Bài của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-9-2017] Tôi mồ côi mẹ từ khi lên bốn tuổi. Được mẹ kế chăm sóc, tôi không bao giờ đủ ăn hay đủ quần áo ấm để mặc, và tôi mắc các vấn đề nghiêm trọng về dạ dày. Tôi đã đi khám bác sĩ nhiều lần. Cuối cùng, bác sĩ bảo rằng tôi có khả năng bị ung thư dạ dày. Ngoài đau dạ dày, tôi còn bị đau nửa đầu. Khi đau nửa đầu, tôi cảm thấy như đầu mình sắp nổ tung.

Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1996 và nghiêm túc tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày. Tôi luôn hướng nội để giải quyết các vấn đề khi có mâu thuẫn nảy sinh và liên tục tìm cách để đề cao. Sau một thời gian thì tất cả các vấn đề sức khoẻ của tôi đều biến mất.

Dưới đây là một số ví dụ về những việc tôi đã làm đúng nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Trả lại một ti vi màu bị mất

Tôi là tài xế taxi. Một hôm trên đường đi tôi nhìn thấy một chiếc tivi màu lớn rơi ra khỏi xe tải. Tài xế không biết và tiếp tục đi. Nhà sáng lập Pháp Luân Công, Sư phụ Lý Hồng Chí, đã dạy rằng chúng ta phải luôn nghĩ đến người khác trước. Tôi biết mình không nên tham lam và lấy những gì không phải của mình. Vì vậy, tôi đặt chiếc tivi trong xe, đuổi kịp chiếc xe tải, và trả nó lại cho họ. Cho đến lúc đó người lái xe mới nhận ra rằng anh đã mất không chỉ một mà là ba chiếc TV dọc đường đi.

Người lái xe rất biết ơn và cảm ơn tôi rất nhiều. Khi tôi nói với anh ấy rằng tôi làm như vậy là vì tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, anh ấy cũng cảm ơn Sư phụ Lý Hồng Chí. Anh nói với tôi rằng nếu không có việc làm này của tôi, thì ông chủ của anh có lẽ sẽ khấu trừ chi phí của chiếc TV này vào tiền lương và anh sẽ mất vài tháng lương.

Giúp đỡ một người đang gặp khó khăn

Tôi từng nhìn thấy một người đàn ông lớn tuổi đang nằm trong vũng máu trên đường, trong khi những chiếc xe ô-tô khác lướt qua như thể không có gì xảy ra. Không ai muốn giúp đỡ, và tôi biết rằng họ chỉ đơn giản là không muốn gặp rắc rối. Trong xã hội mà đạo đức đã bị tha hóa này, người bị thương thường tố cáo người giúp đỡ và đòi bồi thường tiền.

Tôi biết mình không thể giả vờ như không nhìn thấy anh ta. Tôi đã giúp người đàn ông lên xe của mình và đưa anh ta đến bệnh viện thành phố. Khi truyền hình Lang Phường đưa tin về vụ việc này, họ nhận xét: “Rất nhiều xe ô-tô, kể cả xe công cộng, đã lướt qua người đàn ông và không ai dừng lại. Chỉ có một tài xế taxi giúp đỡ. Đây là dấu hiệu cho thấy xã hội ngày nay không có đạo đức thế nào.”

Trả lại ví tiền bị mất

Tháng 11 năm 2002, một chiếc ví bị bỏ quên trong xe của tôi. Tiền mặt và đồ vật có giá trị khác bên trong lên đến 200.000 NDT (khoảng 700 triệu đồng). Tôi nhớ rằng Sư phụ đã dạy chúng ta nên nghĩ cho người khác trước, và tôi hiểu người chủ sở hữu của chiếc ví sẽ buồn thế nào.

Tôi đã ngừng chở khách và lái thẳng đến địa chỉ trên chứng minh nhân dân. Chủ nhân chiếc ví đã rất xúc động, cô nói: “Tôi không nghĩ mình sẽ lấy lại ví được nữa. Ngày nay không bị cướp đã là may mắn rồi, chứ chưa nói đến nhận lại được nguyên vẹn những gì đã mất.” Cô muốn tặng tôi một khoản hậu tạ bằng tiền mặt hoặc mời tôi dùng bữa, nhưng tôi đã từ chối và bảo rằng một học viên Pháp Luân Đại Pháp sẽ không lấy tiền không do họ kiếm được và rằng cô ấy cần phải cảm ơn Sư phụ Lý Hồng Chí vì những gì tôi đã làm.

Cô ấy đã gửi một biểu ngữ đến công ty tôi để ca ngợi những gì tôi đã làm. Vào thời điểm đó tôi đang gặp khó khăn về tài chính, nếu tôi lấy số tiền này để trả khoản vay của mình, ai biết được chứ? Nhưng Pháp Luân Đại Pháp thực sự tốt vì môn tu luyện dạy chúng ta luôn đi đúng hướng, trung thực và làm những điều ngay chính.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/9/27353424.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/9/28/165579.html

Đăng ngày 11-10-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share