Viết khi cuộc bức hại đã trải qua 18 năm: Các trường hợp phóng thích vô tội gia tăng, chính khí dần dần hình thành trong các nhân viên chấp pháp

Bài viết của Âu Dương Phi

[MINH HUỆ 19-07-2017] “Đừng nói chuyện pháp luật với tôi.” “Lệnh của cấp trên là luật.” “Đảng Cộng sản không cho bào chữa đâu!” “Anh nói chuyện pháp luật với tôi làm gì, tôi nói chuyện chính trị với anh.” “Vấn đề của Pháp Luân Công được phép xử lý không theo trình tự pháp luật.” “Đối đãi với Pháp Luân Công không phải là căn cứ theo pháp luật quốc gia, mà là nghe theo mệnh lệnh của Ủy ban Chính trị và Pháp luật.” “Tôi không can dự chuyện này, anh sẽ trả lương cho tôi sao?”

Trên đây là những ngôn luận hoang đường mà các thẩm phán của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thường dùng trong các phiên tòa xét xử phi pháp học viên Pháp Luân Công. Nhiều năm qua, một “quy định chết” đã hình thành: phán quyết có tội trở thành bức hại Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm qua, các báo cáo trên Minh Huệ Net về những trường hợp tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan công an ở Đại Lục phóng thích vô tội các học viên Pháp Luân Công càng ngày càng nhiều – điều không thể tưởng tượng trong quá khứ. Theo bài viết “Tổng quan về việc học viên Pháp Luân Công được phóng thích vô tội nửa đầu năm 2017”, từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, tại Cục công an, Viện kiểm sát, toà án, tòa án trung cấp, đều có các trường hợp hạn chế hoặc ngừng bức hại, 54 học viên Pháp Luân Công được thả, 97 người bị từ chối tiếp nhận. Những trường hợp này đã phát sinh tại 21 tỉnh và thành phố của Trung Quốc Đại Lục.

Vậy, nguyên nhân nào đã thúc đẩy hình thế biến hóa như vậy?

1. Theo pháp luật của Trung Quốc hiện nay, học viên Pháp Luân Công là vô tội

ĐCSTQ luôn dựa trên điều 300 của Luật Hình sự: “Tội tổ chức, lợi dụng các đoàn thể, tổ chức tà giáo, lợi dụng mê tín phá hoại việc thực thi pháp luật” mà bức hại Pháp Luân Công. Tuy nhiên, Cơ quan Lập pháp, Cơ quan Tư pháp không có văn kiện pháp luật nào giải thích rõ ràng Pháp Luân Công là tổ chức tà giáo (Pháp Luân Công tu luyện “Chân-Thiện-Nhẫn”, chữa bệnh khỏe người, đạo đức thăng hoa, là chính tín có lợi cho cả đất nước và nhân dân, ĐCSTQ khống chế tinh thần người dân mới đúng là tổ chức tà giáo). Trong “Thông tư liên quan đến nhận định và cấm một số vấn đề tổ chức tà giáo”, có 14 tổ chức tà giáo rõ ràng, nhưng Pháp Luân Công không có trong đó. Trên thực tế, cách gọi tà giáo thực chất là ngày 25 tháng 10 năm 1999 Giang Trạch Dân có một cuộc phỏng vấn với phóng viên nước Pháp mà nói như vậy, nhưng cuộc nói chuyện cá nhân của Giang không được tính là pháp luật. Điều thứ 300 của Luật Hình sự nói là phá hoại thực thi pháp luật, nhưng công tố viên và thẩm phán đều không nói ra được học viên Pháp Luân Công rốt cuộc phá hoại điều nào của pháp luật và việc thực thi quy định nào của pháp luật. Hiến pháp Quốc gia của ĐCSTQ cũng thừa nhận tự do tín ngưỡng. Do đó, các học viên Pháp Luân Công ở thời kỳ đầu đã biện hộ vô tội tại các tòa án, và sau này rất nhiều luật sư cũng bắt đầu mạnh dạn một mình biện hộ vô tội cho các học viên Pháp Luân Công dựa trên pháp luật.

Hơn nữa, lệnh cấm xuất bản sách và tài liệu Pháp Luân Công đã được giải trừ từ lâu. Ngày 1 tháng 3 năm 2011, tổng cục xuất bản tin tức bãi bỏ quyết định của đợt Văn kiện quy định số 5; điều 99, điều 100 của quyết định đó minh xác bãi bỏ hai văn kiện sau vào năm 1999: (1) Liên quan tới thông tri nhắc lại về ý kiến xử lý những xuất bản phẩm liên quan tới Pháp Luân Công. (2) Thông tri liên quan đến việc cấm in ấn những xuất bản phẩm phi pháp về Pháp Luân Công, gia tăng quản lý in ấn xuất bản phẩm chặt thêm một bước.

