Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Singapore

[MINH HUỆ 21-5-2017] Trong suốt quá trình gửi tin nhắn cứu người, một cuộc trò chuyện với đồng tu đã thức tỉnh tôi và khiến tôi phải nhìn nhận lại thái độ của mình về việc cứu người.

Ban đầu, tôi muốn ra ngoài để giảng chân tướng trực tiếp, nhưng luôn có điều gì đó ngăn cản tôi làm như vậy. Do đó, tôi chuyển sang gọi điện thoại giảng chân tướng. Tuy nhiên, sau khi thực hiện cuộc gọi vài ngày, tôi lại không muốn tham gia việc này chút nào nữa. Sau cùng, tôi chuyển sang nhắn tin văn bản vì cho rằng việc này dễ dàng hơn, và nó cũng được coi là giúp cứu người.

Dù vậy, tôi đã không thực sự nghiêm túc khi soạn tin nhắn mà chỉ làm hời hợt như cưỡi ngựa xem hoa. Suốt trong ca trực nhắn tin, sau khi tôi sắp xếp các số điện thoại và gửi tin nhắn, tôi đã làm việc nhà hoặc việc cá nhân khác ngay trong ca trực.

Gần đây, tôi bắt đầu cảm thấy có điều gì đó không đúng. Mặc dù việc gửi tin nhắn dễ hơn là nói chuyện với mọi người, nhưng công việc nhắn tin vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc cứu người và thái độ của tôi ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả. Tôi nhận ra mình đã không suy nghĩ thấu đáo và dụng tâm vào những gì đang làm, nhưng tôi lại chưa thực sự nghiêm túc đối đãi và quy chính lại cách làm của mình.

Phối hợp đem lại kết quả tốt

Hai tuần trước, tôi đã phải đối mặt với một vấn đề liên quan đến việc này. Vì có rất ít số trong danh sách của tôi nên không mất nhiều thời gian để nhắn tin cho tất cả. Tuy nhiên, tỷ lệ phản hồi ngay lập tức rất thấp – điều này chưa từng xảy ra với tôi trước đây.

Người học viên phụ trách hỏi xem có phải tôi đã gửi tin nhắn trước thời hạn không và tôi xác nhận. Sau đó, anh ấy đã nói chuyện nghiêm túc với tôi: “Chúng ta không nên chỉ quan tâm đến phần việc của mình, mà nhất định phải phối hợp cùng nhau, hãy đợi chúng tôi gọi cho từng số một lượt, sau đó mới lại gửi tin nhắn tiếp. Điều này sẽ hiệu quả hơn. Ngoài ra, mỗi tin nhắn không nên chỉ có nội dung nhất định, mà cần điều chỉnh các trường hợp cụ thể. Chỉ khi phối hợp tốt thì chúng ta mới có thể cứu người hiệu quả.”

Những lời của người học viên này đã khiến tôi khó chịu. Tôi hướng nội và nhận ra rằng mình có tâm tự cho bản thân là đúng, và thái độ của tôi không nghiêm túc khi làm nhiệm vụ. Sau khi nhận ra những vấn đề của mình, tôi nhanh chóng quy chính các suy nghĩ của mình.

Tôi đã chọn và chỉnh sửa nội dung tin nhắn và gửi nó cho học viên phụ trách để chỉnh sửa thêm. Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với nhau. Giờ đây, tôi cảm thấy có rất nhiều việc để làm chứ không như trước, tôi thậm chí cảm thấy mình không có đủ thời gian. Tôi cũng càng ý thức được tính cấp bách của việc cứu người.

Các nhiệm vụ đơn giản cũng phản ánh thái độ của tôi

Tôi cảm thấy rằng gửi tin nhắn văn bản là một nhiệm vụ rất đơn giản, nhưng nó cũng phản ánh suy nghĩ và thái độ của tôi – trạng thái tu luyện của tôi.

