Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 10-8-2017] Theo thông tin tổng hợp từ trang Minghui.org, vào tháng 6 năm 2017 có 74 học viên Pháp Luân Công đã bị kết án tù bởi đức tin của họ. Điều này dẫn đến tổng số học viên bị hệ thống toà án của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kết án lên con số 575 trong nửa đầu năm 2017. Trong số họ, có 29 người bị bắt giữ do bị trả thù vì kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Trung Quốc, kẻ đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999.

Việc kết án các học viên thường theo sau những quá trình truy tố với sự vi phạm quy trình pháp lý của các cơ quan thi hành luật, viện kiểm sát và toà án. Trong khi một số luật sư cố gắng bảo vệ quyền hiến pháp về tự do tín ngưỡng cho thân chủ của họ, thì luật sư thường bị cấm vào phòng xử án hay liên tục bị quan chức toà án cắt lời khi họ đưa ra lập luận biện hộ.

Cũng có những học viên không có đại diện pháp lý hay bị buộc phải sử dụng luật sư do toà án chỉ định, những người mà được hướng dẫn đưa ra lời thừa nhận có tội cho họ. Một số học viên thậm chí còn bị xét xử hay kết án khi mà luật sư hay gia đình họ không hề hay biết.

Trong số 575 trường hợp, có 450 học viên bị kết án vào năm 2017 và 215 người bị kết án năm 2016. Do sự phong toả thông tin của ĐCSTQ, số lượng học viên bị kết án và thời gian kết án họ luôn luôn không thể báo cáo đúng thời điểm, cũng như mọi thông tin không sẵn có.

Các bản án là từ 6 tháng đến 15 năm, với thời hạn trung bình là 3.4 năm. Có 91 học viên bị phạt tổng cộng 767,000 nhân dân tệ (112,800 USD); số tiền phạt là từ 1,000 đến 50,000 nhân dân tệ.

Các học viên bị kết án thuộc 22 tỉnh thành và khu tự trị, và thuộc mọi tầng lớp xã hội. Một số người đã liên tục bị bắt giữ hay kết án bởi đức tin của họ.

edc8163c1edbf1d4e85e3541c86aab56.jpg

Dưới đây là trường hợp quyền đại diện pháp lý của các học viên bị ĐCSTQ xâm phạm.

A. Các học viên bị xét xử mà không có đại diện pháp lý

I. Chính quyền không xử lý giấy tờ của luật sư

Vào tháng 9 năm 2016, công an thành phố Bạch San, tỉnh Cát Lâm đã bắt giữ ông Lưu Nghiễm Hải và vợ là bà Lý Diễm tại nhà của họ. Bà Lý được thả sau đó, nhưng ông Lưu vẫn tiếp tục bị giam tại Trại tạm giam Hắc Câu. Họ đã bị truy tố vào ngày 16 tháng 1 năm 2017.

Luật sư của ông Lưu từ Thiên Tân đã đến Toà án quận Hồn Giang ở Bạch San để lấy hồ sơ chuẩn bị cho việc đại diện cho ông Lưu. Chánh án đã không gặp luật sư và buộc ông ấy quay trở lại Thiên Tân để hoàn tất hồ sơ, đây là vi phạm pháp luật.

Luật sư đã quay lại và cố gắng hoàn tất hồ sơ tại Cục tư pháp địa phương nhưng bị trốn tránh. Sau đó ông nói với ông Lưu rằng không thể đại diện cho ông.

Ngày 29 tháng 6, vợ chồng ông Lưu đã bị xét xử mà không có đại diện pháp lý, và chỉ có hai thành viên trong gia đình họ được phép vào phòng xử.

II. Các học viên bị buộc phải từ bỏ luật sư

1. Ông Lý Khánh Cường và bà Chu Ngọc Cầm ở thành phố Hà Nguyên, tỉnh Quảng Đông đã bị xét xử vào tháng 1 năm 2017. Một tháng trước khi phiên xử diễn ra, người của an ninh nội địa đã đến nhà cha mẹ ông Lý vào ban đêm để hăm doạ họ. Họ bị đe doạ rằng nêú có luật sư dính vào, họ sẽ không bao giờ gặp lại con trai nữa. Họ không còn lựa chọn nào khác đành phải bãi bỏ luật sư.

2. Ngày 19 tháng 12 năm 2016, người của huyện An Bình, tỉnh Hà Bắc đã xông vào nhà bà Quách Tiểu Phẩm và bắt giữ bà. Người của toà án huyện đã gọi cho chồng cũ của bà Quách và bảo ông khuyên mẹ bà Quách hãy từ bỏ luật sư hoặc là ông sẽ bị phạt nặng. Sợ bị trả thù nên mẹ bà Quách đã đến toà án và hoàn tất hồ sơ từ bỏ luật sư vào ngày 8 tháng 3 năm 2017. Bà Quách đã bị xét xử có tội vào ngày 22 tháng 3.

