Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đức Châu, Sơn Đông

[MINH HUỆ 29-3-2017] Tôi là một đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Sơn Đông, và là một giáo viên về hưu. Năm nay tôi 66 tuổi, bắt đầu tu luyện từ năm 1997. Hôm nay tôi viết ra kinh nghiệm tu luyện để báo cáo với Sư phụ và cùng giao lưu với các đồng tu, nếu có chỗ nào chưa phù hợp với Pháp, nhờ các đồng tu chỉ rõ.

1. Tai nạn máy kéo bị đâm văng đi, hai người già bị đâm bình an vô sự

Tháng 3 năm 1997, nhờ có người giới thiệu mà tôi biết đến Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đọc sách Đại Pháp chỉ mười mấy ngày, bệnh đau thắt lưng của tôi đã khỏi. Tôi chạy xe cảm thấy giống như đang bay, tâm tình đặc biệt khoan khoái thảnh thơi, vợ tôi sau khi nhìn thấy những chuyển biến của tôi, cũng đã cùng tôi tu luyện.

Ngày 16 tháng 4 năm 1997, buổi trưa tiết trời vẫn quang đãng, nhưng buổi chiều trên không trung đột nhiên mây đen bao phủ, chớp lóe sấm đánh, mưa nặng hạt từ trên trời rơi xuống, đến tối vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Tới 7 giờ rưỡi, tôi và vợ mặc áo mưa và mang giày đi mưa đi bốn dặm đường để đến một thôn làng xem băng video Sư phụ giảng Pháp.

Vào thời điểm đó, bầu trời giống như một con dã thú đang gầm thét, mưa bão như trút xuống, tiếng sấm gầm rú trên không trung, chớp liên tục chiếu sáng bầu trời. Chúng tôi đi bộ trên con đường lầy lội đầy ổ gà, rất khó khăn mới lên được đường nhựa. Lúc đó không có đèn đường, khắp nơi đều là một màn đen.

Giờ nói thì chậm nhưng lúc đó thấy rất nhanh, đột nhiên một chiếc xe ô tô to bật đèn sáng phóng nhanh từ trái sang phải, cùng lúc đó, một chiếc máy kéo cũng chạy rất nhanh từ phải sang trái mà không có đèn xe, chúng tôi chỉ cẩn thận tránh chiếc xe ô tô mà không để ý chiếc máy kéo. Vì thế chiếc máy kéo trong một chốc đã đâm vào thân của hai người già chúng tôi, vợ tôi bị đâm ngã xuống đường, còn tôi thì bị đâm bay qua phía nam của con đường bùn đất. Trong khi ngã xuống, tôi nhìn thấy bánh xe lớn và thùng máy kéo từ thân tôi bay đi mất. Khi đó tôi chỉ có một niệm: Mình không việc gì hết, không thể trách người ta!

Tôi bò dậy từ mặt đất, nhìn thấy máy kéo vẫn chưa dừng lại, một mạch chạy về hướng bên trái mười mấy mét mới đứng lại. Tôi đỡ vợ tôi dậy, đi tới nơi có ánh sáng xem xem, bà ấy không việc gì. Người tài xế sợ hãi lắm, muốn đưa chúng tôi đi bệnh viện, chúng tôi nói: “Chúng tôi luyện Pháp Luân Công, chúng tôi không trách cậu.” Liền để người lái xe đi, nhưng chiếc máy kéo đã bị đâm gãy rời ra rồi. Lúc này học sinh được nghỉ học và giáo viên của trường học cùng với mấy đồng tu vừa đi ngang qua đây, nhìn thấy hai người già chúng tôi trải qua cảnh này, đều cảm thán: “Là Sư phụ của Đại Pháp cứu các vị đấy!” Tôi phủi đất, rồi cùng đồng tu đi xem băng video Sư phụ giảng Pháp.

Lần tôi bị đâm này đã được lan truyền nhanh chóng, ở trường của tôi, bao gồm cả hiệu trưởng, chủ nhiệm, v.v.. Mười mấy người liên tục bước vào tu luyện. Tại thôn của tôi và ba thôn lân cận cũng có gần 50 người bước vào tu luyện, đã cùng nhau thiết lập điểm luyện công.