Nếu tôi không cố gắng hết sức, và chỉ hoàn thành nhiệm vụ mà không toàn tâm toàn ý, kết quả sẽ không được tốt. Tôi cũng nhận ra rằng một khi mình đã hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao, nếu như dư chút thời gian trong ca trực, tôi có thể phát chính niệm. Tôi cũng nghe được các học viên khác chia sẻ rằng, phát chính niệm trong khi những người khác gửi tin nhắn thì sẽ khởi tác dụng tốt.

Mặc dù tôi vẫn luôn muốn hỗ trợ phát chính niệm, nhưng lại không làm được vì tôi còn rất nhiều chấp trước cản trở suy nghĩ của mình. Tôi tin rằng mức độ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của chúng ta, cùng với những suy nghĩ và nỗ lực mà chúng ta đặt vào hạng mục, tất cả đều biểu thị thái độ cứu người của mình. Chúng ta không nên làm việc Đại Pháp một cách hời hợt và làm cho có làm. Nếu không, chúng ta sẽ rớt xuống, còn làm những chúng sinh đang chờ đợi thất vọng và cũng cô phụ sự kỳ vọng của Sư phụ.

Trong suốt quá trình tu luyện, Sư phụ đã nhiều lần điểm hóa những chấp trước của tôi. Ví dụ, một vài ngày trước trong một giấc mơ, một học viên khác đã nói với tôi: “Hành lý của bạn là nặng nhất, làm sao mà bạn mang nó đi được? Bạn sẽ làm gì?” Sau khi tôi thức dậy, tôi nhận ra rằng tôi nên nhanh chóng buông bỏ chấp trước của mình và làm những gì tôi phải làm. Cả hai việc gửi tin nhắn văn bản và luân chuyển ca trực đều là một phần của hành trình tu luyện của tôi. Tôi nên cải thiện mỗi ngày. Đây là một vấn đề thực sự nghiêm túc.

Một vài ngày trước, tôi về nhà lúc 2 giờ sáng sau khi tham dự một cuộc diễu hành ở Hồng Kông. Vì tôi phải làm việc vào buổi sáng, tôi đã nhờ một học viên khác đảm nhiệm việc nhắn tin của tôi vào ngày hôm đó. Tuy nhiên, khi tôi trở về nhà sau giờ làm việc, học viên đó phàn nàn rằng tôi luôn ỷ lại vào cô ấy trực ca giúp, và nói tôi làm việc theo danh sách các số điện thoại mà cô ấy đã tổng hợp. Tôi cảm thấy rất buồn.

Chồng tôi cũng chỉ ra một số chấp trước giữa người học viên đó và tôi và nói rằng tôi nên xin nghỉ nếu không thể làm tốt ca trực ngày thứ hai. Tôi cũng đã đưa ra nhiều lý do để xin nghỉ ca đó, và còn nghĩ đến việc yêu cầu người giám sát tìm một người nào đó để thay thế mình.

Tôi tự hỏi mình: Tôi có nên rời đi không? Đây là sứ mệnh của tôi, đây là những gì tôi đã hứa sẽ làm, và tôi không thể bỏ cuộc ngay giữa chừng. Nếu rời đi, chẳng phải tôi sẽ rơi vào cái bẫy do cựu thế lực an bài hay sao? Nó không chỉ sẽ tạo ra gián cách các học viên và tôi, mà còn sẽ khiến cho các thế lực tà ác dùi vào sơ hở của tôi và sẽ mang lại một kết cục bất hảo.

Không có gì xảy ra ngẫu nhiên. Tôi hướng nội tìm bản thân.

Tôi đã không có thái độ nghiêm túc trong khi gửi tin nhắn để cứu người và đã luôn nhờ vả hay yêu cầu mọi người đảm nhiệm phần việc của mình bất cứ lúc nào. Đây là vấn đề trong quá trình tu luyện của tôi. Tôi nói với chồng: “Đây là hậu quả do sự vô lý của em chứ không ai khác.” Sau khi nhận ra điều này, tôi cảm thấy bình tâm trở lại.

Tôi sẽ làm ba việc với một thái độ nghiêm túc. Không có vấn đề nhỏ trong tu luyện, và chúng ta nên đối đãi với mọi việc một cách nghiêm túc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/5/21/348424.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/7/5/164530.html

Đăng ngày 21-7-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share