Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 21-6-2017] Người ta nói rằng làm bạn với người tốt sẽ giúp chúng ta đề cao phẩm hạnh, làm bạn với người xấu có thể gây ra tổn thương, liên luỵ hoặc thậm chí mất mạng. Khổng Tử cũng từng bàn về bạn tốt và bạn xấu.

Ông nói rằng những người bạn chính trực, thành thật và có kiến thức có thể giúp chúng ta, còn những kẻ a dua nịnh hót, trước mặt thì lấy lòng, sau lưng thì nói xấu sẽ là mối hại. Là người tu luyện, chúng ta biết rằng trong thế gian này mọi sự đều có nhân duyên, người tu luyện cũng không thể trốn khỏi duyên phận – chính là bị kéo bởi sợi dây nghiệp lực.

Khi gặp người có tiền duyên, chúng ta cần hoàn trả những gì chúng ta đã nợ. Nếu có thể nhẫn nhịn, đồng thời tu tốt bản thân, thì chúng ta có thể vượt qua khó nạn một cách suôn sẻ. Nếu như giữa các học viên là thiện duyên, chúng ta có thể tỷ học tỷ tu, cùng nhau đề cao tinh tấn. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý không để sản sinh ra cái “tình” giữa các đồng tu.

Một tình huống khác là trong đời này cùng bước vào tu luyện, nhất là với chính niệm, trong quá trình cứu người, giải cứu đồng tu, cùng nhau khắc phục khó khăn, giảng chân tướng, các đồng tu đã tạo dựng được lòng tin kiên định cùng với sự hỗ trợ và phó xuất vô điều kiện. Mối duyên gặp mặt này giữa các đồng tu kỳ thực là duyên phận thần thánh của sinh mệnh với Đại Pháp và Sư phụ, là phúc mà Sáng Thế Chủ ban cho. Trong mối thánh duyên này, các học viên còn chứng thực Đại Pháp, vì người tu luyện là đồng hoá với bộ Pháp từ bi, vô tư, hồng đại này.

Tôi cũng đã nhìn thấy một số hành vi tiêu cực. Ví dụ như, một số học viên mới thích nói chuyện với những đồng tu mà họ cho rằng có thể giúp họ đắc được gì đó, hoặc giúp họ đề cao. Với những đồng tu mà họ cho là tu không tốt, họ tỏ ra coi thường, thậm chí cười nhạo, đả kích. Những học viên này kết giao với người khác vì mục đích ích kỷ của mình.

Một số học viên bị ảnh hưởng nặng nề của văn hoá đảng, họ thích tạo bè nhóm. Họ tập trung vào tiếp cận các điều phối viên, ai là điều phối viên họ đều chủ động kết giao. Dĩ Pháp vi sư là vấn đề rất quan trọng đối với người tu luyện. Chúng ta cần giữ cân bằng, giữa Pháp và người chỉ cần hơi nghiêng về người một chút thôi cũng đã là đi lệch khỏi Chính Pháp, bước theo đường tà.

Nhìn từ góc độ khác, chính vì có những người thích nghe lời nịnh nọt, thích cái giả tướng mà bản thân đang tự bành trướng do chấp trước vào tình, cho nên mới cấp môi trường cho những người hay nịnh nọt. Tôi từng nghe thấy một học viên cảm khái rằng có không ít người điều phối bị vây quanh bởi một nhóm a dua nịnh hót. Nếu như người tu luyện có thể tự mình làm cho chính, chẳng phải sẽ không tồn tại cái lậu này sao?

Cũng có những trường hợp về thiện giải ác duyên. Tôi muốn kể một ví dụ giữa tôi và một đồng tu mà tôi đã giết hại ở một kiếp trước. Tôi biết học viên này trong quá trình phải lưu lạc tới nơi khác để tránh bị bức hại. Đồng tu này đã chủ động đến tìm tôi. Tôi có ấn tượng rất tốt với anh ấy và nghĩ rằng anh ấy tu luyện rất tinh tấn. Mười mấy năm qua, chúng tôi đã chia sẻ thể ngộ và giúp đỡ nhau trong tu luyện. Tôi thường hỗ trợ kịp thời mỗi khi anh ấy cần sự giúp đỡ.