2. Chịu trách nhiệm làm “Cửu Bình

Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, tập đoàn lưu manh Giang Trạch Dân đã phát động buộc bức hại toàn diện đối với Đại Pháp. Bức hại vừa bắt đầu không lâu, tôi đã bị bắt giam phi pháp hai lần, còng tay đóng băng, bị tống tiền 3.000 tệ, sau đó lại bị cảnh sát luân phiên lục soát nhà, lấy đi chứng minh nhân dân, giám sát tôi 24/24. Bức hại liên tiếp đã làm tôi vô cùng hoảng sợ, trong tâm biết Đại Pháp là tốt, nhưng chưa có dũng khí bước ra.

Đến tháng 3 năm 2005, tôi ngẫu nhiên gặp được đồng tu là người điều phối trong huyện, và được biết rằng địa phương tôi đang chuẩn bị làm “cửu bình”, thiết bị đều đã sẵn sàng, chỉ khổ nỗi không có ai nhận làm, vì thế tôi nhận hạng mục làm “cửu bình” ở địa phương.

Ban đầu không nhiều người muốn phát cửu bình, đã chuyển cho đồng tu rồi nhưng họ không muốn, vì thế thông thường là tôi phát. Khi ấy vì bức hại nên tôi phải rời khỏi ngôi trường tôi đã dạy nửa cuộc đời, làm bảo vệ ở một nhà máy xay bột trong quận, một buổi tối được 10 tệ. Ban ngày tôi làm cửu bình, ban đêm để vợ tôi giúp một chút, tôi chạy xe đạp đi tặng cửu bình.

Một đêm đầu mùa đông năm 2005, tôi đã làm xong, chuẩn bị đi tặng cửu bình, đột nhiên tôi cảm thấy cổ họng cực kỳ ngứa, tôi ho và cảm thấy như có côn trùng đang bò, không những thế tôi còn nôn mửa, một lát sau tôi chạy vào nhà vệ sinh mười mấy lần. Tôi chỉ nghĩ điều này không đúng, là bức hại của cựu thế lực, ta không nghe ngươi, ta phải trợ Sư chính Pháp, ta phải làm những việc ta nên làm; cầu Sưu phụ gia trì cho con. Chỉ cần nghĩ như vậy, thật thần kỳ, cổ họng tôi không khó chịu nữa, bụng tôi cũng không đau nữa. Tôi tặng cửu bình đến tận tay chúng sinh, đi hơn 30 dặm đường một cách thuận lợi. Về sau với sự trợ giúp của đồng tu tôi đã học thêm được kỹ thuật ghi đĩa, v.v.., vừa tiện lợi cho đồng tu vừa đi được một bước xa hơn trên con đường trợ Sư chính Pháp.

3. Bỏ trốn khỏi nhà, không quên cứu người thế gian

Tháng 10 năm 2006, tà ác ở địa phương tôi rất hung hãn, không ngừng sách nhiễu, bắt đồng tu và phá hoại điểm tư liệu. Tôi và vợ buộc phải bỏ trốn khỏi nhà. Sau khi tôi rời khỏi nhà, cảnh sát nhiều lần đến nhà tôi phá khóa cửa và tịch thu tài sản của tôi, và ngôi nhà tôi đã bị lục tung, vô cùng thê thảm. Để biết được chỗ chúng tôi, cảnh sát đã bắt con gái nhỏ của chúng tôi ba lần, sách nhiễu con gái lớn, sách nhiễu con trai chúng tôi không biết bao nhiêu lần, vơ vét tịch thu tài sản của chúng tôi lên đến 10.500 tệ. Dưới sự bảo hộ của Sư phụ, họ đều không biết địa điểm của chúng tôi.

Về sau, những kẻ ác còn chặn lương hưu của tôi, khi không còn nguồn kinh tế nữa, ăn cơm đối với vợ chồng chúng tôi cũng là một vấn đề. Tuy nhiên, trong lúc khó khăn nhất, tôi tin tưởng vào Sư phụ, [Ngài] nhất định sẽ để đệ tử Đại Pháp có cơm ăn. Vừa hay trong thành phố một nhà máy bia tìm bảo vệ, mỗi tháng được trả 300 tệ, tôi đã được nhận vào một cách thuận lợi sau khi xin việc. Lúc này, tôi thuê một căn nhà ở gần đó với giá 200 tệ, về sau sau khi tôi liên lạc được với đồng tu trong thành phố, tôi nhận được thiết bị có thể sản xuất tư liệu. Mỗi tháng tôi đều dùng số tiền dư ít ỏi cho hạng mục sản xuất tư liệu. Tôi nhận nhiệm vụ sản xuất và chuyển tư liệu cho các khu vực xung quanh. Thường thì tư liệu khoảng một tuần chuyển một lần, từ năm này qua năm khác.

