Bài viết của Hoa Thanh, Phóng viên Minh Huệ tại Sydney, Úc

[MINH HUỆ 3-8-2017] Ngày 29 tháng 7 năm 2017, người qua đường đã được nghe Đoàn nhạc Tian Guo biểu diễn trong màn khai mạc buổi mít tinh của Pháp Luân Công tại quảng trường Tòa thị chính của thành phố Parramatta.

Các học viên Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) đã chia sẻ những trải nghiệm của bản thân, biểu diễn và hướng dẫn luyện các bài công pháp cho những người quan tâm.

797210b6b9c9958c23e0722192d14ca7.jpg

Mít tinh ở Parramatta, Sydney nâng cao nhận thức về Pháp Luân Công và cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc

Ông John Deller, người phát ngôn của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Úc đã giới thiệu về Pháp Luân Công và lý do mà Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại pháp môn này.

Pháp Luân Đại Pháp đã được ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập pháp môn, truyền ra công chúng vào năm 1992. Trong vòng 7 năm, số lượng người tu luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã đạt tới gần 100 triệu người, nhiều hơn cả số lượng đảng viên ĐCSTQ thời điểm đó. Với lòng đố kỵ cá nhân, Tổng bí thư của ĐCSTQ khi đó là Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Mặc dù chính thức bị đàn áp, nhưng Pháp Luân Đại Pháp vẫn được tu luyện rộng rãi ở Trung Quốc. Và kể từ năm 1992, môn tu luyện này đã được đón nhận và tôn vinh ở hơn 100 quốc gia trên thế giới.

Ông James Shaw, một luật sư đồng thời là ứng cử viên và cựu Ủy viên Hội đồng thành phố Parramatta đã phát biểu tại buổi mít tinh rằng ông thường nhìn thấy các học viên Pháp Luân Công ngồi thiền định gần khu vực của Tòa thị chính và tham gia vào các sự kiện cộng đồng.

Ông nói: “Tôi đánh giá cao sự đóng góp của các bạn cho cộng đồng và tôi tin chắc rằng mọi người trên thế giới cần được hưởng những nhân quyền cơ bản cho dù họ là ai hay có đức tin gì đi chăng nữa”.

c4e624cb9d4e3a2aaad1ab34024bb85a.jpg

Ứng cử viên và cựu Ủy viên Hội đồng thành phố, luật sư James Shaw phát biểu tại buổi mít tinh

16c4f88c93f43ca0d42ecd990a6909a2.jpg

Ứng cử viên và cựu Ủy viên Hội đồng thành phố, ông Andrew Wilson nói rằng mọi người cần ủng hộ Pháp Luân Công, dù là sống ở Úc hay bất kỳ nơi nào khác trên thế giới: “Chúng ta có thể có những tín ngưỡng khác nhau, nhưng tất cả chúng ta đều đồng ý rằng con người cần phải có quyền tự do tín ngưỡng”

e068d3c4844f7098c47af19bc5022a2c.jpg

Ông Charles Camenzuli, một kỹ sư dân dụng và là cư dân lâu đời ở Parramatta đã lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công tại buổi mít tinh và nhắc nhở mọi người cần nhận thức được sự thâm nhập của chính quyền Trung Quốc thông qua các cách thức khác nhau như trường hợp Viện Khổng Tử là một ví dụ

d5326d70239b59629d7d9f9f553dfc65.jpg

Anh Abhi, học viên Pháp Luân Công người Úc gốc Ấn Độ chia sẻ trải nghiệm của bản thân với khán giả

2e8c074418897c8191920e3fab812540.jpg

Cô Jessica Jenguyen ký tên thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công

02f13b3d298f5e1d04ed801e632b83cb.jpg

Ông Pummy Kauer và bà Kaur quan sát các học viên biểu diễn các bài công pháp

380ffc3afbe63c553a0c1d98758f5604.jpg

Người dân học các bài công pháp của Pháp Luân Công

eb288b7556278e72a605f3487eb1a0bb.jpg

Người qua đường muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/8/3/352023.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/8/6/164931.html

Đăng ngày 11-8-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share