ bi dẫn dắt anh ấy. Mà là lấy tiêu chuẩn mình “đúng” để phủ định và chỉ trích anh ấy, điều này với việc anh ấy phủ định người khác có gì khác nhau đâu? Hơn nữa, sở dĩ tôi có nhận thức tương đối đúng hơn anh ấy một chút, cũng chẳng phải là do tôi tích lũy từng tý từng chút trong tu luyện mà ra đó sao? Anh ấy là một người thường, mà yêu cầu anh ấy có nhận thức như cảnh giới của tôi, chẳng phải là yêu cầu hà khắc sao? Hơn nữa, nhận thức của tôi cũng chỉ tương đối chính xác mà thôi, còn cách chân lý rất xa, tôi có tư cách gì mà ở trên cao vời vợi phủ định và chỉ trích người khác nhỉ? Trí huệ có được từ Pháp không làm cho tôi khiêm tốn và hòa nhã, trái lại lại biến thành cao ngạo tự cho mình là phi phàm, đây chẳng phải là tham cái công của ông Trời đó sao? Thảo nào làm anh ấy nảy sinh phản cảm và ác niệm.

3. Thích tranh đấu, có tâm tật đố

Tôi và chồng tôi thường hay vì một lời không hợp mà cãi nhau, sau đó tôi rất hối hận, cảm thấy tâm tranh đấu của mình quá mạnh, trách bản thân mỗi lần đều dễ mắc bẫy, không giữ vững tâm tính. Bản thân biết tâm tranh đấu là văn hóa đảng, không tốt, cần phải loại bỏ, nhưng đã dùng nhiều biện pháp, mà vẫn bỏ đi chưa được nhiều. Cho đến một hôm lúc học Pháp, đọc đến câu “[nếu] tâm tranh đấu không bỏ, cũng dễ sinh ra tâm tật đố” trong sách Chuyển Pháp Luân, tôi mới bỗng nghĩ đến, tâm tranh đấu và tâm tật đố là có liên quan tương hỗ, cái tâm tranh đấu này của tôi mãi không bỏ hết đi được, có phải là có căn nguyên từ tâm tật đố? Thế là tôi lần đầu tiên nghiêm túc lấy đoạn Pháp “Tâm tật đố” mà Sư phụ giảng cẩn thận đối chiếu bản thân, bởi vì trước đây bản thân học Pháp không hiểu rõ Sư phụ giảng “Sự sự đối chiếu” (Thực tu, Hồng Ngâm), chỉ nhìn ý nghĩa bề mặt, cảm thấy những ví dụ mà Sư phụ nêu ra đó, tôi đều không có, có lẽ là không có tâm tật đố rồi.

Nhưng khi nhìn thẳng vào mình bằng cái tâm thuần tịnh khiêm nhường, mới phát hiện ra vấn đề tâm tật đố của bản thân là hữu lậu. Trước đây luôn luôn thấy chồng tôi tật đố tôi có cha mẹ quan tâm yêu thương mà thù ghét bố mẹ tôi, tôi cho rằng anh ấy không thể lý giải được, chỉ thấy anh ấy “ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công” giống như Sư phụ giảng trong bài Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ, mà không nghĩ bản thân mình cũng tồn tại tật đố hay không. Sau này nghĩ lại khi tôi thấy bạn bè có tình yêu mỹ mãn, đầu tiên là trong lòng ngưỡng mộ, sau đó liền nghĩ: Chẳng có gì đáng ngưỡng mộ cả, tình cảm con người là không ổn định nhất, không chừng còn tốt được bao lâu. Sau khi thấy chồng tôi do được được tài sản di chúc đã mua nhà mua xe, trong lòng nghĩ: Anh ấy là “kẻ sống dựa” không làm mà hưởng, ngồi ăn sẵn, không biết tự lực cánh sinh như tôi. Khi thấy đồng nghiệp có xe, trong lòng nghĩ: Chẳng qua là dựa vào bố mẹ thôi. Khi thấy mẹ tôi (cũng là đồng tu) luyện công cần mẫn cố gắng, trong lòng nghĩ: Chỉ luyện động tác thì có tác dụng gì? Pháp thì không học, tâm lợi ích còn nặng như thế, có được xem là chân tu không? Khi nhìn thấy người khác có ưu điểm hoặc có mặt tốt mà tôi không có, thì tôi không thực lòng vui với họ, mà cảm thấy các người có gì ghê gớm đâu, chẳng qua là như thế như thế đó sao? Quả thực giống y như Sư phụ giảng trong sách Chuyển Pháp Luân: “Có gì là ghê gớm thế, được 100 điểm? Sĩ diện! Ai chưa từng được 100 điểm kia chứ!” Tôi luôn luôn cố tìm ra khuyết điểm người khác để cân bằng tâm lý bản thân. Đây chính là điều Sư phụ giảng: “Người khác nếu [có điều gì] tốt, thì thay vì cảm thấy mừng cho họ, người ta lại thấy bất bình trong tâm.” (Chuyển Pháp Luân) Đây chẳng phải là tâm tật đố trần trụi đó sao? ! Hơn nữa, cái tâm tật đố đó không hề nhỏ. Tôi trước đây lại không chú ý tới, có thể thấy, tu luyện trước đây thật không nghiêm túc nhường nào.