Chuyển tư liệu cho đồng tu cần phải lý trí, vì an toàn nên tôi đa phần là chọn buổi tối. Bởi vì đường rất xa, cả đi lẫn về là hơn 200 dặm, nơi xa nhất là hơn 300 dặm đường. Từ tan ca lúc bốn giờ chiều ngày hôm nay đến tám giờ sáng vào làm việc ngày hôm sau, tôi chỉ có 16 giờ trống để đạp xe đạp mang số tư liệu này đi 300 dặm đường. Nếu không có sự gia trì của Sư phụ, thì tôi căn bản là không làm được như vậy.

Trong quá trình chuyển tư liệu, sự quan tâm giúp đỡ của nhiều đồng tu đã làm cho tôi rất cảm động. Hai vợ chồng đồng tu S đã già cũng vào độ tuổi tôi, lần nào tôi cũng đều một, hai giờ sáng mới tới nhà họ, mỗi lần tôi tới, đồng tu đều làm cho tôi hai bát mì, đập thêm hai quả trứng, để tôi ăn xong mới đi. Cho họ tiền, họ cũng không nhận, mãi đến tận bốn, năm lần sau cũng vậy. Tôi cảm thấy không đúng, để tư liệu xuống liền rời đi.

Về sau đồng tu S đã gặp và nói với tôi: “Anh nói anh đã đi hơn 100 dặm đường đến đây, ăn một chút cho lúc về đỡ mệt.” Tôi nói: “Ba giờ rưỡi sáng mà tôi lại đánh thức anh chị dậy, trời lạnh như vậy, tôi cảm thấy không đúng lắm.” Anh ấy nói: “Anh đến đây từ xa như vậy, chẳng phải cũng lạnh sao? Chẳng phải không dễ dàng sao, tôi làm một bữa ăn cho anh vẫn không nên sao?” Chỉ như vậy, sau này tôi mỗi vài ngày thì lại ăn một bữa ăn ở nhà anh ấy, ăn xong, tôi về nhà thì đúng là cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Đã chín năm trôi qua, tôi không thể quên sự chăm sóc của đồng tu đối với tôi.

Có một lần, tôi chuyển tư liệu cho đồng tu C ở thành phố W, hơn 10 giờ sáng xuất phát, đạp xe hai tiếng rưỡi đồng hồ đến nhà đồng tu, nhưng tôi đến không đúng lúc, đồng tu không có ở nhà, đợi một mạch đến bốn giờ chiều, vẫn không thấy đồng tu đâu, tôi định tìm người hỏi thăm, thì kết quả là không có ai cả. Đúng lúc tôi đang bất lực, thì nghe thấy một người trẻ tuổi hỏi: “Bác tìm ai?” Tôi nói: “Bác tìm xx.” Người trẻ tuổi đó lập tức trả lời: “Đó là cha cháu.” Sau đó tôi gọi điện thoại cho đồng tu và liên lạc được, thì ra diện tích đất mà đồng tu phải cày là rất nhiều, sáng hôm nay đi cày ruộng từ sớm, đến tối muộn mới có thể trở về. Người trẻ tuổi nói: “Cháu làm việc ở vùng ngoài, cách nhà 80 dặm đường, bình thường không về nhà, hôm nay sau khi ăn cơm trưa xong, không biết vì sao chỉ muốn về nhà, vì vậy, cháu đi xe 80 dặm đường trở về.” Tôi nghe xong trong tâm vô cùng phấn khích, không biết phải cảm tạ sự từ bi vĩ đại của Sư phụ như thế nào, không thể kìm được nước mắt, lăn dài trên má, đệ tử chỉ có tinh tấn và tinh tấn để báo đáp ân của Sư phụ!