B. Các học viên bị lừa hoặc bị ép phải dùng luật sư do toà án chỉ định và bị buộc tội

Chính quyền huyện Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông đã bắt giữ bà Vương Tùng Diễm và bà Trần Tố Hiệp khi họ dán áp phích công khai việc kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Trung Quốc, kẻ đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Nhân viên Lý của Phòng 610 đã nói với gia đình bà Trần rằng bà có thể bị kết án tù vì cha mẹ bà đã thuê một luật sư cho bà. Điều này đã dẫn đến việc từ bỏ luật sư, người gặp bà mới chỉ một lần.

Gia đình bà cảm thấy rằng họ phải làm theo chỉ đạo của Phòng 610 để giúp giải thoát các học viên. Họ đã thuê những luật sư được Phòng 610 chấp thuận.

Lý đã lấy được các văn bản xác nhận quyết định của ông ta từ hai học viên. Họ đã bị xét xử vào tháng 2 năm 2017 và mỗi người bị kết án 3.5 năm tù vào cuối tháng 3.

Để biết thêm thông tin, vui lòng xem tại: Gia đình hai học viên ở Sơn Đông bị đặc vụ Phòng 610 lừa

C. Chính quyền can thiệp luật sư bào chữa vô tội cho các học viên, khiến họ không thể biện hộ đúng cách cho các học viên tại toà án

I. Luật sư không được thông báo về phiên xử

1. Công an thành phố Giao Châu, tỉnh Sơn Đông đã bắt giữ ông Khâu Nguyên Kim, bà Cát Kiến Trân và bà Ngô Hiểu Thuý khi họ đang nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công và cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ban đầu họ bị dự tính xét xử vào ngày 11 tháng 4 năm 2017. Vào ngày xét xử, toà án đột nhiên quyết định dời đến ngày 15 tháng 4 nhưng sau đó lại quyết định vẫn tiến hành phiên xử vào ngày này. Sau phiên xử, chánh án không đưa ra bản án nào.

Vào ngày 1 tháng 6, toà án đã xét xử ba học viên mà không thông báo cho gia đình và luật sư của họ. Ông Khâu bị kết án ba năm, hai người còn lại bị kết án mỗi người hai năm.

2. Bà Trữ Chiêm Phong ở huyện Trường Lĩnh, tỉnh Cát Lâm khi đang nghỉ tại nhà vào ngày 31 tháng 10 năm 2016 thì công an đã xông vào và bắt giữ bà.

Toà án huyện Trường Lĩnh đã tổ chức phiên xử vào ngày 13 tháng 2 năm 2017 mà không thông báo cho gia đình hay luật sư của bà. Khi bị gia đình tra hỏi sau đó, một nhân viên toà án nói rằng toà không có số điện thoại của gia đình để thông báo cho họ.

Ngày 28 tháng 3, bà Trữ đã bị kết án 4.5 năm tù và bị phạt 10.000 nhân dân tệ.

3. Tối ngày 30 tháng 10 năm 2016, khoảng 10 công an đã xông vào nhà bà Hùng Văn Phương ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông và bắt giữ bà.

Cuối tháng 1 năm 2017, luật sư của bà Hùng, ông Phạm Tiêu Văn, đã đi hàng trăm dặm đến thăm bà ở trại tạm giam. Ông không được phép nói chuyện về Pháp Luân Công với thân chủ. Viện kiểm sát La Hồ đã thẩm vấn bà Hùng nhiều giờ sau khi ông Phạm rời đi và sau đó đã chuyển hồ sơ của bà đến toà án địa phương.

Ngày diễn ra phiên xử bà Hùng là ngày 13 tháng 2, và toà án chỉ thông báo cho con gái bà. Họ đe doạ cô không được cho gia đình hay ông Phạm biết về phiên xử.

Bà Hùng đã tự biện hộ cho mình trong phiên xử. Chánh án đã tuyên án bà có tội vào ngày 15 tháng 6.

II. Luật sư không nhận được thông báo của toà đến tận phút cuối cùng và không thể tham dự phiên xử

Ông Hoàng Lập Thành và bảy học viên khác ở thành phố Tuy Hoá, tỉnh Hắc Long Giang đã bị bắt giữ vào ngày 5 tháng 1 năm 2017 khi đang phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Ngày 13 tháng 6, Toà án huyện Lan Tây đã thông báo với họ rằng phiên xử sẽ diễn ra vào 2 giờ chiều cùng ngày. Lúc đó luật sư của ông Hoàng đang ở Thượng Hải và không thể tham gia phiên xử.

III. Luật sư bị cấm vào phòng xử

1. Ngày 13 tháng 6 năm 2017, bà Diêm Thục Phương và bốn học viên khác ở thành phố Thông Hoá, tỉnh Cát Lâm đã bị xét xử. Bảo vệ của Toà án huyện An Đồ ở thành phố Nghiễm An đã lục soát các học viên và gia đình họ trước khi cho họ vào. Luật sư của bà Diêm đã từ chối việc lục soát phi pháp và bị cấm không cho vào phòng xử. Kết quả là cả năm học viên đã bị xét xử phi pháp mà không có đại diện pháp lý.

