Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-06-2017] Một người đàn ông ở thành phố Tân Dư cùng 14 vị khách của mình đã bị bắt tại nhà riêng vào ngày 2 tháng 6 năm 2017 trong khi họ đang luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần bị Đảng cộng sản Trung Quốc bức hại.

Đây không phải lần đầu ông Dương Đình Tiên bị bức hại vì gặp gỡ với các học viên Pháp Luân Công. Ngày 13 tháng 5 năm 2015, ông cùng 9 vị khách của mình đã bị bắt khi đang đọc các sách Pháp Luân Công tại nhà ông. Cảnh sát đã theo dõi ông và hai năm sau đã bắt ông lần nữa.

Sau vụ bắt giữ ngày 2 tháng 6, ông Dương và một số vị khách của mình đã bị giam giữ đến ngày 23 tháng 6.

Bắt người không có lệnh khám xét

Khoảng 15 học viên Pháp Luân Công đang luyện bài tĩnh công thiền định tại nhà ông Dương. Đây là ngôi nhà của bố mẹ ông trước khi họ qua đời.

Hầu hết các học viên trong nhóm đều là những người cao tuổi, người nhiều tuổi nhất là 91 tuổi, trẻ nhất khoảng 50 tuổi. Có một học viên ở ngoài thị trấn mang theo cháu trai 8 tháng tuổi.

Cảnh sát đã xông vào nhà và Tạ Kiến Bân – đội trưởng Đội An ninh Nội địa, ra lệnh cho các học viên dừng luyện công mà không có lệnh khám xét cũng như không xuất trình thẻ cảnh sát.

Nhóm các học viên vẫn tiếp tục luyện tĩnh công vì họ chỉ đang thực hiện các quyền được hiến pháp công nhận. Trong khi đó một nhóm cảnh sát đã quay video, lục soát căn nhà và lấy đi các sách Pháp Luân Công của họ.

Sau khi luyện xong bài tĩnh công, bà Vũ đã yêu cầu cảnh sát trả lại sách cho bà, nhưng họ từ chối và nói rằng họ sẽ đưa bà đi thẩm vấn đầu tiên. Cho đến nay, họ vẫn chưa trả lại sách cho bà.

Đỗ Huy Cường, chính ủy của Đội An ninh Nội địa, đã lấy hơn 20 sách Pháp Luân Công của ông Dương và 5 bức ảnh nhà sáng lập Pháp Luân Công. Khi các học viên cố gắng thuyết phục Đỗ Huy Cường không làm việc sai trái, bà ta đã từ chối lắng nghe và nói rằng bà ta không quan tâm đến quả báo.

Cảnh sát đã còng tay các học viên và đưa họ tới đồn cảnh sát địa phương để thẩm vấn.

Thẩm vấn và giam giữ trái phép

Tại đây, cảnh sát tiếp tục không xuất trình lệnh khám xét hay thẻ cảnh sát, mà dùng vũ lực lục soát người các học viên và tịch thu các tài sản cá nhân của họ như tiền mặt, chìa khóa, điện thoại di động, sách v.v..

Tới nay, nhiều tài sản cá nhân vẫn không được trả lại.

Cảnh sát đưa các học viên tới một căn phòng và thẩm vấn từng người một. Họ vẫn từ chối xuất trình thẻ cảnh sát trong khi yêu cầu các học viên hợp tác với họ.

Họ hỏi tên, tuổi của học viên, thời gian tu luyện Pháp Luân Công bao lâu và nhiều câu hỏi khác.

Họ cũng hỏi tên các thành viên trong gia đình học viên và số điện thoại của thành viên trong gia đinh. Khi các học viên từ chối nói cho họ biết, họ đã tìm kiếm thông tin trên Internet.

Cuối cùng, họ yêu cầu các học viên ký biên bản thẩm vấn. Các học viên đã từ chối ký khi họ thấy trong biên bản viết rằng họ bị bắt do tham gia vào “một tổ chức tà giáo” nhưng Pháp Luân Công không phải là bất hợp pháp và cũng không phải là tà giáo.

Cháu nhỏ của một học viên cần được về nhà để ăn, nhưng cảnh sát vẫn giữ họ tới tận 10 giờ đêm mới cho chồng của học viên này đưa cháu trai của họ về nhà.

Cùng thời gian đó, cảnh sát gọi điện cho người thân của 6 học viên ở độ tuổi 70 tới đón họ về nhà.

9 học viên còn lại bị đưa tới một trại tạm giam và bị ép đo huyết áp, thử máu, chụp X-quang và siêu âm.

Mặc dù huyết áp của ông Dương Đình Tiên lên đến 220, cảnh sát vẫn không thả ông về nhà.

Cảnh sát đã giam giữ bất hợp pháp các học viên trong 10 ngày vì tội danh “tụ tập bất hợp pháp”.

Vào ngày thứ 8, cảnh sát chuyển ông Dương Đình Tiên và một học viên cao tuổi khác là ông Trương Văn Long tới Khu tạm giam quận Phân Nghi và giữ họ ở đó tới tận ngày 23 tháng 6.

Các báo cáo liên quan:

10 học viên bị bắt trong lúc đọc sách của Pháp Luân Công – Năm người hiện vẫn bị giam


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/6/25/350189.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/7/16/164667.html

Đăng ngày 30-7-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share