Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 5-7-2017] Đồng tu A tại khu vực của chúng tôi đã bị kết án 10 năm tù vì đức tin của mình, cô được thả vào năm 2014. Trong quá trình tiếp xúc, tôi bắt đầu nảy sinh cái tình với đồng tu và cảm thấy ngưỡng mộ cô ấy. Tuy nhiên, tôi biết rằng một học viên Pháp Luân Công không nên có chấp trước đó, và tôi cần từ bỏ nó đi.

Chính niệm phá vỡ vòng kiểm soát của tà ác đối với đồng tu

Sau khi A được trả tự do khỏi nhà tù, có hơn một chục camera theo dõi được cài quanh nhà của cô, nhân viên Đội An ninh Nội địa giám sát cô 24 giờ một ngày. Hai nhân viên được cử đi theo cô mỗi khi cô rời khỏi nhà. Cả những người tới thăm cô cũng bị kiểm tra kỹ lưỡng, do đó rất ít học viên tới nhà cô.

Tôi vẫn đến nhà của A và học Pháp với cô ấy. Mỗi lần chúng tôi gặp nhau ở ga tàu, luôn có một cảnh sát đi theo. Một ngày, A giới thiệu người cảnh sát với tôi. Ông ấy là Đội trưởng Đội An ninh Nội địa.

Tôi tán gẫu với ông ấy trên đường đi về nhà A, đồng thời nói với ông về Pháp Luân Công cũng như cuộc bức hại. Chính niệm của tôi dường như đã thanh trừ được cựu thế lực đằng sau ông ấy, bởi vì từ đó trở đi, A không còn bị ai giám sát mỗi khi cô ấy ra ngoài gặp tôi.

Vượt qua mâu thuẫn bằng cách hướng nội

Học viên ở khu vực của chúng tôi đã bị bức hại nghiêm trọng tại trại lao động. Cô ấy ở trong tình trạng nguy kịch do bị tra tấn và bị trả về nhà. Cô ấy nằm liệt giường, do đó các học viên địa phương thường đến chăm sóc cho cô và học Pháp cùng cô.

Chồng của B cũng đã bắt đầu học Pháp, nhưng mục đích của ông ấy chỉ là để giúp vợ, và ông ấy không tuân theo những yêu cầu của người tu luyện.

Mặc dù đã học Pháp, nhưng ông ấy vẫn tỏ ra khó chịu với các học viên đến giúp B. Sự oán giận của ông ấy khiến các học viên ít khi lui tới nhà ông.

Chồng của B không thích tôi. Tôi cảm thấy oán hận về việc đó, nhưng vẫn tới học Pháp cùng B. Một lần, tình trạng của B rất yếu và tôi đã nhờ học viên A tới giúp.

A nói chuyện với chồng của đồng tu B. Trước hết cô ấy làm sáng tỏ những hiểu lầm của ông về Pháp Luân Công. Ông ấy có thiện cảm với A và lắng nghe cô nói. Sau đó chúng tôi phát chính niệm và học Pháp với B.

Chúng tôi tăng cường học Pháp hàng ngày, và sức khoẻ của B bắt đầu có tiến triển. Thông qua việc thường xuyên học Pháp, tâm tính của chồng B cũng có sự cải biến.

B cần dùng nhà vệ sinh nhiều lần mỗi đêm, cô cũng cần sự giúp đỡ của người khác mỗi khi đi vệ sinh. Điều đó có nghĩa là chồng cô chỉ được ngủ vài tiếng mỗi đêm. Tôi đã đề nghị giúp đỡ, nhưng ông ấy nổi cáu với tôi. Tôi cảm thấy bị tổn thương và bỏ đi.

Khi tôi về đến nhà, chồng B đã gọi điện xin lỗi tôi. Tối hôm đó, tôi đã thú thực với A rằng tôi có rất nhiều tâm oán hận với chồng B và cần phải từ bỏ nó.

Những lần sau này đến gặp B, tôi vẫn có vài lần xích mích với chồng cô. Nhưng chúng tôi đều hướng nội tìm, chứ không còn đổ lỗi cho nhau nữa.

Tâm chấp trước vào cái tình của tôi

18 năm trước, A bị đuổi việc vì cô tu luyện Pháp Luân Công. Nhiều học viên đề nghị hỗ trợ tài chính cho cô, nhưng cô đã từ chối. Vì vậy thay vào đó họ mua quần áo và các nhu yếu phẩm hàng ngày cho cô. A rất nghiêm khắc với bản thân và thường nói về chuyện Thích Ca Mâu Ni đã dẫn các đệ tử đi khất thực như thế nào. Nhưng tôi thật sự không hiểu nổi điều cô ấy muốn nói là gì.

