Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 26-7-2017] Theo thông tin tổng hợp từ trang Minghui.org, trong tháng 5 năm 2017, có tất cả 2.754 học viên Pháp Luân Công hoặc bị bắt giữ hoặc bị sách nhiễu trong chiến dịch đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với môn tu luyện tinh thần này.

Trong số 812 học viên bị bắt giữ, 382 học viên đã bị lục soát nhà và 356 học viên đã được trở về nhà. Có tất cả 1.942 trường hợp bị sách nhiễu dưới những hình thức: cảnh sát lục soát nhà riêng của học viên, tịch thu tài sản cá nhân, nỗ lực bắt giữ, thường xuyên gặp và đe dọa bằng lời nói hoặc bạo hành thân thể.

Số học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị bắt giữ hoặc bị sách nhiễu trong tháng 5 năm 2017

TỉnhSố người bị bắt giữSố người bị sách nhiễu
Sơn Đông150797
Hà Bắc6891
Liêu Ninh6069
Quảng Đông5043
Tứ Xuyên48255
Hồ Bắc4545
Bắc Kinh4552
An Huy4415
Cát Lâm43104
Hắc Long Giang4215
Hồ Nam2860
Giang Tô241
Thượng Hải212
Trùng Khánh2032
Hà Nam1858
Nội Mông Cổ1390
Chiết Giang121
Quảng Tây126
Thiên Tân112
Giang Tây113
Quý Châu1013
Tam Cúc976
Thiểm Tây920
Sơn Tây776
Vân Nam6
Tân Cương4
Phúc Kiến2
Trữ Hạ16
Tổng8121942

Kết quả của chiến dịch “gõ cửa” tăng cường là số lượng các học viên bị sách nhiễu đã gia tăng đáng kể so với tháng 4 (1.157 trường hợp). Chiến dịch này là một trong nhiều cách thức mà chính quyền sử dụng để bắt bớ những học viên không chịu từ bỏ tu luyện. Nhân viên chính quyền thường tới nhà các học viên mà không có lý do, hoặc với lý do để xác minh danh tính cá nhân. Họ sẽ hỏi xem các học viên còn tu luyện Pháp Luân Công hay không, hoặc có học viên nào đệ đơn kiện hình sự cựu Tổng bí thư của ĐCSTQ là Giang Trạch Dân – thủ phạm phát động cuộc bức hại vào năm 1999 hay không. Các học viên bị cảnh cáo không được công khai thể hiện đức tin của mình.

Trong chiến dịch này, cảnh sát đã tịch thu tổng cộng 803.800 nhân dân tệ (tương đương 119.445 đô la Mỹ) từ 41 học viên. Số tiền này gấp gần 4,5 lần số tiền tịch thu được trong tháng 4 (181.420 nhân dân tệ, tương đương 26.680 đô la Mỹ). Số tiền này chủ yếu là tiền mặt tịch thu được trong các cuộc đột kích nhà riêng của học viên, hoặc số tiền học viên đã nộp để được tại ngoại mà cảnh sát và tòa án không bao giờ trả lại. Các hình thức phạt khác gồm có đình chỉ bất hợp pháp việc trả tiền lương và lương hưu cho các học viên.

Các vụ bắt giữ và sách nhiễu diễn ra ở 28 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Số lượng các vụ bắt giữ lớn nhất được ghi nhận ở tỉnh Sơn Đông (150 vụ) và tỉnh Hà Bắc (68 vụ). Tỉnh Sơn Đông cũng được ghi nhận là tỉnh có nhiều trường hợp bị sách nhiễu nhất (797 trường hợp), tiếp đến là tỉnh Tứ Xuyên (255 trường hợp).

Dưới đây là một số vụ việc bắt giữ và sách nhiễu tiêu biểu xảy ra trong tháng 5.

Cô bé 10 tuổi bị đe dọa

Nhân viên chính quyền liên tục gây áp lực đối với cô bé 10 tuổi yêu cầu cháu phải nói chuyện với bố để ông từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Bố của cháu, ông Lương Kiếm Quân là một giáo viên phổ thông trung học ở thành phố Nhạc Xương, tỉnh Quảng Đông, bị bắt ngày 25 tháng 5 và bị giam giữ tại trại tạm giam Nhạc Xương.