Đồng thời tôi còn phát hiện ra một biểu hiện nữa của tâm tật đố của tôi: coi thường người khác không bằng mình. Đối với người xung quan tôi, luôn phát hiện ra khuyết điểm của họ, sau đó không thuận mắt với những thói quen không tốt của họ. Ví dụ, không thuận mắt chồng tôi lười biếng, không có chí tiến thủ, “thù ghét” xã hội, có lúc thậm chí cảm thấy anh ấy đạo đức quá kém, không đáng được cứu độ. Không thuận mắt bạn bè xung quanh, vì tình yêu mà lo được lo mất, cảm thấy họ đáng buồn đáng thương và buồn cười. Không thuận mắt đồng nghiệp đi làm không nghiêm túc, thích chơi điện thoại, tinh thần trách nhiệm không đủ. Không thuận mắt mẹ tôi cũng là đồng tu tâm lợi ích quá nặng, nhầm lẫn bước vào mạng lưới bán hàng đa cấp bị lừa, sau khi khuyên bà không nghe theo, liền chỉ trích oán hận bà “hận sắt không thành thép”. Không thuận mắt mọi người tố chất thấp, khiếu thưởng thức thấp kém. Tóm lại, đối với tất cả mọi thứ xung quanh, tôi không có chút lòng bao dung nào, hay dùng tiêu chuẩn của mình để đánh giá, cảm thấy họ không bằng mình, tự cho là mình cao vời vợi, thế là sinh ra cái tâm chê bai người khác, dẫn đến mọi người đều cảm thấy tôi cao ngạo, bất thiện.

Từ Pháp lý, tôi minh bạch ra, tâm tật đố là cái tâm mà người tu luyện không thể không bỏ. Hơn nữa, nó còn là một nhân tố lớn cấu thành văn hóa đảng, Giang Trạch Dân chẳng phải là vì tật đố mới phát động lần bức hại tà ác đối với đệ tử Đại Pháp đó sao? Cựu thế lực can nhiễu Sư phụ Chính Pháp, “khảo nghiệm” người tu luyện, cũng chẳng phải là họ tật đố Sư phụ biết mà họ không biết đó sao? Thế là họ giống như Thân Công Báo khăng khăng hành động riêng. Tôi tuyệt đối không thể giống họ, tâm tật đố nhất định phải tu bỏ!

4. Trong sâu thẳm tư tưởng ẩn chứa “giảo hoạt” tự tư

Văn hóa đảng còn có một nhân tố tà ác nữa, đó là “giảo hoạt”, con người trong văn hóa đảng vì tự bảo vệ mình, thế là học quan niệm và thói quen vô cùng tà ác giảo hoạt mượn dao sát nhân, để người khác chịu oan v.v.. Những thứ bại hoại này là những thứ mà người tu luyện nhất định phải tu bỏ. Đối chiếu bản thân, phát hiện ra nơi sâu thẳm tư tưởng mình, lại cũng có nhân tố giảo hoạt này.

