Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tỉnh Hà Bắc

[MINH HUỆ 9-12-2016] Tôi là đệ tử đắc Pháp trước 20 tháng 7 năm 1999, đã từng bị bức hại nghiêm trọng. Trong thời gian ở hắc lao, vì nhất thời hồ đồ mà tôi đã đi đường vòng. Sư tôn từ bi đã cho tôi cơ duyên được quay trở lại con đường tu luyện. Nhưng sau khi ra khỏi hắc lao, hoàn cảnh khá căng thẳng, áp lực gia đình rất lớn, tâm sợ hãi của tôi cũng rất nặng. Sau đó, thông qua học Pháp một cách thiết thực, lý trí, cuối cùng tôi đã đột phá được hoàn cảnh này.

1. Chính lại trạng thái khi học Pháp

Sau khi ra khỏi trại giam, có một giai đoạn thời gian trạng thái học Pháp của tôi không tốt lắm, cứ cầm sách lên là ngáp, mới học được vài trang đã ngủ gật, lúc nghiêm trọng còn xuất hiện tình trạng rơi cả sách khi học Pháp. Có lúc tôi dứt khoát gấp sách lại đi ngủ, trong tâm còn cho rằng hôm nay mình đã học Pháp rồi. Như vậy có thể coi là học Pháp sao? Điều này có khác gì với chưa học Pháp đâu? Còn một tình trạng nữa là khi đọc Pháp tôi thường xuyên đọc thiếu chữ, thêm chữ, sai chữ, đồng tu bên cạnh chỉ ra mà bản thân tôi cũng không để ý lắm, nhiều lần bị nhắc nhở, trong tâm còn cảm thấy không vui. Kỳ thực, đây chính là không đối đãi với việc học Pháp một cách nghiêm túc, lý trí. Sư phụ từng giảng:

“Nội dung cuốn sách này là bài giảng Pháp tại một số lớp hợp lại. Đều là [điều] mà tôi giảng, từng câu đều là tôi giảng ra, đều là từ băng thâu âm lấy từng chữ từng chữ mà ra, lấy từng chữ từng chữ sao chép ra, đều là do các đệ tử, học viên của tôi đã giúp tôi sao lục lại, sau đó tôi chỉnh lý từng lượt từng lượt.” (Chuyển Pháp Luân)

“Trong sách của tôi thì mỗi từng chữ, tại tầng thứ nông mà nhìn thì là một Pháp Luân; tại tầng thứ thâm sâu mà nhìn thì đều là Pháp thân của tôi, ngay cả bộ thủ ở bên cũng đều là có riêng, khi qua miệng của chư vị mà đọc ra, thì cũng là khác nhau. Khá nhiều người đã tu luyện ra công rất khá, khi đọc các chữ ra thì đều có hình tượng, từ miệng phát ra đều là Pháp Luân. Nói cách khác cuốn sách này không phải là một cuốn sách bình thường, tất nhiên nếu tầng thứ không đủ thì vẫn là không được [như thế]. Riêng bản thân việc có thể khiến chư vị đọc sách học Pháp thì đã đang đề cao, vì chúng ta chú trọng vào tu luyện tâm tính, bản thân việc nhận thức Ông từ lý tính đã là đề cao rồi.” (Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải)

Giờ đây tôi ngộ được rằng bộ Pháp này chứa đựng rất nhiều tâm huyết của Sư phụ, mỗi câu, mỗi từ trong sách đều vô cùng nghiêm túc, đều có nội hàm rất thâm sâu. Là đệ tử Đại Pháp, có thể đối đãi với việc học Pháp một cách nghiêm túc và lý trí hay không, đây chính là vấn đề tâm tính.