Chúng tôi cùng nhau giảng chân tướng, và cả hai rất vui mừng khi có được cơ hội này. Nhưng không lâu sau tôi phát hiện ra những dấu hiệu cho thấy rằng học viên này đã không thực tu trong nhiều năm. Rất nhiều những nhận thức mà anh ấy chia sẻ với tôi đều chỉ trên lý thuyết. Tôi tự ép mình không được quá khắc nghiệt với anh ấy. Tôi bảo vệ và giúp anh ấy một cách chân thành. Chúng tôi phối hợp với nhau rất tốt.

Không lâu sau khi bắt đầu làm việc cùng anh ấy, tôi nhận ra rằng mình đã từng giết anh ấy ở kiếp trước. Anh ấy đến tìm tôi trong đời này để đòi nợ. Tuy nhiên, chúng tôi không có nhiều tranh luận hay mâu thuẫn. Tôi nghĩ bởi vì phần nhiều nợ nghiệp đã được thiện giải khi tôi giúp đỡ, quan tâm và khoan dung với anh ấy. Anh ấy đã đến gặp tôi xin lỗi trước khi chúng tôi nói lời tạm biệt. Sau đó chúng tôi mất liên lạc. Tôi biết rằng đoạn ác duyên này nhờ có sự chân tu và phó xuất, nhờ có sự viên dung trí huệ của Đại Pháp, nhờ có sự bảo hộ từ bi của Sư phụ, đã được thiện giải từ lúc nào không hay.

Cũng có những trường hợp khác. Tôi biết hai vị đồng tu đã từng chuyển sinh làm động vật ăn thịt khổng lồ. Học viên A đã ăn thịt học viên B. Trong đời này, A và B không có đủ tâm từ bi với nhau, nhưng họ rất quý nhau. B quan tâm và thường khen ngợi A. A cũng thích dành thời gian cùng B. Họ thường hay nói chuyện về tu luyện nhưng phần lớn thời gian thường là than phiền về người khác.

B đến từ địa phương khác, còn A là người dân bản địa. Khi nói chuyện với A, B có thể xua tan nỗi nhớ nhà, khi làm gì cũng đều có A giúp đỡ. A là người nghèo khó, không được ai quan tâm, thường bị người ta khinh thường. Với những lời tâng bốc từ B, tâm danh lợi, tâm hiển thị của A như được thoả mãn.

Trong một cuộc gặp mặt của các học viên, A và B bắt đầu nói chuyện, chỉ trích các học viên khác, và tìm cách chỉ đạo tu luyện của người khác. Đối với tu luyện của bản thân họ, họ đã không giải quyết được những chấp trước căn bản. Họ nói quá nhiều đến mức chúng tôi không có thời gian để nói về những vấn đề giảng chân tướng quan trọng.

Nếu có học viên tìm cách ngắt lời họ, họ sẽ bảo vệ lẫn nhau. Nếu như A và B có tâm trạng không tốt, họ thậm chí có thể chửi mắng người khác một cách công khai. Trạng thái tu luyện của họ rất tệ.

Đây chẳng phải là lối tâng bốc khen ngợi mà cựu thế lực sử dụng để hại các học viên, bằng cách lợi dụng mối tiền duyên của họ? Thủ đoạn này khó nhận biết hơn so với những việc tra tấn trong nhà tù. Nhìn từ một khía cạnh khác, những người không chân tu sẽ bị đào thải bằng cách này hay cách khác.

Chúng ta cần có trách nhiệm với sinh mệnh của bản thân mình. Trong nhân thế không ai có thể chạy thoát khỏi mối quan hệ nhân duyên. Bất luận là thiện duyên hay ác duyên, chỉ có chân tu mới giúp chúng ta giải thoát một cách triệt để.

Con xin cảm tạ Sư phụ. Xin cảm ơn các bạn đồng tu. Xin từ bi chỉ ra nếu có gì không phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/6/21/同修之间真修-善解因缘-349565.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/7/12/164623.html

Đăng ngày 15-9-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share