Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan

[MINH HUỆ 07-08-2017]

Tôi biết rằng, trong quá trình tu luyện người tu luyện cần đạt được chính ngộ về vô tư vô ngã, tiên tha vị ngã. Tuy nhiên, sau rất nhiều năm tu luyện. Tôi thường bảo vệ bản ngã của mình một cách vô thức và hướng nội dựa trên sự vị tư. Tôi chỉ nhận ra một số vấn đề bề mặt mà không thực sự nhìn ra các chấp trước và quan niệm hậu thiên của mình.

Trong quá trình tu luyện, tôi luôn gặp phải can nhiễu. Dường như tôi đã cách rất xa các yêu cầu của Sư phụ cũng như các Pháp lý thâm sâu. Mặc dù tôi làm tốt ba việc, tôi tự tin trong khi chia sẻ Pháp lý với các học viên, và tôi chuyên chú khi tham gia các hạng mục Đại Pháp. Tự đáy lòng mình tôi biết rất rõ rằng mình còn ở rất xa cảnh giới vô ngã và vị tha.

Một ngày, tôi đọc bài chia sẻ trên trang web Minh Huệ, có tiêu đề “Thần tích hiển lộ ngay khi chúng ta cải biến quan niệm, quy chính bản thân”. Trong bài chia sẻ có đoạn viết: “Tôi cần nhắm thẳng vào tâm vị tư vốn có của mình. Kể từ hôm nay trở đi, tôi là một sinh mệnh vô tư vô ngã. Nếu ngày hôm nay tôi không thể thực hiện được, tôi sẽ coi mình như một đứa trẻ sơ sinh đến từ cảnh giới vị tha trong vũ trụ mới. Tôi không biết gì hết, tôi sẽ học hỏi và trưởng thành trong cảnh giới vị tha này…Ngày hôm nay, tôi sẽ nhảy ra khỏi các quan niệm hậu thiên và đứng ở vị trí luôn vì người khác

Bài chia sẻ đó đã nhóm lên tia sáng trong màn đêm trong tôi. Mặc dù vậy, tôi tự hỏi: Học thế nào bây giờ? Trưởng thành bằng cách nào? Làm sao có thể nhảy ra khỏi các quan niệm cũ? Làm sao để đạt được vô ngã và đồng hóa bản thân với Chân-Thiện-Nhẫn?

Tôi suy nghĩ về các câu hỏi đó và cố gắng tìm ra câu trả lời. Trong quá trình học Pháp, Sư phụ đã điểm hóa cho tôi những thể ngộ dưới đây:

Không dùng quan niệm cá nhân đánh giá người khác

Sư phụ giảng:

“Một sinh mệnh tại vấn đề tương quan trọng đại nếu có thể cân nhắc vấn đề mà không mang theo quan niệm nào cả, thế thì cá nhân đó thật sự có thể làm chủ chính mình, sự thanh tỉnh ấy là trí huệ mà khác với cái thông minh mà người ta thường nói.” (Tồn tại vì ai – Tinh tấn yếu chỉ)

Một học viên có lần chia sẻ thể ngộ của anh về một sự việc, sau buổi chia sẻ, hai học viên đã có hai phản ứng khác nhau:

Học viên A hỏi: “Sao cậu ta không tin tưởng những người khác?” Học viên B thì ngạc nhiên: “Không lẽ họ không hòa hợp với nhau sao?”

Từ phản ứng của hai học viên này, tôi nhận ra rằng người học viên kia chỉ chia sẻ thể ngộ của anh ta – chỉ có vậy. Chúng ta không nên động tâm hoặc phát triển thêm suy nghĩ nào. Những suy nghĩ đó đều là những quan niệm hậu thiên của chúng ta.

Hướng nội mà không tìm lỗi của người khác

Sư phụ giảng:

“Vậy thì khi phát sinh mâu thuẫn cần các bên tự hướng nội tìm nguyên nhân của bản thân, bất kể là sự việc này lỗi tại chư vị hay không. Hãy nhớ kỹ lời tôi nói: bất kể là sự việc này lỗi tại chư vị hay là không tại chư vị, chư vị đều phải tìm ở chính mình, chư vị sẽ phát hiện ra vấn đề.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu [1998])

Đây là cách tôi hướng nội để xác định các vấn đề của mình. Tôi từng hợp tác với một học viên trong một hạng mục Đại Pháp trong một thời gian dài. Thời gian trôi qua, chúng tôi phàn nàn lẫn nhau. Tôi muốn giải quyết xung đột này nhưng học viên kia luôn luôn lảng tránh nó. Khi chúng tôi có mâu thuẫn, tôi tức giận và phàn nàn từ tâm: “Tại sao lúc nào mình cũng là người xin lỗi. Cậu ấy luôn đúng hết sao?”

Tôi hướng nội, nhưng lại bị mắc kẹt ở một tầng thứ nhất định, do vậy các xung đột lại tiếp tục xảy ra. Tôi nghĩ tốt hơn hết là nên ra khỏi hạng mục này.

Một ngày, học viên A chia sẻ với tôi: “Chỉ rời khỏi hạng mục không thôi thì không phải là một giải pháp đâu.”

Học viên B cũng thuyết phục tôi nhìn vào trong. “Nếu cậu bị động tâm, nghĩa là cậu vẫn còn thiếu sót. Khi cậu hướng nội, cậu chỉ nên nhìn vào bên trong bản thân mình và không tìm kiếm lỗi từ người khác.”