Sư phụ đã giảng:

“Hết thảy công, hết thảy Pháp tất cả đều ở trong sách, bằng đọc Đại Pháp mà tự đắc được cả” (Bái Sư – Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Nếu thực sự muốn đắc được những khải ngộ và sự gia trì công lực trong Pháp của Sư phụ, muốn bản thân mình dung nhập vào Pháp lực vô biên, thì chỉ có cách học Pháp một cách nghiêm túc, lý trí, thành tâm, thành ý mới có thể làm được. Khi học Pháp, nếu chúng ta lại tự mình thêm từ vào thì sẽ không có bất cứ nội hàm và Pháp lý nào. Còn đọc Pháp thiếu từ, đọc Pháp sai từ, nếu không kịp thời chỉnh lại thì chính là tổn thất đối với tu luyện của bản thân. Cho nên mấy năm gần đây, hàng ngày trước khi học Pháp tôi đều phải rửa mặt, rửa tay, đánh răng để thể hiện lòng kính Sư kính Pháp, sau đó mới tĩnh tâm học Pháp.

2. Cố gắng hết sức tăng cường thời gian và lượng học Pháp

Hằng ngày tôi đi làm vào lúc hơn 7 giờ sáng, hơn 5 giờ chiều hết giờ làm (trừ ngày nghỉ, ngày lễ), vội vàng về nhà có khi cũng gần 7 giờ tối, cả ngày gần như không có thời gian học Pháp, chỉ có thể học vào buổi tối. Do thời gian đi làm ban ngày quá dài, cơ quan lại không có chỗ nghỉ ngơi, cơ thể khá mệt mỏi, buổi tối học Pháp đa phần bị rơi vào hình thức, mới học được một ít đã buồn ngủ rồi. Không học Pháp tốt, trạng thái thân thể và việc giảng chân tướng cứu người cũng ngày càng kém đi. Tôi biết rằng bản thân nếu không thể đặt công phu vào việc học Pháp thì sẽ rất nguy hiểm. Vân đề của tôi nằm ở hai chữ “sợ khổ”, chưa cần dùng tiêu chuẩn của người tu luyện mà đo lường, chỉ cần so với sự chăm chỉ, cần cù học tập của người thường tôi thấy mình vẫn còn kém xa. Trong lịch sử Tô Tần cầm dùi nhọn tự đâm vào đùi để giữ tỉnh táo khi đọc sách, Lương Hoành khoét vách đọc sách, Tôn Khang rọi vào tuyết lấy ánh sáng đọc sách, Xa Dận dùng đèn đom đóm đọc sách. Ngày nay ở Trung Quốc Đại lục cũng có rất nhiều học sinh cấp ba có chí hướng, có ai mà không học đến một, hai giờ sáng mới đi ngủ? Để đạt được những tri thức trong người thường, họ phải cần cù, nỗ lực đến vậy, vậy thì những đệ tử Đại Pháp mang trên mình sứ mệnh trợ Sư cứu chúng sinh, muốn học thật tốt, thật thấu cuốn Chuyển Pháp Luân, bộ Đại Pháp của vũ trụ này, lẽ nào không nên cần cù, vất vả?

Sư phụ đã sớm nhắc nhở các đệ tử:

“Thiểu tức tự tỉnh thiêm chính niệm
Minh tích bất túc tái tinh tấn”

Tạm diễn nghĩa:

“Nghỉ ngơi một hồi tự xét mình sẽ thêm chính niệm
Phân tích rõ rệt những thiếu sót rồi tinh tấn lên”

(Lý Trí Tỉnh Giác – Hồng Ngâm II)

Do vậy tôi tự hỏi bản thân: Lẽ nào mình bỏ ra hai tiếng trong 24 tiếng mỗi ngày để học Pháp mà lại khó như vậy sao? Mình không thể cứ mãi sợ khổ, sợ mệt trên con đường tu luyện được. Tôi đã nghĩ ra một vài biện pháp để đối mặt với can nhiễu buồn ngủ, ví dụ quỳ đọc sách, hoặc luyện bài công pháp thứ nhất, hoặc rửa mặt bằng nước lạnh vào mùa đông, hoặc uống nước trà đặc, hoặc uống cà phê v.v. Những phương pháp này mặc dù hơi ngốc nghếch nhưng tôi cho rằng chỉ cần không gây tổn thất cho Đại Pháp, chỉ cần có thể giúp bản thân tập trung vào việc học Pháp là được. Lúc đầu tôi không thích ứng lắm, nhưng lâu dần thành quen. Song ban ngày cũng không tránh khỏi chợp mắt đôi chút, tôi tranh thủ thời gian đi làm để nghỉ ngơi một chút. Hiện tại tôi ban ngày đi làm, hết giờ làm về nhà ăn cơm xong thì ra ngoài gọi điện thoại, giảng chân tướng, sau 9 giờ tôi học một bài giảng Pháp, sau đó lên mạng Minh Huệ (coi như nghỉ ngơi một chút), nửa đêm 12 giờ phát chính niệm xong, luyện bài công pháp thứ năm, rồi lại học Pháp, học thuộc Pháp; 6 giờ sáng phát chính niệm xong thì luyện bốn bài động công.