4. Vợ đột nhiên qua đời – Bước ra khỏi bi thương tiếp tục cứu người

Bởi vì nhân tâm quá nhiều, tôi bước đi trên con đường trợ Sư chính Pháp hết sức khó khăn và không ít lần vấp ngã, tổng cộng đã có tám lần bị bắt cóc, bị lấy hơn 100.000 nhân dân tệ. Nhưng việc bắt cóc hết lần này tới lần khác cũng không làm cho chúng tôi sợ hãi, mà chỉ là càng ngày càng cẩn trọng và lý trí hơn. Việc đi phát tài liệu hàng tháng càng ngày càng có ít đồng tu tham gia, chúng tôi phải tự đi phát hơn 80%, đạp xe đạp, đạp xe ba bánh, đi xe máy điện đi phát. Vô số làng quê đều đã lưu lại dấu tích của chúng tôi, hai vợ chồng già chúng tôi kiên trì đi phát tài liệu, đến mưa gió cũng không cản trở được chúng tôi.

Đúng lúc chúng tôi vẫn đang làm ba việc một cách bình thường, thì ngày 15 tháng 4 năm 2013, vợ tôi đột nhiên tạ thế, việc này đối với tôi đúng là một đòn giáng mạnh, tôi thống thiết muốn chết [theo]. Nhiều năm như vậy, tôi và vợ gắn bó với nhau như hình với bóng, luôn luôn phối hợp nhau làm các việc chứng thực Đại Pháp, lúc đó tôi cũng thật không biết sau này phải đi con đường của mình như thế nào nữa.

Loại trạng thái này cứ tiếp tục đến nửa năm, bởi vì cuộc sống của tôi đều là do vợ tôi lo liệu, nhưng vợ đã qua đời, tôi hầu như không biết nấu ăn, không biết lo liệu việc nhà, sinh hoạt rất khó khăn. Lúc đó trái tim tôi đầy bi thương, học Pháp không nhập tâm, phát chính niệm cũng không được tốt, gần như biến thành người thường. Vài lần tôi vượt quan nghiệp bệnh rất khó khăn, khi nghiệp bệnh đang nặng, toàn thân đau ê ẩm, phát sốt, cổ họng bị đau, đầu nhức, ho, mà bên cạnh một người cũng không có, không thể nấu ăn, không thể đốt lò sưởi, không thể nấu nước, mỗi lần đều trong thống khổ bất lực mà cố chịu đựng, vượt quan rất khó.

Mãi đến nửa năm sau, tôi đọc được một đoạn khi học “Chuyển Pháp Luân”:

“Nhân tại mê trung, không vứt bỏ được những thứ này. Có người không vứt bỏ được [tâm về] con của họ, nói [nó] tốt ra sao, nó chết rồi; mẹ họ tốt ra sao, cũng chết rồi; họ thống thiết muốn chết [theo], quả thật bỏ nửa cuộc đời còn lại để theo những người kia. Chư vị không nghĩ ư, đó chẳng phải đến giày vò chư vị? Dùng hình thức ấy để chư vị chẳng có ngày nào yên.”

Tôi như tỉnh mộng, tôi phải chấn chỉnh lại tiếp tục bước đi trên con đường Sư phụ đã an bài, trợ Sư chính Pháp, không phụ lòng từ bi khổ độ của Sư phụ.

Vì vậy tôi lại tới thành phố D chuyển 11 túi cửu bình, có vài lần chuyển đến trong nhà của chúng sinh. Tháng 12 năm 2013, tôi lại từ thành phố D chuyển tới 11 túi đựng hơn 100 đĩa cửu bình, còn có một số tạp chí giảng chân tướng, hơn 20 biểu ngữ, chuẩn bị cho việc phân phát vào Tết Nguyên đán. Mùng 6 tháng 1, sau khi các con gái con trai tôi ai về nhà nấy, thì bắt đầu từ mùng 7, mỗi ngày tôi đều ra ngoài phát tài liệu, tặng cửu bình, treo biểu ngữ. Buổi tối tôi ra ngoài thường đem theo sơn phun màu đen, phát hiện các biển thông tin tà ác thì phun sơn xóa đi. Không có bảng hiển thị tà ác thì sau khi tôi tặng tư liệu xong liền tới nơi thích hợp để viết biểu ngữ chân tướng.