Thói quen sinh hoạt của chồng tôi không tốt, thích ngủ nướng, có lúc chúng tôi đã hẹn trước phải dậy sớm để làm một việc, nhưng vì anh ấy ngủ quá nên không làm được. Tôi dậy sớm, vốn có thể gọi anh ấy dậy, nhưng một mặt không muốn anh ấy can nhiễu tôi, thế là lấy lý do “sợ ảnh hưởng đến giấc ngủ của anh ấy”, không giúp anh ấy sửa khuyết điểm này, một mặt còn oán trách anh ấy lười biếng, rất điển hình là được thể còn lên lớp người khác. Khi mới bắt đầu, chồng tôi còn cảm thấy áy náy, thế là tôi rất đắc ý cái “khôn lanh” của mình, nhưng sau đó, do tâm tôi không chính, anh ấy trở nên ngày càng lười hơn, tôi làm đồ ngon chờ anh ấy, anh ấy còn chẳng vui, luôn nổi giận với tôi. Khi tôi lại phê bình anh ấy dậy muộn, anh ấy còn trách tôi không gọi anh ấy dậy.

Một niệm đầu giảo hoạt nữa là, tôi nhất mực muốn để chồng tôi vào tu luyện, nhưng anh ấy luôn luôn nói không có duyên nên cự tuyệt. Sau này tôi tự hỏi mình: Tại sao tôi lại muốn anh ấy tu luyện, động cơ có phải là để anh ấy được cứu không? Có lẽ không chỉ như vậy, còn hy vọng anh ấy tu luyện thì sẽ trở nên tốt, ma tính sẽ không lớn nữa, thì sẽ không làm tổn thương tôi.Tôi giật mình bởi niệm đầu tự tư giảo hoạt như thế này của mình: Đây chẳng phải là lợi dụng Đại Pháp đó sao? Bởi vì sợ bị thiệt, sợ khổ, sợ bị tổn thương, thì muốn nhờ sức mạnh của Đại Pháp để thay đổi anh ấy, mà không phải là chiểu theo Đại Pháp để tu bản thân. Vì cái niệm giảo hoạt này, chồng tôi không chỉ không bước vào tu luyện, trái lại càng ngày càng hỏng, đối với tôi càng ngày càng hung hăng, từ ban đầu ủng hộ tôi tu luyện, đồng tình Đại Pháp, đã trở nên ghét tôi tu luyện và đối nghịch với Đại Pháp. Tất cả đều là phiền phức do bản thân tôi tâm bất chính gây ra!

Sau khi nhận thức ra vấn đề của mình, tôi lại học tầng Pháp lý “Người tu luyện không được trị bệnh” mà Sư phụ giảng, lại thấy được nội hàm mới. Sư phụ truyền Đại Pháp cho chúng ta không phải để chúng ta trị bệnh cho người. Trước đây tôi luôn cảm thấy chồng tôi có bệnh tâm lý, hay nổi giận như người bị bệnh tâm thần, thế là bèn thử dùng Pháp lý của Đại Pháp để “trị” cho anh ấy, cách làm tu người không tu mình này chẳng phải tương đương với trị bệnh cho người đó sao? Đó tự nhiên là tôi làm sai rồi. Đồng thời cũng là biểu hiện hướng ngoại cầu, không hướng nội tìm.

5. Tu luyện ở bề mặt, không từng giờ phút bảo trì chính niệm, tu luyện xuất phát từ nội tâm

Trong văn hóa đảng còn có nhân tố rất bất hảo, đó là làm việc ở bề mặt, do đó trong cuộc sống hiện thực mới có nhiều sự tình khôi hài dối trên lừa dưới, làm việc hình thức bề ngoài, đối phó cho xong v.v.. Nhiều như thế này. Gần đây hướng nội tìm mới thấy, bản thân đối với tu luyện cũng bị nhân tố văn hóa đảng bất hảo này can nhiễu.