Trước Tết, các học viên mang đồ dùng và quần áo đến cho A, nhưng cô đã mang chúng cho những người khác cần chúng hơn, và mang số tiền được tặng, tương đương với giá trị chỗ quần áo, đóng góp cho điểm sản xuất tài liệu giảng chân tướng.

A thường nói với tôi rằng tôi đang ngưỡng mộ cô ấy. Cô ấy nói đúng. Tôi biết đó là tâm chấp trước mà tôi cần phải từ bỏ.

Một lần, tôi cùng một học viên mang quà tới cho A. Cô ấy tỏ ra nghiêm khắc và không muốn nói chuyện với chúng tôi. Tôi nói: “Chúng tôi tới đây thăm chị. Sao chị lại thô lỗ như vậy?”

Cô ấy nói với chúng tôi rằng nếu chúng tôi còn tiếp tục tặng quà cho cô ấy thì chúng tôi không nên đến đây nữa. Cô ấy còn nói thêm: “Chúng ta cần đặt tiêu chuẩn cao cho bản thân, nếu không thì không ai trong chúng ta có thể đạt tới viên mãn được.”

Tôi đã tức giận! Tôi cố gắng kiềm chế cảm xúc của mình, nhưng tôi không thể. Tại sao cô ấy có thể thô lỗ với tôi như vậy? Tôi đã cố hết sức để quan tâm và chăm sóc cho cô ấy.

A nói: “Thích Ca Mâu Ni đã không cho phép các đệ tử có liên hệ gì với tiền bạc và vật chất. Nếu tôi nhận nhiều thứ như thế, điều đó không phù hợp với Pháp.”

Tôi đáp lại: “Nhưng đó là những yêu cầu trong Phật giáo!”

A nói lại: “Miễn là nó được đề cập đến trong cuốn Chuyển Pháp Luân, chúng ta nên nghĩ về nó một cách nghiêm túc.”

Có phải rằng tôi đã sai? Tôi không thể nhận thức được điều này, nên tôi đã đọc lại những gì Sư phụ giảng:

“Tu luyện cần phải tu luyện trong ma nạn, [để] xem [đối với] thất tình lục dục chư vị có thể dứt bỏ hay không, có thể coi nhẹ hay không. Chư vị chấp trước chính vào những thứ ấy, thì chư vị không tu xuất lai được. Bất kể sự việc gì cũng có quan hệ nhân duyên; vì sao người ta có thể làm người? Chính là vì người ta có ‘tình’; người ta vì cái ‘tình’ này mà sống; tình cảm thân quyến, tình cảm nam nữ, tình cảm với cha mẹ, cảm tình, tình bè bạn, thực thi công việc cũng có tình, ở đâu cũng không tách khỏi cái ‘tình’ ấy; muốn làm hay không, cao hứng hay không, yêu và ghét, hết thảy mọi thứ trong toàn bộ xã hội nhân loại đều từ cái ‘tình’ ấy mà ra. Nếu ‘tình’ kia chẳng đoạn, thì chư vị không thể tu luyện được. Người ta nếu nhảy ra khỏi cái ‘tình’ này, thì không ai động đến chư vị được, tâm người thường không động đến chư vị được; thay vào đó là ‘từ bi’, vốn là điều cao thượng hơn. Tất nhiên đoạn dứt điều ấy ngay lập tức không dễ dàng gì; tu luyện là quá trình lâu dài, là quá trình lần lần vứt bỏ các tâm chấp trước của bản thân; nhưng chư vị cần phải tự mình đặt yêu cầu nghiêm khắc cho mình.” (Bài giảng thứ tư – Chuyển Pháp Luân)

Sư phụ cũng giảng rằng:

“Còn có các học viên cá biệt, tụ tập hai người, ba người, khi làm việc cũng nhóm tụ lại, ‘chúng ta làm một nhóm’, thường tán gẫu những [chuyện] vô dụng, lãng phí rất nhiều thời gian. Hiện nay từng phút từng giây đều rất quan trọng; bỏ lỡ mất đoạn thời gian này rồi, là sẽ bỏ lỡ mất tất cả.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003)

Sau khi cẩn thận đọc lại hai đoạn Pháp trên, tôi nhận ra mình không nên nhìn nhận sự việc từ góc độ của một người thường, đặc biệt là có cảm xúc mạnh mẽ và cảm tình đối với A.

Tôi cần phải quy chính lại bản thân theo Pháp, và sử dụng thời gian của mình hiệu quả hơn để làm những việc mà một học viên cần làm. Tôi sẽ bước đi cho chính trên con đường tu luyện và cùng Sư phụ trở về nhà.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/5/对同修的情也得去-350581.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/8/20/165100.html

Đăng ngày 28-10-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share