Buổi tối 11 ngày tháng 1, tôi đã chuẩn bị hơn 430 quyển cửu bình, 80 tạp chí, 20 đĩa CD, bắt đầu từ tám giờ tối, tôi đi xe đạp ba bánh qua các con hẻm nhỏ tặng tài liệu chân tướng. Buổi tối hôm đó tôi đã chạy qua 11 thôn làng, tặng cho hơn 600 hộ gia đình, đến tận sáu giờ rưỡi sáng, tôi mới hoàn toàn phát xong tài liệu. Sau khi tôi về nhà, ban đầu tôi muốn nghỉ ngơi một chút, nhưng đột nhiên thấy không được. Trong lúc phát tài liệu tôi có phát hiện một tấm biển thông tin tà ác, tôi không thể để nó tiếp tục đầu độc chúng sinh, phải đi. Tôi vẫn chưa ăn một miếng cơm nào, uống một ngụm nước nào, bất chấp giá lạnh và mệt mỏi, tôi đổi sang chiếc xe đạp, đem theo hai bình sơn phun đi thẳng tới nơi. Tôi xin Sư phụ gia trì, không để cho hai tay tôi bị đóng băng, tôi phun lên tường chín chữ bắt mắt “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, đồng thời tôi phun sơn che đi bảng hiển thị tà ác. Nhìn thấy bảng hiển thị tà ác không thể lại hại người nữa, tôi mỉm cười vui mừng trong tâm. Về tới nhà là vừa vặn 8 giờ, vậy là tôi đã đi 12 tiếng đồng hồ. Mặc dù tôi vừa lạnh vừa đói vừa khát, nhưng trong tâm tôi lại cảm thấy ấm áp. Lúc này tôi lại nghĩ tới vợ tôi, nếu bà ấy ở đây thì bà sẽ nấu nước, hâm cơm, đốt lò sưởi cho tôi. Nghĩ tới điều này tôi rất buồn, nhưng sau đó tôi thay đổi suy nghĩ, quan của mình mình vượt, đã đắc Pháp rồi, có gì có thể khiến mình đau lòng chứ, bà ấy nhất định ở trên thiên thượng đợi tôi tu cho tốt.

Ngày 14 tháng 1, tôi đi vội treo biểu ngữ để xong trước ngày 15, từ cửa thôn vừa đi vừa treo, đi một mạch đến 20 dặm đường mới treo xong. Vài tháng sau, tôi lấy 300 tấm biểu ngữ từ chỗ của đồng tu S, sau khi thu xếp được thời gian cho tốt thì đi treo, không hề nghĩ rằng tối hôm ấy trời mưa lớn, nhưng tôi vẫn không thay đổi hành trình. Buổi tối hôm đó tôi đội mưa chạy hơn năm giờ đồng hồ, đi 50 dặm đường, treo 37 tấm biểu ngữ, không cảm thấy cực khổ chút nào, rất nhiều biểu ngữ đều tồn tại ở đó thời gian rất lâu.

Tháng 3 năm 2016, đồng tu làm ra rất nhiều tấm bảng thông tin lớn để kiện Giang, 32 tờ giấy A4 ghép lại, rất lớn. Sau khi tôi đem về quê nhà, không có đồng tu nào chịu nhận, một mặt là không có chỗ treo, mặt khác là quá lớn, một người không thể treo được, tôi không tìm được đồng tu để phối hợp nên rất lo lắng. Tôi nghĩ đây là can nhiễu của cựu thế lực, tôi không thừa nhận nó, đệ tử Đại Pháp không gì là không thể, một mình tôi cũng có thể treo xong. Tối hôm ấy, sau 12 giờ, tôi đi xe ba bánh, mang theo tấm bảng, tìm được bức tường của trạm xăng dầu trước thôn, tôi lau sạch mặt tường, cẩn thận dán lên, dù rất tốn sức, nhưng Sư phụ luôn luôn gia trì cho tôi, tôi đã làm xong một cách rất thuận lợi. Tấm bảng này đã ở đó một mạch suốt ba tháng.