Thực ra khi tâm thái chính thì việc học Pháp thu được hiệu quả rõ rệt, sự mỹ diệu khó có thể diễn tả bằng lời. Trước đây tôi chỉ nhận thức rằng làm người tu luyện phải trọng đức, không chiếm lợi của người khác, không ức hiếp người khác. Khi tĩnh tâm học Pháp đến đoạn:

“Luyện công cần [coi] trọng đức; khi chúng ta luyện công, chư vị không nghĩ việc tốt, thì cũng không thể nghĩ việc xấu; tốt nhất là đừng nghĩ gì hết.” (Chuyển Pháp Luân)

“Hỏi những gì được thêm vào trong công của chư vị, những điều chư vị luyện xuất ra được có thể là tốt không? Nó có thể không phải là đen đen không?” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi lập tức có nhận thức sâu hơn về vấn đề trọng đức, hóa ra khi luyện công cũng phải nhất tâm nhất niệm, không được suy nghĩ lung tung, nếu không cũng bằng với mất đức, luyện tà Pháp. Do vậy tôi yêu cầu bản thân khi luyện công, phát chính niệm đều phải nhất tâm nhất niệm, hôm đó khi phát chính niệm và luyện công, tôi cảm thấy tư tưởng thuần tịnh hơn rất nhiều.

Đọc đến đoạn:

”Người tu luyện [nào] giữ mình không vững thì rất khó hoá độ, và dễ tự huỷ [hoại] bản thân mình” (Chuyển Pháp Luân)

Tâm tôi chấn động: Người tu luyện phải giữ vững bản thân là cực kỳ then chốt. Đối mặt với bất cứ sự việc gì cũng phải giữ vững bản thân. Trước ma nạn và mâu thuẫn lớn thì bản thân có thể vượt qua, cũng có thể nỗ nực giữ vững, nhưng nếu thường xuyên không chú ý những việc nhỏ thì kết quả là dần dần sẽ tạo thành phiền phức lớn. Một đồng tu bên cạnh tôi qua lại với người khác giới không giữ vững bản thân, lúc đầu là nói năng tùy tiện, rồi đến hành vi không chính, cuối cùng phát triển thành quan hệ nam nữ bất chính, đồng tu từ bi chỉ ra lại không chịu tiếp thu. Nếu như không dừng cương trước bờ vực thì chẳng phải càng về sau phiền phức càng lớn sao? Bản thân tôi có lúc nói một câu đùa mà người tu luyện không nên nói, một lúc sau miệng nhổ ra máu tươi, đây rõ ràng là điểm hóa của Sư phụ nhắc tôi nên đề cao tiêu chuẩn về phương diện tu khẩu. Nhưng vì trong tư tưởng không coi trọng, không giữ lời, thường xuyên nói những câu đùa cợt không nên nói, sau đó tôi thường xuyên nhổ ra máu. Hiện giờ tôi nhất định phải chú ý việc tu khẩu. Hai câu Pháp trên tôi không biết đã đọc bao nhiêu lần, tại sao trước đây tôi không ngộ được điều này? Mấu chốt là trước đây tôi không thực sự chân thành học Pháp.