Các nhân viên an ninh nội địa thường lợi dụng người thân, đồng nghiệp, trường học, thậm chí cả phòng giáo dục ở địa phương liên tục đến nhà ông Lương Kiếm Quân, gây áp lực lên vợ và con gái của ông, mục đích là khiến họ nói chuyện với ông để buộc ông từ bỏ tu luyện. Vợ ông đã thuê một luật sư đại diện cho chồng mình.

Cảnh sát hành xử tàn bạo

Ngày 23 tháng 5, cảnh sát Thượng Hải đã bắt giữ ông Phùng Hưng Lôi và tiến hành lục soát nhà riêng của ông. Khi ông bị giam giữ tại trại tạm giam quận Tĩnh An vào đêm hôm đó, ông đã tuyệt thực để phản bức hại. Năm ngày sau đó, ông bị đưa tới một bệnh viên và tại đó ông đã bị bức thực qua đường mũi. Sau khi ông quay trở lại trại tạm giam, cảnh sát đã trói ông Phùng do ông từ chối mặc đồng phục của tù nhân.

Ngày 2 tháng 5, các cán bộ tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đã bắt cóc bà Trương Tú Cầm khi bà đang nói chuyện với mọi người về cuộc bức hại. Họ đã đánh đập bà tại văn phòng của họ trước khi đưa bà tới Đồn cảnh sát thị trấn Đường Nguyên. Cảnh sát đã dùng một ống nhựa đánh bà cho tới khi bà bất tỉnh. Khi bà được trả về nhà, cơ thể bà đầy những vết bầm tím.

Ngày 1 tháng 5, cảnh sát Bắc Kinh đã bắt giữ bà Trương Tú Phân và tra tấn bà đến mức bị tàn phế. Bà bị đưa đến trại tạm giam Phong Đài và phải nhập viện do tình trạng sức khỏe nguy cấp.

Ngày 17 tháng 5, cảnh sát huyện Dung Thành, tỉnh Hà Bắc đã bắt giữ hai học viên khi họ đang phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Cô Lưu Tiểu Trác được trả về nhà ngay trong ngày do huyết áp tăng rất cao. Trong lúc thẩm vấn bà Vương Diễm Văn, cảnh sát đã liên tục tát vào mặt bà vì bà từ chối hợp tác. Bà được thả về nhà hai ngày sau đó.

Ngày 19 tháng 5, hai học viên ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đã bị bắt giữ khi họ đang đi mua sắm. Cảnh sát đã còng tay bà Đỗ Vinh và bà Chu Minh ra phía sau lưng và đánh đập họ trong thời gian thẩm vấn tại Đồn cảnh sát Liễu Hà. Bà Chu bị thương ở vai, tạm thời bị mất thính lực và trở nên cực kỳ choáng váng. Bà Đỗ bị chuyển đến trại tạm giam Thành Đô vào ngày hôm sau, trong khi bà Chu bị chuyển đến đồn cảnh sát địa phương. Bà đã được thả sau khi cảnh sát đột kích nhà bà.

Một công dân Canada là bà Tôn Thiến bị bắt giữ tại Bắc Kinh ngày 19 tháng 2 và bị giam giữ tại trại tạm giam số 1 Bắc Kinh. Bốn lính canh đã đẩy bà xuống và xịt hơi cay vào bà. Bà đã bị còng tay và bị cùm chân suốt cả ngày lẫn đêm. Bà không được phép thay quầy áo trong 60 ngày. Vào ban đêm, cứ 30 phút các lính canh lại quấy rầy giấc ngủ của bà.

Các báo cáo liên quan:

Các học viên Pháp Luân Công ở Vancouver kêu gọi thả bà Tôn Thiến

Một công dân Canada đang làm việc ở Trung Quốc phải đối mặt với việc bị truy tố vì đức tin của mình

Bị bắt giữ vì đệ đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân

Ngày 18 tháng 5, cảnh sát ở Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang đã đột nhập vào nhà bà Tôn Ngọc Mai và bắt giữ hai vợ chồng bà, chồng bà không phải là học viên. Trong thời gian thẩm vấn tại Đồn cảnh sát Lâm Nguyên, bà Tôn đã bị tra hỏi về việc bà đệ đơn kiện Giang Trạch Dân.