5. Bị bắt lần thứ năm, chính niệm xông pha hang ổ tà ác

Tháng 1 năm 2016, tà ác ở địa phương tôi báo thù đồng tu kiện Giang, tôi đi du lịch Thanh Đảo. Ngày 21 tháng 1, tôi mua vé khứ hồi, dùng tiền in chân tướng và đưa chứng minh nhân dân lúc mua vé, vì chính niệm không mạnh, bị tà ác dùi vào sơ hở, hành tung của tôi bị nhân viên thu vé báo cáo cho cảnh sát địa phương. Tôi vừa xuống xe liền bị hai cảnh sát tới bao vây, và còn lục soát hành lý và bưu kiện của tôi, lấy đi sách Chuyển Pháp Luân, máy nghe MP3 và bài kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015”. Tôi biết bị lộ rồi, tôi giảng chân tướng cho họ, họ cũng không nghe, cũng không để tôi đi.

Sau đó, họ chụp hình tiền in chân tướng của tôi. Tôi trong tâm không có một chút lo sợ, thản nhiên giảng chân tướng cho họ, nói cho họ về vụ dàn dựng tự thiêu ở Thiên An Môn, về tàng tự thạch, về việc ở nước ngoài có hơn 200.000 người đã khởi tố Giang Trạch Dân, hơn 50 quốc gia trên thế giới cũng đã khởi kiện Giang Trạch Dân, cũng đã có hơn 2 triệu người trên thế giới kiện Giang Trạch Dân, cả thế giới có 55 quốc gia kết án Giang Trạch Dân, trên toàn Trung Quốc có hơn 200 triệu người dân thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới. Cho đến hơn 10 giờ tối, họ bắt tôi về nhà, sau đó lục soát nhà một cách phi pháp, sau đó lại đưa tôi đến đồn công an, những người giám sát tôi được thay nhau liên tục. Tôi nghĩ những điều này đều không ngẫu nhiên. Đã đến rồi thì chính là đến để nghe giảng chân tướng.

Tôi không ngừng giảng chân tướng cho họ. Những cảnh sát này, bao gồm cả đồn trưởng cũng chưa bao giờ nghe tới việc tố cáo Giang Trạch Dân. Đồn trưởng chỉ vào một đồng tiền có ghi chân tướng rồi hỏi tôi: “Cái này có phải là anh viết không?” Tôi nói: “Đúng vậy!” Anh nói: “Vì sao anh lại lăng mạ người lãnh đạo của quốc gia?” Sau khi tôi nói với anh về hình thế của việc tố cáo Giang Trạch Dân thì lại nói: “Tôi là dùng danh tính thật của mình để tố cáo Giang Trạch Dân, trong tay tôi có tờ biên nhận gửi lại từ Viện Kiểm sát Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao.” Vừa nói tôi vừa cho anh ấy xem ảnh của giấy biên nhận trong điện thoại của mình. Đồn trưởng và các cảnh sát khác mở to mắt nhìn, xem xong ai cũng không không dám nói gì nữa, ai về chỗ người ấy.

Buổi tối hôm đó, một cảnh sát họ Vương thẩm vấn phi pháp tôi, bảo tôi phải ký cái như là “Lợi dụng tà giáo làm rối loạn trật tự xã hội”. Máy thu âm là do tôi nghe một mình, sách thì tôi đọc một mình, tôi không hề bảo các anh đọc, tôi gây rốn loạn trị an của xã hội thế nào đây? Anh ta không nói gì nữa, tôi cũng không ký tên gì cả.

Ngày hôm sau, Đội trưởng Đội an ninh Nội địa của huyện đến tìm tôi. Ông ta rút ra một cáo trạng của tôi ngay trước mặt cảnh sát và nói: “Cái này là của anh phải không?” Tôi thấy đây là một cơ hội tốt để giảng chân tướng. Tay tôi đưa tờ tố cáo lên rồi nói lớn với cảnh sát: “Tờ cáo trạng này là do tôi dùng tên họ thật viết ra, hiện tại trên cả nước có 200 nghìn người tố cáo Giang Trạch Dân, trong điện thoại của tôi có thư phúc đáp của Viện Kiểm sát Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao, những người chưa bao giờ thấy giấy biên nhận thì truyền tay nhau điện thoại của tôi mà xem.“ Đồn trưởng hỏi chủ nhiệm an ninh: “Có thật không vậy?” Chủ nhiệm an ninh nói: “Đúng.” Anh ta không đợi được nói: “Đưa cho tôi, để tôi xem xem.” Chủ nhiệm an ninh nói: “Chính là cái này.” Đồn trưởng bảo hai cảnh sát: “Đi mau đi! Sao chụp thêm bản nữa.” Hai cảnh sát cầm tờ cáo trạng đi sao chụp.