Vì thế, luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục là hoàn toàn hợp pháp.

2. Kiện Giang Trạch Dân

Ngày 1 tháng 5 năm 2015, một chính sách mới có hiệu lực quy định Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao phải đảm bảo tiếp nhận và xử lý mọi đơn khiếu nại hình sự và dân sự, đến nay đã có hơn 200.000 người dùng tên thật đệ đơn kiện lên Viện kiểm sát tối cao kiện cựu nguyên thủ độc tài Giang Trạch Dân tội bức hại Pháp Luân Công. Không chỉ vậy, nhiều luật sư biện hộ cũng dám vận dụng các phương tiện pháp luật để tố cáo nhân viên của cơ quan tư pháp xử oan hoặc trái pháp luật trước khai mạc phiên tòa và trong khi xét xử.

3. Tích cực tham gia bức hại, thường xuyên gặp ác báo

Người đang làm, trời đang nhìn. Vài năm trước những quan chức cấp cao tham nhũng bị ngã ngựa, phần lớn là những người theo phe phái thối nát Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công , bao gồm Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch, Tô Vinh, Lý Đông Sinh, Châu Bản Thuận, Hề Hiểu Minh, Mã Kiến, Vương Lực Quân, Chu Minh Quốc, Trương Việt, Vũ Trường Thuận, Triệu Lê Bình, Lữ Tích Văn, Vạn Khánh Lương, Đàm Lực, Tương Khiết Mẫn, Lưu Thiết Nam, v.v.. Trên bề mặt mà nhìn, thì những người này ngã ngựa là vì tham nhũng hoặc đấu tranh quyền lực, thực chất là vì họ bức hại Pháp Luân Công mà chịu ác báo.

Nhiều năm qua luôn có những ví dụ cụ thể về những người thi hành pháp luật bức hại học viên Pháp Luân Công mà chịu ác báo. Ví dụ, theo báo cáo của Minh Huệ Net “Thống kê các nhân viên của Cục kiểm pháp và Phòng 610 của ĐCSTQ chịu ác báo năm 2015” cho thấy, nhân viên công an, tòa án, viện kiểm sát, Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Phòng 610 vì tham gia bức hại Pháp Luân Công mà chịu ác báo, trong năm 2015 đã có 709 người (không bao gồm quan chức cấp Trung ương và cấp tỉnh), trong đó 250 người tử vong. Trong “Báo cáo Minh Huệ: Tổng quan ác báo nhân viên Phòng 610” đăng trên Minh Huệ Net vào tháng 8 năm 2016, nhân viên Phòng 610 gặp ác báo có tổng cộng 783 người (do thông tin bị phong tỏa, đây chỉ là một phần) trong đó, tỷ lệ chịu ác báo tử vong và mắc bệnh, tỷ lệ bị thương là vô cùng lớn, cả hai cộng lại là trên 70%. Những năm gần đây, quan chức Phòng 610 bị điều tra càng ngày càng nhiều; nhiều người nói Trưởng Phòng 610 là “chức vụ tử thần” quả thật không phải là nói quá.

4. Xóa bỏ chế độ cưỡng bức lao động

Cuối năm 2013, chính phủ Trung Quốc đã xóa bỏ các Trại cưỡng bức lao động thường dùng để bức hại Pháp Luân Công, đến nay toàn bộ học viên Pháp Luân Công bị giam giữ phi pháp trong đó đã được phóng thích. Nhiều người vẫn luôn tranh luận, trại cưỡng bức lao động có thể bị giải tán không, rất nhiều người đều nói không thể, vì còn rất nhiều nhân viên làm việc trong đó, nếu giải tán làm sao họ kiếm miếng ăn được? Sự thực đã chứng minh, việc này chỉ có thể có lợi cho đất nước và nhân dân, nhất định sẽ được lòng người dân.

5. Bức hại Pháp Luân Công, phá hoại việc “dùng Pháp trị quốc”

“Dùng Pháp trị quốc” là một tiêu chí trọng yếu của xã hội văn minh hiện đại. Năm 2014, chế độ hiện hành ban hành “Quyết định của trung ương ĐCSTQ về một số vấn đề quan trọng liên quan đến việc thúc đẩy toàn diện dùng Pháp trị quốc”. Nếu vẫn cứ không ngừng bức hại Pháp Luân Công, vẫn tiếp tục xét xử phi pháp, không cho luật sư biện hộ cho Pháp Luân Công, thì một ngày nào đó pháp trị sẽ không được đưa vào chương trình nghị sự nữa. “Y pháp trị quốc” chỉ là một câu nói sáo rỗng mà thôi.

Tham gia bức hại, có thể nói là ngang ngược lập án.