Do tác phong văn hóa đảng “nổi bề mặt” này, dẫn đến trên thực tế, trong tu luyện việc nghiêm túc như thế này tôi cũng không có tính tự giác, trong khi thực tu, coi lời giảng của Sư phụ là mệnh lệnh ép mình phải hoàn thành, mà không phải xuất phát từ nội tâm chủ động đồng hóa với Pháp. Vì cái tôi bản chân kia không thức tỉnh, do đó khi gặp phải sự tình cụ thể thì dễ có nhân tâm nổi lên, cho dù lúc đó nhẫn nhịn được, làm “người tốt”, nhưng trong lòng cũng không cam tâm tình nguyện, không tu xuất ra thiện, thế là so đo, người khác nhìn vào thì cũng là “dã tràng xe cát” thôi.

Thường xuyên xuất hiện phương thức tư duy “nếu không phải là mình đã tu luyện thì sẽ như thế nào…” Trong mâu thuẫn chỉ gắng gượng nhẫn, không có từ bi và bình hòa xuất phát từ nội tâm. Học Pháp, luyện công có tâm thái hoàn thành nhiệm vụ, không có ý thức tự giác thuần tịnh. Khi không làm tốt việc chứng thực Pháp, niệm đầu tiên không phải sốt ruột vì chúng sinh không được cứu, mà là sốt ruột vì chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình, có tư tâm, coi sứ mệnh thiêng liêng là làm việc. Mỗi ngày ba việc đều làm rồi thì sinh ra tâm tự mãn, cảm thấy nhiệm vụ hoàn thành rồi, khi chỉ làm được một phần thì dễ nảy sinh tình cảm phụ diện buồn chán v.v..

Do thiếu tính tự giác tu luyện, khiến ý chí tu luyện không kiên cường, không thể khống chế được bản thân. Trong mâu thuẫn không khống chế được tình cảm bản thân, nổi nóng, tức giận. Không khống chế được cái miệng của mình, nghe những gì không thích, không phù hợp với quan niệm của mình, thì muốn tranh luận với người ta, còn nói những lời tổn thương người ta. Không khống chế được thân thể mình, lười nhác, thích ngủ, không dậy luyện công buổi sáng được…

Lời kết

Sau khi nhận rõ những văn hóa đảng này can nhiễu mình, tôi cuối cùng đã minh bạch rồi: Thế gian con người là một trường tu luyện lớn, mỗi một người xung quanh mình đều là an bài cẩn thận để giúp chúng ta đề cao, người mà bạn ghét có lẽ chính là một bản thân khác mà mình không nhìn ra, hoặc là một mặt khác của bản thân. Ngay cả người làm tổn thương mình, đều như một tấm gương soi ra vấn đề của bản thân, cần trân quý và cảm ơn họ. Đặc biệt là người nhà không đắc Pháp, những người có quan hệ thân mật này, giống như bóng hình của mình, tùy mình thay đổi mà thay đổi, họ thực ra là tồn tại vì chúng ta, vì tu luyện của chúng ta mà diễn vai tương ứng, càng cần chúng ta từ bi đối đãi.

Những ma nạn mà tôi trải qua này, về một ý nghĩa nào đó là không cần thiết. Bởi vì rất nhiều phương pháp vượt quan, Sư phụ đã giảng rõ rồi, đều vì bản thân bị nhân tố văn hóa đảng khống chế mà ngộ sai lệch. Văn hóa đảng là phụ thể tà linh, nó sẽ khiến con người nhìn không ra chấp trước bản thân, nghiêm trọng còn khiến con người tà ngộ. Do đó giải thể thanh trừ nhân tố văn hóa đảng của bản thân là hết sức cần thiết, do đó cũng cảnh tỉnh đồng tu ngoài học tốt Pháp ra, cũng nghiêm túc đối chiếu “Giải thể Văn hóa đảng” để thanh trừ nhân tố văn hóa đảng của bản thân, làm một người tu luyện thuần tịnh.

Đây là thiển ngộ cá nhân, còn những chỗ thiếu sót, kính mong đồng tu chỉ giúp.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2017/9/22/黨文化阻礙著我在法中昇華-353962.html

Đăng ngày 10-11-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share