2. Ngày 12 tháng 9 năm 2016, công an ở thành phố Bạch Ngân, tỉnh Cam Túc đã bắt giữ bà Ti Lệ Bình. Ngày 7 tháng 2 năm 2017, bà bị xét xử và chánh án ở Toà án khu Bạch Ngân đã từ chối cho luật sư của bà vào phòng xử mà không đưa ra lý do. Sau đó bà Ti đã bị kết án ba năm tù và bị mất việc làm.

IV. Luật sư từ chối quyền bào chữa giữa phiên xử

Bà Tôn Mẫn ở thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh bị bắt giữ vào ngày 28 tháng 6 năm 2016 vì từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Khi xuất hiện lần đầu tiên ở toà vào ngày 17 tháng 2 năm 2017, lúc đó luật sư của bà đã lập luận rằng vụ án nên được điều trần theo một quyền hạn khác dựa trên địa điểm bắt giữ bà. Chánh án Vương Nghệ Hàm của Toà án khu Lập Sơn đã làm ngơ luật sư và cố gắng tiến hành phiên xét xử. Luật sư đã bỏ quyền đại diện pháp lý biện hộ đối với bà Tôn và rời phòng xử.

Sau đó chánh án đã hoãn phiên xử đến ngày 6 tháng 4. Ông ta đã yêu cầu người luật sư mới thuê của bà Tôn thuyết phục bà đồng ý ra toà vào ngày hôm đó. Luật sư đã từ chối yêu cầu này.

Sau hôm đó, trong lúc luật sư gặp bà Tôn tại trại tạm giam, chánh án đã xông vào cùng với công tố viên và thư ký và cố xét xử bà ngay tại chỗ. Để ngăn phiên xử, bà Tôn đã bác bỏ người luật sư mới ngay lúc đó. Sau đó luật sư đã đệ đơn kiện thẩm phán.

Để biết thêm chi tiết, xin xem tại: Luật sư kiện Thẩm phán tỉnh Liêu Ninh vi phạm quy trình tố tụng pháp lý trong phiên tòa xét xử học viên Pháp Luân Công

V. Các học viên bỏ quyền đại diện trong phiên xử nhằm chấm dứt việc tố tụng

1. Ngày 15 tháng 6 năm 2017, bà Trương Quang Viện, bà Trương Vĩ Hoa và ông Cao Hồng Ba đã được tòa án lên kế hoạch xét xử tại thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh vì tu luyện Pháp Luân Công. Họ đã từ chối ra toà để phản đối phiên xét xử phi pháp, và các viên nhân viên tòa án đã lôi họ đến phòng xử.

Khi chánh án can nhiễu sự biện hộ cho các học viên của luật sư, bà Trương Quang Viện đã từ bỏ luật sư của mình để ngăn phiên xử tiếp tục. Luật sư của ông Cao chỉ ra rằng phiên xử nên được ấn định lại vì nó sẽ là phi pháp khi không có luật sư của bà Trương. Chánh án đã cố tiếp tục xét xử hai học viên khác. Luật sư của ông Cao lập luận rằng cần phải có một văn bản pháp lý tổ chức xét xử riêng biệt thay vì tuyên bố miệng. Khi chánh án kiên quyết tiếp tục, ông Cao đã từ bỏ luật sư của mình vì ông không tin ông sẽ được xét xử công bằng. Bà Trương cũng từ bỏ luật sư của bà tại toà.

2. Tháng 4 năm 2016, bà Vương Thục Anh bị bắt giữ và bị giam tại thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang. Ngày 7 tháng 3 năm 2017, bà bị xét xử trong trại tạm giam. Để ngăn phiên xử phi pháp, cả hai luật sư của bà đã rời trại tạm giam để phản đối. Bà Vương đã phản đối vài lần rằng bà không thể bị xét xử mà không có đại diện pháp lý. Thông tin cho hay rằng sau đó bà bị phán có tội và bị kết án ba năm tù.

VI. Luật sư bị chánh án cấm vào phòng xử

Ngày 24 tháng 9 năm 2016 nhà bà Đặng Sỹ Nga bị khoảng 10 công an mở cửa và xông vào và bắt giữ bà.

Vào tháng 1, phiên xử đã diễn ra trong một phòng xử tại trại tạm giam Đông Nguyên ở tỉnh Quảng Đông, nơi bà Đặng vẫn bị giam.

Luật sư của bà Đặng đã bị ngăn lại tại lối vào trại tạm giam khi ông từ chối kiểm tra an ninh. Theo luật, luật sư biện hộ được miễn kiểm tra an ninh.

Luật sư đã đợi bên ngoài nhưng công an vẫn không cho ông vào bên trong. Ông không còn lựa chọn nào khác là phải bỏ đi. Gia đình bà Đặng cũng bị cấm bên ngoài. Công an tuyên bố trong phòng xử không còn ghế.

Phiên xử diễn ra mà không có mặt của luật sư hay thành viên trong gia đình. Không rõ là có bản án nào được đưa ra hay không.

Để biết thêm chi tiết, xin xem tại: Luật sư và gia đình không được tham dự phiên xét xử học viên Pháp Luân Công


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/8/10/352157.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/9/4/165285.html

Đăng ngày 11-10-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share