3. Pháp lý minh bạch và chính niệm mạnh mẽ có thể phát huy tác dụng của đệ tử Đại Pháp

Vài năm gần đây do học Pháp chắc chắn, trạng thái tu luyện của tôi cũng tốt hơn trước nhiều. Tôi đã kiên định hơn với niềm tin vào Pháp Luân Đại Pháp, trong Pháp không ngừng đề cao tâm tính. Lãnh đạo, đồng nghiệp cũng thay đổi cách nhìn nhận với tôi, cả người thân cũng vậy. Mọi người đều ủng hộ Đại Pháp. Có năm người thân đã bước vào tu luyện Đại Pháp, toàn gia đình được hưởng phúc báo. Đa số người thân của tôi đã hiểu chân tướng, làm tam thoái. Tôi cũng có thể đi ra ngoài giảng chân tướng trực diện, đồng thời có thể làm những việc mà bản thân nên làm cho chỉnh thể địa phương, đã từng tổ chức một số Pháp hội tu luyện địa phương, tham gia giải cứu đồng tu bị bức hại. Hai lần giảng chân tướng cho mấy chục người, còn có lần khuyên tam thoái cho 47 người cùng lúc, đây là lần khuyên tam thoái trực diện có số lượng người nhiều nhất của tôi. Tôi còn nhiều lần tham gia hạng mục giảng chân tướng cứu người ở các thành phố lân cận. Khi chính niệm đến từ Pháp mạnh thì can nhiễu và bức hại cũng ngày càng ít đi.

Năm 2014, mấy nhân viên Phòng 610 đến nơi tôi làm việc đòi bắt tôi đến trung tâm tẩy não để bức hại, một số lãnh đạo cơ quan đã phải tốn bao công sức mới đuổi được đám người hung hăng, kênh kiệu đó đi. Mấy ngày sau, một lãnh đạo mới gọi tôi đến kể về chuyện này, nói rằng vì tôi ra nơi công cộng nói với người dân Pháp Luân Đại Pháp là tốt nên có người đã gọi điện thoại “tố cáo” tôi với Phòng 610. Hiện giờ sự việc đã qua rồi, ông ấy nhắc tôi “lần sau làm việc (chỉ việc giảng chân tướng) phải để ý đến cách làm, đừng để những người đó bắt thóp”. Vậy là một âm mưu bức hại tôi đã hoàn toàn thất bại trong khi tôi không hề biết gì. Nhưng trong tâm tôi hiểu rõ rằng chính nhờ Sư phụ từ bi bảo hộ mà đệ tử mới có thể thoát khỏi nạn này. Lúc đó, cuộc đại chiến giữa chính tà lại diễn ra oanh liệt trong không gian khác, cuối cùng tà không thắng nổi chính. Nửa đầu năm nay, mấy nhân viên Phòng 610 lại đến cơ quan tôi vì việc tôi kiện Giang Trạch Dân. Đơn kiện của tôi gửi đi ba ngày đã đến được Bắc Kinh. Lần này họ đều không dám nói rõ với tôi việc tôi kiện Giang, kết quả là họ cũng không làm được gì, không gây ra tổn thất gì cho tôi. Tôi như thể vừa ở trong nhà tù bước ra, quả là cách biệt một trời một vực, tôi cảm thầy hiện giờ mình mới có một chút giống đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp. Bản thân có thể có được sự thay đổi như vậy hoàn toàn là do uy lực của Đại Pháp.

Trợ Sư cứu chúng sinh là sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp, thời gian tu luyện Chính Pháp và cơ duyên cứu người này sẽ trôi qua trong nháy mắt. Phải hoàn thành sứ mệnh vĩ đại này trong vũ trụ, mỗi đệ tử chân tu nên bình tĩnh, lý trí mà nghĩ xem trong khi giảng chân tướng cứu người làm thể nào có thể thực sự gia tăng lực độ học Pháp, làm thế nào mang hết thảy những gì của bản thân nhanh chóng hòa nhập vào bộ Đại Pháp vũ trụ vạn năm khó gặp này. Cần biết rằng có thể giúp đệ tử Đại Pháp thăng hoa, có thể giúp chúng ta hoàn thánh sứ mệnh vũ trụ chỉ có bộ Đại Pháp này.

Trên đây là những thể ngộ trong tu luyện của bản thân, tầng thứ có hạn, mong các đồng tu từ bi chỉ ra những điều thiếu sót.

Cảm ơn các đồng tu.

Hợp thập!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/12/9/严肃理性的对待学法是修炼的基础-338671.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/7/12/164616.html

Đăng ngày 11-9-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share