Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Israel

[MINH HUỆ 3-9-2017] Khoảng 100 năm trước đây, chưa có khái niệm trường mẫu giáo và điểm trông trẻ ban ngày. Tất nhiên trường học có tồn tại, thậm chí cả trong các nền văn minh cổ đại như Hy Lạp, nhưng trẻ con không được tập trung lại để nuôi dạy trong các nhà trẻ. Người mẹ và họ hàng thân thích, các bà và cô dì (hoặc vú nuôi trong các gia đình khá giả), có trách nhiệm nuôi dạy đứa trẻ.

Mục đích của bài viết này là để khuyến khích các học viên, cả cha mẹ và các ông bà, không nên e sợ mô hình gia đình truyền thống và cách thức truyền thống để nuôi dưỡng những đứa trẻ. Việc chăm sóc cho con cháu không gây trở ngại tới việc chúng ta làm tốt ba việc.

Tôi đã đọc một số bài chia sẻ trên trang Minh Huệ nói về những học viên lớn tuổi đã buông bỏ chấp trước vào tình với con cháu, và quyết định không chăm sóc cho chúng, với mục đích để làm ba việc tốt hơn. Trong xã hội của chúng ta hiện tay, khi người mẹ bị giục phải quay trở lại công việc, nhiệm vụ nuôi dạy những đứa trẻ thường rơi vào ông bà. Các học viên quyết tâm buông bỏ chấp trước vào tình và phó xuất nhiều thời gian hơn cho ba việc là đáng được khen ngợi. Tuy nhiên, theo tôi thấy, các học viên đôi khi đã bỏ qua tầm quan trọng của việc tự mình nuôi dạy con trẻ, thay vào đó là đưa chúng đến các trung tâm.

Tôi thấy có một quan niệm sai lầm rằng việc có con hoặc chăm sóc con sẽ ngăn trở chúng ta làm tốt ba việc. Có rất nhiều bài viết đã nói về các học viên, họ mang con nhỏ và những đứa trẻ theo khi đi giảng chân tướng.

Những đứa trẻ cũng có thể giúp chúng ta tu luyện

Với bản thân tôi, sau khi sinh con, tôi thấy thời gian học Pháp thật sự bị ít đi, nhưng tôi thường dành nhiều thời gian hơn để nghe Pháp. Khi mẹ con tôi đi tản bộ hoặc làm các việc khác, chúng tôi cùng nhau nghe Pháp. Khi đưa nôi cho con ngủ hoặc cho con ăn, tôi nhẩm đọc Hồng Ngâm cho con nghe. Khi con chơi đồ chơi, tôi ngồi cạnh và làm hoa sen. Khi tôi tập các bài công pháp, thỉnh thoảng con tôi cũng xem. Khi chúng tôi cùng nhau chơi, chúng tôi nghe nhạc “Phổ độ” và “Tế thế”. Tôi cố gắng tận dụng thời gian con ngủ để luyện công và làm các việc Đại Pháp khác. Nói tóm lại, nếu tôi có thể lên kế hoạch sử dụng thời gian tốt, tôi thấy rằng con tôi thật sự đang hỗ trợ tôi trong tu luyện.

Khi tôi đi giảng chân tướng trực diện, đôi lúc mọi người rất dễ tiếp cận, cởi mở và cảm thấy thoái mái hơn khi họ nhìn thấy đứa trẻ. Chồng tôi và tôi in và lồng các bài thơ Hồng Ngâm vào khung hình, như thế khi con trẻ chạm vào trang giấy, nếu cần thiết có thể làm sạch được. Chúng tôi cũng lên kế hoạch in, vẽ, ép và làm các đồ chơi miêu tả các nhân vật lịch sử khác nhau trong văn hoá truyền thống của Trung Quốc, để có thể chơi diễn kịch với chúng.

Theo nhận thức của tôi, việc khôi phục lại truyền thống cũng bao gồm cả cách chúng ta chăm sóc và nuôi dạy con trẻ. Khi một người phụ nữ ở nhà và nuôi dưỡng các con, người cha thường không cần làm việc nhà. Mỗi người đều chia sẻ công việc và làm nên sự hoà hợp của gia đình. Người mẹ sẽ không phải mệt mỏi khi vừa phải đi làm, vừa chăm sóc con, vừa quán xuyến việc gia đình. Điều này đôi khi sẽ làm người phụ nữ hiện đại kiệt sức, vì họ cần phải gánh vác tất cả các trách nhiệm đó.

Ích lợi của việc tự mình nuôi dạy con cái

Tại các nhà trẻ, trẻ em nghe nhạc của người thường, xem hoạt hình của người thường, chơi đồ chơi người thường, và đôi khi những điều đó là không tốt. Chúng chơi với nhiều đứa trẻ khác, do đó, không tránh khỏi tiếp xúc với sự ồn ào và tiếng la hét. Đôi khi chúng trở nên tăng động và khó có thể bình tĩnh lại được. Chúng luôn muốn được chú ý và học tranh giành đồ chơi.

Nếu các học viên chúng ta tự chăm sóc con, chúng ta có thể làm người gác cửa và kiểm soát những thứ được đưa vào đầu trẻ, do đó con cái chúng ta sẽ tiếp xúc chủ yếu với những thứ tốt, với pháp lý của Đại Pháp và ở trong trường năng lượng của Đại Pháp.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/9/3/165276.html

Đăng ngày 9-11-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share