6. Sớm muộn cũng sẽ bị thanh toán

Năm 2013 chính phủ hiện hành đã ban hành điều luật “Liên quan đến quy định phòng trừ án oan sai một cách thiết thực”: “Thẩm phán, công tố viên, cảnh sát nhân dân phải chịu trách nhiệm về chất lượng xử án suốt đời . Đối với thẩm phán, công tố viên, cảnh sát nhân dân phải chịu trách nhiệm theo pháp luật và các quy định có liên quan khi xử lý các trường hợp hành vi bất hợp pháp.” Bất kỳ ai cũng phải chịu trách nhiệm đối với hành vi thực thi pháp luật của mình suốt đời, điều này đối với nhân viên chấp pháp mà nói, đúng là hồi chuông cảnh tỉnh đã điểm.

7. Chính niệm và thiện tâm của học viên Pháp Luân Công

18 năm qua, học viên Pháp Luân Công vẫn kiên định chính niệm giữ vững đức tin và dù ở trong nguy nạn, họ vẫn kiên trì giảng chân tướng cho các công an, viện kiểm sát và tòa án tham gia bức hại họ. Hành vi này là một lời kêu gọi đạo đức mạnh mẽ. Một khi môi trường bên ngoài đã được nới lỏng thì dễ dàng hơn để đánh thức lương tri, thiện niệm và nhân tính của các nhân viên chấp pháp, cảm hóa phần thiện trong con người của họ, cũng cấp cho họ con đường để quay đầu.

Hoàn cảnh khách quan đã biến đổi, nhiều người sẽ tự hỏi, sự việc đã đến bước này, tại sao bức hại vẫn chưa kết thúc? Thông tri dừng bức hại ở trên, vẫn chưa được thực hiện là sao?

Đây chính là trọng điểm của bài viết này. Kẻ khởi xướng cuộc bức hại chính là Giang Trạch Dân, và chính là những tay sai của tập đoàn lưu manh đó đã thúc đẩy bức hại, tuy bức hại đã kéo dài 18 năm nay nhưng chỉ dựa vào một vài người trong tập đoàn lưu manh Giang Trạch Dân thì không làm được. Giang đã thành lập cái gọi là “Nhóm lãnh đạo xử lý các vấn đề Pháp Luân Công” bao gồm hơn 20 cơ cấu đảng và chính quyền, gần như bao trùm toàn bộ. Cơ cấu chấp hành của nhóm lãnh đạo này chính là “Phòng 610” thành lập vào ngày 10 tháng 6 năm 1999 (“Phòng 610” là một băng đảng lưu manh do Giang Trạch Dân thành lập, chuyên môn bức hại Pháp Luân Công, cơ cấu này tương tự như tiểu tổ cách mạng văn hóa, chuyên trị người khác).

“Phòng 610” có cơ sở từ trung ương tới địa phương, những người phụ trách Ủy ban Chính trị Pháp luật các cấp chính phủ đều là thành viên chủ chốt của Phòng 610, có thể hoạt động vượt cả pháp luật, điều động, thao túng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án triển khai bức hại đàn áp Pháp Luân Công. “Phòng 610” vươn móng vuốt của nó đến toàn bộ các doanh nghiệp và tổ chức, nhà máy, hầm mỏ, bệnh viện, trường học, đường phố, thị xã, chụp mũ để bức hiếp tất cả các đơn vị trên đây ‘chuyển hóa’ học viên Pháp Luân Công, bắt không biết bao nhiêu người vào “trại cưỡng bức lao động” hay các lớp tẩy não (cũng chính là nhà tù). Những học viên Pháp Luân Công kiên trì với tín ngưỡng, không bị chuyển hóa liền bị cưỡng bức lao động, hoặc bị tống vào nhà giam. Trại cưỡng bức lao động, nhà giam chứa không nổi, liền được cấp thêm tiền để mở rộng. Thời điểm hung hãn nhất là khi các nhà giam và trại cưỡng bức lao động của ĐCSTQ chứa hơn phân nửa là học viên Pháp Luân Công. Tỷ lệ chuyển hóa trở thành chỉ tiêu thành tích, lại khuyến khích các nhân viên chấp pháp tra tấn tùy tiện, bao nhiêu người vì vậy mà bị tra tấn đến chết. Do chính sách liên lụy, nhiều học viên đã đi thỉnh nguyện và để không làm liên lụy tới gia đình và đơn vị, họ đã không tiết lộ họ tên và địa chỉ, cuối cùng mất tích (bị bắt đến một nơi tương tự như trại tập trung quân sự), trở thành nạn nhân của “nạn mổ cướp nội tạng sống học viên Pháp Luân Công hòng kiếm lời” của ĐCSTQ.