Sau đó thì chủ nhiệm an ninh bắt cóc tôi lên xe. Tôi chất vấn anh ấy nói: “Anh đưa tôi vào bên trong?” Anh ta nói: “Thế anh định đi đâu?” Tôi trả lời một cách rõ ràng dứt khoát: “Về nhà!” Anh ấy nói: “Không được hiện giờ không được.” Sau đó thì anh ấy đưa tôi đến một đồn cảnh sát khác rồi đi mất. Đến đâu tôi cũng giảng chân tướng, lúc bắt đầu thì mọi người đều tĩnh lặng lắng nghe, sau đó một người trông giống như là quan chức nói: “Anh nói cứ như là đại ca vậy, tôi hỏi anh mấy câu.” Tôi nói: “Trước hết tôi hỏi anh một câu hỏi, nếu anh muốn thẩm vấn tôi, thì đưa thẻ công tác của anh ra đây trước đi đã.” Anh ta không dám lấy ra, lấy thẻ công tác của người khác ra cho có lệ. Tôi nói: Tôi không phạm pháp, nếu anh không lấy ra thẻ công tác thì không có tư cách thẩm vấn tôi.

Cho đến khoảng 3, 4 giờ chiều, chủ nhiệm an ninh tới, chỉ định khoảng 4 viên cảnh sát nhỏ bắt tôi in dấu vân tay và lấy mẫu máu. Tôi nói lớn với bọn họ: “Cho dù là ai, chỉ cần bức ép tôi làm việc tôi không muốn, thì bước ra khỏi đây tôi sẽ đi tố cáo người đó, Giang Trạch Dân tôi còn dám tố cáo, tôi còn không dám tố cáo các anh sao?” Tiếp theo đó tôi chất vấn đội trưởng an ninh: Thư tôi tố cáo Giang Trạch Dân anh xem rồi, đại bộ phận các việc bức hại đều là do các anh làm, nhưng tôi không hận anh, tôi chỉ tố cáo Giang Trạch Dân, bởi vì các anh cũng là người bị hại. Trước mặt tất cả mọi người ngồi ở đây, anh nói xem, những cái tôi viết có cái nào là giả? Cho dù là bắt cóc, khám nhà, hay sách nhiễu, chỉ cần có một việc là giả, thì tôi công khai xin lỗi các anh, tôi công khai thừa nhận là tôi vu cáo. Nhưng những gì tôi nói đều là thật. Tháng 5 năm ngoái, hệ thống công an, kiểm sát, tư pháp đã có quy định mới “Có án phải lập, có tố cáo thì phải thụ lý”. Tôi tố cáo Giang Trạch Dân là đang thực hiện quyền lợi của mình.” Chủ nhiệm an ninh nghe xong nói: “Ai cho anh quyền lợi tố cáo Giang Trạch Dân?” Tôi càng kiên định hơn nói: “Là hiến pháp cho tôi quyền lợi này! Các anh không tố cáo Giang Trạch Dân, thì các anh là tự động vứt bỏ quyền lợi này.” Nói đến đây, thì mấy người kia mở mắt to mắt nhỏ, ai cũng không dám nói một câu.

Đến 8 giờ tối ngày hôm sau, chủ nhiệm an ninh đưa con gái tôi đến rồi nói: “Theo lệ thường thì qua 24 giờ là sẽ tạm giam anh, hôm nay thấy anh nhiều tuổi như vậy, từ hôm qua đến giờ vẫn chưa được nghỉ, hôm nay đưa con gái anh về đi. Về rồi, đừng có lại lên mạng phanh phui ra sự việc là anh bị bức hại nữa đấy.” Tôi nói: “Anh cũng xem Minh Huệ?” Anh ta gật gật đầu, sau đó tôi nói: “Thế trên đó nói là thật hay là giả?” Anh ta không biết làm gì hơn ngoài việc thở dài một tiếng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/3/29/344856.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/8/11/164985.html

Đăng ngày 31-10-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share