Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-07-2017] Cách đây vài ngày tôi xuất hiện các triệu chứng của bệnh cúm, đau dạ dày như sốt cao, nôn mửa, và tiêu chảy. Tôi rất yếu và đã hoàn toàn mất đi cảm giác thèm ăn. Tôi đi vệ sinh khoảng 20 lần một ngày, và giảm 6 kg. Tôi thấy buồn nôn khi nhìn thấy xoài, vốn là loại quả tôi rất ưa thích, nhưng bây giờ tôi lại ghét nó. Sự thay đổi này xuất ra từ nội tâm. Tôi tình cờ đọc được đoạn kinh văn sau trong lúc học Pháp:

“Như vậy sẽ có hôm, hoặc ngay hôm nay sau khi tôi giảng bài xong sẽ có người tiến nhập vào trạng thái như thế này: không thể ăn thịt được; ngửi thấy rất hôi tanh, ăn vào liền thấy buồn nôn. Không phải vì người ta khống chế chư vị hoặc chư vị tự khống chế bản thân là không được ăn, mà [nó] xuất phát ra từ nội tâm; đến tầng ấy, từ trong công phản ánh ra nên không thể ăn được; thậm chí nếu chư vị thật sự nuốt vào rồi, thì sẽ thật sự nôn ra.”(Bài giảng thứ bảy Chuyển Pháp Luân)

Cụm từ “xuất ra từ nội tâm” đặc biệt rất ấn tượng, như thể chúng đã được phóng đại. Từng từ đi vào tâm tôi. Tôi đã đọc Chuyển Pháp Luân nhiều lần, nhưng thực sự không để tâm đến đoạn Pháp này. Nhưng thực sự nó đã xảy ra theo cách này. Khi tôi không muốn ăn xoài, cảm giác đó xuất ra từ trong tâm. Tôi hoàn toàn không thèm ăn. Không có sự ép buộc, và tôi không hề đấu tranh tư tưởng trong tâm của mình là có ăn xoài hay không. Tại sao Sư phụ (người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) đã cho bốn từ này triển hiện? Nó cho thấy rằng Sư phụ đang điểm hóa cho tôi rằng mong muốn tu luyện của bản thân nên xuất ra từ nội tâm.

Chính niệm mạnh

Một sinh viên mong muốn học tốt xuất ra từ nội tâm sẽ có động lực, sẵn sàng và chủ động chịu đựng được những khổ nạn trong học tập. Họ sẽ trân quý thời gian, chăm chỉ học tập. Nếu không có quyết tâm thật cao này, một học sinh sẽ không thể đạt được thành tích cao cho dù giáo viên của người đó có thể dạy giỏi như thế nào, hoặc cha mẹ họ nghiêm khắc ra sao.

Khi một người tu luyện có một nguyện vọng tu luyện Đại Pháp mạnh mẽ xuất ra từ trong tâm, họ kính Sư kính Pháp từ trong tâm của mình, sẵn sàng lấy khổ làm vui và cố gắng hết mình trong tu luyện.

Ý nguyện xuất ra từ nội tâm, điều này rất quan trọng đối với người tu luyện. Đó chính là Phật tính, nó có thể chấn động thập phương thế giới và thỉnh mời được các giác giả trợ giúp cho họ, coi sóc họ. Kiên định chính niệm sẽ giữ vững Thần niệm. Nó cho phép người đó vượt qua những cám dỗ của ma quỷ, trở ngại, đạt viên mãn. Người tu luyện cần kiên định chính niệm.

Trong khi học Pháp, chúng ta chỉ có thể thấy được triển hiện của Phật Pháp nếu là người chân tu. Pháp chỉ có thể triển hiện cho những người chân tu. Trong khi phát Chính Niệm, công năng của chúng ta chỉ có thể phát huy tác dụng nếu chúng ta thực tâm muốn loại bỏ cựu thế lực. Trong khi giảng chân tướng cho người thường về Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta có thể chạm vào tâm của họ chỉ khi chúng ta thực sự quan tâm đến họ từ trong tâm. Chúng ta chỉ có thể chính lại những thiếu sót của mình khi chúng ta thực tâm hối tiếc những sai lầm đó. Nếu không có một nguyện vọng chân chính, bất kỳ lời nào nói ra cũng là hời hợt.

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã có thệ nguyện xuất ra từ nội tâm theo Sư phụ và tu luyện tinh tấn từ khi chúng ta mới bước vào tu luyện. Đó là chính niệm mà chúng ta nên kiên định. Nếu ai đó mất đi chính niệm này, họ có thể dễ dàng bị những chấp trước và dục vọng lèo lái, tín tâm của họ bị dao động, và có lẽ càng ngày càng rời xa con đường tu luyện.

Lý do chúng ta đã không làm tốt đôi khi là do chúng ta đã quên mất thệ nguyện ban đầu của mình và không còn chính niệm. Khi Phật tính mất đi, chỉ còn lại ý niệm của người thường. Chúng ta sẽ hướng mục tiêu của mình về nhân gian chứ không còn hướng đến thiên thượng. Một thân thể người thường với những quan niệm của người thường sẽ không thể chịu được nhiều khổ nạn, và sẽ không xuất công năng, khả năng cứu độ chúng sinh sẽ thấp hơn rất nhiều. Hãy tìm lại thệ nguyện ban đầu của chúng ta hôm nay, giữ vững Phật tính và tu luyện tinh tấn!


Bản tiếng Trung: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/11/350851.html

Bản tiếng Anh :https://en.minghui.org/html/articles/2017/8/2/164886.html

Đăng ngày 27-08-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share