Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-06-2017]

Hiện tại tiến trình Chính Pháp đang đi đến hồi kết. Tôi muốn chia sẻ thể ngộ của mình về tà ác từ bốn phương diện

Tà ác sẽ tiếp tục tồn tại chừng nào Chính Pháp chưa kết thúc

Tà ác sẽ không biến mất cho đến khi Chính Pháp được thực hiện xong. Điều này là do nguyên lý tương sinh tương khắc của cựu vũ trụ quyết định. Miễn là vũ trụ mới chưa bắt đầu, các nguyên lý của cựu vũ trụ vẫn khởi tác dụng.

Tôi đã đọc các bài viết trên Minh Huệ về việc các học viên bị bức hại hàng ngày. Chúng khiến tâm tôi đau nhói. Tôi đã từng phàn nàn và tự hỏi: “Sao những người tiến hành bức hại lại có thể ngu ngốc đến như vậy? Mọi người đều có thể thấy rằng Đại Pháp là tốt, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Tại sao họ lại không hiểu điều đó chứ?”

Nhưng giờ đây tôi lại hiểu điều này theo một cách hoàn toàn khác: Những người này đang bị tà ác thao túng. Cựu thế lực cũng là những vị Thần và có những năng lực siêu phàm. Hết thảy sinh mệnh ở các tầng không gian khác đều có thể thao túng con người vì vậy chắc chắn rằng những vị Thần đó cũng có thể. Cựu thế lực định trước là sẽ làm như vậy cho dù họ hoàn toàn biết rõ rằng họ sẽ bị định tội.

Việc các sinh mệnh cao tầng khống chế con người là rất dễ dàng. Tất nhiên chúng ta nên giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cho những người tham gia bức hại và hy vọng rằng họ sẽ thức tỉnh nhưng chúng ta cũng nên minh bạch rằng một số sinh mệnh đã được định là sẽ đi theo con đường tà đó cho đến khi kết thúc và đó cũng là số mệnh của họ. Có rất nhiều những Thần hủ bại như vậy mà thực sự là quỷ đội lốt Thần, được miêu tả trong cuốn sách Phong Thần.

Những sinh mệnh tà ác này không thể nhìn thấy chân tướng vì vậy họ sẽ làm những điều xấu đến cùng.

Trợ Sư Chính Pháp cũng là quá trình chấn nhiếp tà ác

Trợ Sư Chính Pháp đòi hỏi một quá trình. Trong suốt quá trình này, chúng ta phải làm những gì mà chúng ta nên làm, từng bước từng bước. Cả chính và tà đều đang hiển lộ chân ngã của mình trên vũ đài thế giới này. Chúng ta không nên nhìn vấn đề này từ quan điểm của người thường hay chúng ta không nên ỷ lại vào việc Sư phụ sẽ thanh trừ hết thảy tà ác ngay lập tức.

Lấy Trụ Vương đời nhà Thương trong Phong Thần diễn nghĩa làm ví dụ. Bị mê hoặc bởi một tỳ thiếp là Đát Kỷ vô cùng xinh đẹp nhưng là do hồ ly đội lốt, ông ta đã đàn áp thần dân của mình và bức hại những người phản đối ông ta. Vân Trung Tử, một vị Thần ở núi Nam Sơn, đã thấy được những gì đang diễn ra và đưa cho Trụ Vương một thanh kiếm, nói với ông ta rằng hãy treo nó lên để trừ khử tà linh. Tuy nhiên, Trụ Vương đã bị hồ ly lừa gạt và phá hủy thanh kiếm. Rất nhiều điều xấu đã xảy ra sau đó.

Nếu chúng ta xét vấn đề này bằng quan niệm của người thường, chúng ta sẽ thắc mắc tại sao Vân Trung Tử không tự mình diệt trừ hồ ly tinh bởi ông ấy quá từ bi. Nếu ông giết nó, ít người hơn sẽ bị giết. Nhưng đây là điều đã được định đoạt. Vân Trung Tử biết rất rõ nguyên lý này vì vậy ông đã không tự mình diệt hồ ly. Rốt cùng, đó không phải là vấn đề tâm từ bi.