Tôi hướng nội lại và phát hiện ra chấp trước vào tình với anh ta. Tôi đã sử dụng các tiêu chuẩn của bản thân để phán xét anh ấy. Khi tôi giao lưu với anh, tôi nói về những thể ngộ của bản thân và luôn chỉ ra những thiếu sót của anh. Tôi đã không cân nhắc đến tình huống của bản thân anh ấy mà chỉ quan tâm đến hạng mục của chúng tôi.

Khi tôi tiếp tục hướng nội, khuôn mặt biểu cảm thiếu kiên nhẫn của anh ấy xuất hiện trong tâm trí tôi. Tôi nhận ra suy nghĩ không chính này và ngay lập tức tiếp tục đào sâu vào bên trong. Cuối cùng, tôi tìm ra mối lo lắng của mình với anh ấy. Tôi lo lắng rằng anh ấy thực hiện không đủ trong việc giảng chân tướng. Tôi đã lấy việc một học viên tham gia bao nhiêu hoạt động giảng chân tướng làm tiêu chuẩn cần thiết để đạt đến viên mãn. Đó là tâm hữu cầu và vị tư.

Đối xử với người khác như đối xử với chính mình

Một học viên chia sẻ thể ngộ của anh ấy về việc làm thế nào để chiểu theo Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn trong một buổi chia sẻ tu luyện.

Chân: Làm thế nào để tu Chân?. Người đầu tiên bạn nên đối xử chân thành đó là chính mình. Sự chân thành đến từ nội tâm, vậy hãy chân thành với bản thân mình trước. Đối đãi với bản thân mình một cách thành thực, nói những lời chân và làm những việc chân trong mọi thời điểm. Dần dần sẽ trở thành thói quen, và bạn cũng sẽ đối xử với những người khác như vậy. Thiện tâm của bạn sẽ xuất ra một cách tự nhiên khi bạn thực sự đối xử với mọi người một cách chân thành.

Thiện: Đối đãi với bản thân một cách từ bi. Đừng khiến mình gục ngã. Đừng bao giờ đổ lỗi hay coi thường bản thân mình. Đừng cảm thấy tự ti. Đối đãi với bản thân mình bằng lòng chân thành và từ thiện từ tận đáy lòng. Sau đó, đối đãi với những người khác theo cách mà bạn đã đối xử với chính bạn. Khi mọi người làm tổn thương cảm xúc hay làm tổn hại đến lợi ích cá nhân của bạn, hãy tha thứ cho họ. Nếu bạn không thể bỏ qua cho người khác, bạn không thể từ bi. Nếu bạn thực sự khoan dung với người khác, bạn có thể thực sự hành Thiện.

Thiện lương bao gồm cả việc độ lượng với người khác. Nếu bạn có thể khoan dung với mọi người, theo sau sẽ là từ bi. Bởi vì bạn có thể tha thứ cho người khác, bạn có thể dễ dàng từ bi tại bất cứ thời điểm nào, bất kỳ lúc nào và với bất kỳ ai.

Sư phụ giảng:

“Đó là trạng thái của khoan dung rộng lớn, từ bi đối với các sinh mệnh, và lý giải có thiện ý đối với hết thảy mọi thứ. Dùng cách nói của con người, [họ] đều có thể lý giải được người khác.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Boston năm 2002)

Nhẫn: Làm thế nào để tu Nhẫn? Nếu bạn có thể thành thật và khoan dung, luôn luôn cân nhắc cho người khác trước, hướng nội khi có mâu thuẫn và tu luyện bản thân mình, thì thật dễ dàng tu Nhẫn bởi vì không có gì có thể khiến bạn động tâm, không có gì có thể khiến bạn khó chịu, không gì có thể khảo nghiệm được bạn, và không gì có thể thử thách tâm tính bạn.

Bạn có thể thấu hiểu bằng thiện ý bất cứ khi nào người khác làm tổn thương bạn. Nếu bạn có thể chịu được thống khổ, bạn có thể tha thứ cho người khác trong mọi tình huống. Còn điều gì mà bạn không thể chịu đựng được? Bạn có thể chịu đựng được mọi điều.

Sư phụ giảng:

“Vũ trụ quá khứ là ‘vị tư’, ví như nói về con người, thật sự gặp thời khắc then chốt thì không quản người khác nữa. Tôi vào thời bắt đầu Chính Pháp, một số vị Thần nói với tôi “Chỉ có Ngài quản việc người khác”. Chư vị nghe vậy cảm thấy khó tin, bởi vì chư vị là sinh mệnh chính Pháp chính giác vị tha do Đại Pháp tạo nên. Nếu tôi không làm, tất cả sinh mệnh đều đã kết thúc thuận theo lịch sử. Do đó đã là một sinh mệnh mà nói, khi làm các việc mà có thể suy nghĩ cho người khác và biểu hiện ra sự khoan dung, ấy là vì cơ điểm chính là vị tha.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2014)

Ngay khi nhận ra điều này, tôi tự bảo mình phải quay trở lại từ đầu. Tôi tự nhủ phải bắt đầu học cách trở thành “vô ngã”, dĩ Pháp vi Sư, trở thành một sinh mệnh thực sự vô tư vô ngã.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/23/351199.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/8/7/164939.html

Đăng ngày: 28-8-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share