Cảnh sát đã buộc bà Tôn và chồng bà phải ký tên vào biên bản hỏi cung và đưa họ tới trại tạm giam. Các cán bộ ở trại tạm giam đã từ chối tiếp nhận bà Tôn do tình trạng sức khỏe của bà. Cảnh sát trưởng nhất định muốn giam giữ bà Tôn, nên đã bắt bà phải tiến hành kiểm tra sức khỏe, và một lần nữa lại đưa bà vào trại tạm giam. Bà Tôn và chồng chỉ được thả sau khi trại tạm giam từ chối yêu cầu của viên cảnh sát trưởng.

Báo cáo liên quan:

Một học viên ở Đại Khánh bị công an bắt giữ nhưng trại tạm giam từ chối tiếp nhận

Tháng 12 năm 2015, bà Đường Vân từ thành phố Trương Dịch, tỉnh Cam Túc bị giam giữ 10 ngày sau khi bà đệ đơn kiện hình sự Giang vào tháng 6. Kể từ đó bà thường xuyên bị cảnh sát sách nhiễu. Năm 2016, hai nhân viên cảnh sát đã đến nơi làm việc của bà, giả vờ mua hàng và bỏ đi mà không nói gì cả. Một lần khác, một nhóm cảnh sát và cán bộ địa phương lại đến nơi làm việc của bà. Họ nói với bà Đường rằng họ chỉ đến ngó qua một chút.

Vào một ngày tháng 3 năm 2017, năm nhân viên cảnh sát đã tới nơi bà làm việc. Một lần khác là vào ngày 8 tháng 5, hai cán bộ địa phương và một nhân viên cảnh sát lại tới đó và quay video. Họ đã nói chuyện với bà và quản lý của bà. Khi được hỏi về việc ghi hình, họ nói rằng họ đang làm việc rồi rời đi.

Chiến dịch “Gõ cửa” vẫn tiếp diễn

Từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 5, cảnh sát thành phố Kim Xương, tỉnh Cam Túc đã tiến hành sách nhiễu năm học viên tại nhà riêng của họ. Họ đã khám xét từng phòng và ghi lại mọi thứ trên video. Các học viên gồm có: Vương Văn Quý, bà Tôn Ái Linh, bà Lưu Quế Cúc, bà Dương Tú Phương và bà Mã Vịnh Nhạn.

Tập đoàn máy động lực Kim Xuyên, nơi bà Mã Vịnh Nhạn làm việc, đã khấu trừ 2.000 nhân dân tệ (tương đương 300 đô la Mỹ) vào tiền lương của bà, coi như một hình phạt vì bà đã gửi thông tin về cuộc bức hại mà bà phải gánh chịu tới trang web Minghui.org.

Cha ông Vương Tuấn Kiệt đã qua đời ngày 22 tháng 5 sau nhiều năm bị cảnh sát thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm sách nhiễu.

Ngày 19 tháng 5, mười nhân viên cảnh sát đã đột nhập vào nhà ông Đường Tô Minh và bà Dương Quế Chi ở huyện Cảnh, tỉnh Hà Bắc, buộc tội họ đã dán các tờ rơi thông tin Pháp Luân Công ở nơi công cộng. Cảnh sát đã thu chứng minh thư của họ, đột kích nhà riêng và tịch thu một máy tính, một máy in, các sách Pháp Luân Công và những đồ dùng khác. Vào ngày tiếp theo, một cán bộ địa phương đã yêu cầu hai vợ chồng bà trình báo với Đồn cảnh sát thị trấn Nhị Truân. Hai vợ chồng bà đã phải rời khỏi nhà để tránh bị bức hại sau này.

Ngày 9 tháng 5, cảnh sát thị trấn Bắc Tô, tỉnh Hà Bắc đã đột kích vào nhà bà Chu Tố Anh và tịch thu các sách cùng tranh ảnh của Pháp Luân Công. Bà Chu đã trốn thoát được trước khi cảnh sát có thể bắt giữ bà. Thay vào đó, cảnh sát đã cố gắng bắt giữ con trai bà. Anh đã tự vệ bằng một chiếc cưa và cảnh sát đã rời đi. Hai tuần sau đó, ngày 23 tháng 5, cảnh sát đã quay trở lại và bắt giữ con trai bà.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/26/351432.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/8/22/165124.html

Đăng ngày 3-9-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share