Tà ác đã đang giảm đáng kể

Mặc dù tà ác luôn hiện hữu ở đây, nó đang dần bị suy yếu. Những tà ác mà có thể thao túng con người và quy mô của những tà ác này cũng đang giảm dần. Chúng ta càng làm tốt ba việc, thế giới của chúng ta càng trở nên tốt đẹp hơn.

Con lừa của Quế Châu là một câu chuyện nổi tiếng về một con Hổ, một con Lừa và nỗi sợ hãi. Con Hổ chưa bao giờ nhìn thấy một con Lừa, khi lần đầu tiên nhìn thấy nó, con Hổ đã sợ chết khiếp. Nhưng thời gian dần trôi, con Hổ phát hiện ra rằng con Lừa này chẳng có gì đáng phải sợ cả.

Miễn là chúng ta luôn bảo trì được chính niệm, tà ác sẽ không là gì cả, chỉ giống như con Lừa đó mà thôi.

Dễ hay khó? Bạn tự quyết định

Chúng ta nên làm những gì mà mình cần phải làm. Hoàn cảnh cá nhân, cảnh giới tâm tính và năng lực của mỗi học viên đều khác nhau nhưng mỗi học viên đều đi trên con đường mà Sư phụ an bài. Tà ác sẽ làm mọi việc mà chúng suy tính để làm hủy hoại và can nhiễu chúng ta. Tuy nhiên miễn là chúng ta tập trung vào làm những gì mà Sư phụ an bài cho chúng ta, chúng ta có thể vượt qua can nhiễu đó.

Ở trường, tôi đã đọc một câu chuyện của một học giả đời nhà Thanh về hai thầy tăng, một người giàu còn người kia thì nghèo, sống gần biên giới tỉnh Tứ Xuyên.

Một ngày, vị thầy tăng nghèo nói với vị thầy tăng giàu có: “Tôi muốn đi vân du đến vùng Biển Đông. Huynh nghĩ sao về việc đó?”

Vị thầy tăng giàu có trả lời: “Huynh làm sao có thể làm được điều đó?”

Vị thầy tăng nghèo trả lời: “Một bình nước và một bát ăn cơm là đủ rồi.”

Vị thầy tăng giàu có cười phá lên và nói, “Nhiều năm trước, tôi đã nghĩ đến việc thuê một chiếc thuyền và hành hương đến Biển Đông nhưng chưa bao giờ tôi làm được điều đó. Huynh định chỉ dựa vào một cái bình nước và một cái bát thôi sao? Huynh sẽ không thể làm được điều đó đâu!”

Vài năm sau, vị thầy tăng nghèo trở về từ Biển Đông và nói với vị thầy tăng giàu có về trải nghiệm của mình. Vị thầy tăng giàu đã vô cùng xấu hổ.

Vùng Biển Đông cách Tứ Xuyên hàng trăm dặm. Vị thầy tăng giàu chưa bao giờ tới được đó nhưng vị thầy tăng nghèo đã thực hiện được việc đó.

Câu chuyện này đã cho thấy sự khác biệt giữa điều gì là khó và điều gì là dễ. Miễn là chúng ta kiên định, những việc khó sẽ biến thành dễ. Nếu chúng ta không đi làm, một việc dễ cũng sẽ trở nên khó.

Người thường có thể làm được điều đó nếu họ tuân theo nguyên lý này. Là những học viên Đại Pháp, được Sư phụ bảo hộ và Đại Pháp dẫn đạo, khó khăn gì có thể cản bước chúng ta chừng nào chúng ta chính niệm chính hành?


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/6/19/349539.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/7/8/164576.html

Đăng ngày 4-7-2017. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share