Cuộc bức hại này đang được âm thầm thực hiện và đang bị che đậy trong xã hội, không phải người trong cuộc thì dường như đều không cảm thấy. Điều mà người dân trăm họ có thể cảm thấy, là dư luận bôi nhọ phô thiên cái địa, tạo ra “vụ tự thiêu Thiên An Môn giả mạo” để kích động thù hận, dùng “tự thiêu giả mạo” trong sách giáo khoa tiểu học, trung học để rót đầy lòng thù hận vào đầu các trẻ em tuổi vị thành niên. Đằng sau những thù hận có thể nhìn thấy được này, là những tra tấn tàn khốc lên tinh thần và thể xác học viên Pháp Luân Công. Cuộc bức hại chưa từng thấy này, là tập đoàn lưu manh Giang Trạch Dân và ĐCSTQ lợi dụng nhau, thao túng toàn bộ bộ máy nhà nước phát động và duy trì.

Chính quyền hiện nay không có hứng thú với cuộc bức hại Pháp Luân Công. Rất nhiều quan chức cấp cao bức hại Pháp Luân Công đều đã bị ngã ngựa dưới áp lực của chiến dịch chống tham nhũng. Nhưng những tàn dư tà ác của tập đoàn lưu manh Giang Trạch Dân, Phòng 610 vẫn còn đang tiếp tục hoạt động từ cấp trên xuống cấp dưới, toàn bộ bộ máy quốc gia qua 18 năm bức hại đã hình thành một loại cơ chế tà ác. Cơ chế này nếu chưa bị phế trừ, thì bức hại vẫn chưa chấm dứt. Tôi đã đọc một báo cáo của một nhân viên Phòng 610, nói rằng vừa tốt nghiệp đại học đã gia nhập Phòng 610, mười mấy năm trở lại đây, điều gì cũng không biết, chỉ biết đàn áp Pháp Luân Công, anh ta đã chuyên nghiệp trong “lĩnh vực” này rồi.

Nếu như nói yểm trợ hệ thống thần kinh trung ương của cơ chế tà ác này chính là các văn phòng Phòng 610 các cấp, thì điều khiển hệ thống thần kinh trung ương này chính là nhân viên chấp pháp các cấp, đi hoàn thành nhiệm vụ bức hại cụ thể.

Vì thế, khi mà nhân viên chấp pháp không phối hợp với chỉ thị tà ác của “Phòng 610”, thì chính là lúc cái gọi là “hệ thống thần kinh trung ương” của cơ chế tà ác này bị tê liệt. Như thế, những thứ chuyên đàn áp Pháp Luân Công cũng sẽ phải tìm đường tẩu thoát.

Trên bề mặt mà nhìn, thì là học viên Pháp Luân Công đang khẩn khoản yêu cầu nhân viên chấp pháp cấp cho họ công lý, giúp họ duy hộ tự do tín ngưỡng. Trên thực tế, chúng ta cũng chỉ có thể nhìn nhận vấn đề như vậy thôi, thời gian hiện tại chẳng phải là để cấp cho nhân viên chấp pháp cơ hội để thể hiện chính nghĩa và lương tri, xứng đáng với người thân và con cháu của họ, tránh bị thanh toán sao? Nếu như bạn đợi đến khi hình thế đã hoàn toàn biến đổi, như vậy, nhân viên chấp pháp sẽ đối diện với hành vi của mình trong quá khứ ra sao?

Một thẩm phán ở thành phố Ích Dương, tỉnh Hồ Nam khi xét xử oan học viên Pháp Luân Công Trương Xuân Thu đã mạnh miệng thế này: “Bây giờ là đảng có quyền thay thế cho pháp luật muốn đàn áp Pháp Luân Công, chúng tôi chỉ có thể làm theo một cách hình thức, không còn cách nào khác. Đây không phải lỗi của chúng tôi.” Đợi tới ngày bức hại chấm dứt, học viên Pháp Luân Công có thể không trách người thẩm phán này, nhưng lương tâm có thể tha thứ cho ông ta chăng?

Từ xưa đến nay tà không thể thắng chính, cuộc bức hại này cuối cùng sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, trong quá trình bức hại kết thúc, là trợ Trụ vi ngược, thêm dầu vào lửa, hay là chịu trách nhiệm với đạo đức nhân nghĩa, vì lương tri mà giúp một tay thì đó chính là một sự lựa chọn.

Hai năm nay các trường hợp phóng thích vô tội càng ngày càng nhiều, chính khí trong nhân viên chấp pháp dần dần hình thành, cho chúng ta thêm tin tưởng mà nói rằng: Những nhân viên chấp pháp, bao gồm các nhân viên Phòng 610, xin hãy lựa chọn một con đường sáng suốt, xin hãy trở thành một phần tử kết thúc bức hại. Trừng trị cái ác tuyên dương cái Thiện, chính là vào lúc này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/19/351338.html

Đăng ngày 20-8-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share