Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại hải ngoại

[MINH HUỆ 20-6-2017] Nhiều năm qua, tôi nghĩ tâm tật đố chỉ đơn giản là biểu hiện ra cảm giác bất an khi tôi nhìn thấy ai đó tốt hơn mình. Mãi cho đến tận vài năm trước đây tôi mới nhận ra rằng tâm tật đố mà Sư phụ giảng có biểu hiện và ý nghĩa sâu sắc hơn nhiều.

Một mặt, tâm tật đố biểu hiện khi chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc không hài lòng khi thấy ai đó tốt hơn mình. Mặt khác, nó cũng biểu lộ ra trạng thái xem thường đối với người không giỏi hoặc không được như mong đợi của chúng ta.

Chúng ta thường so sánh những thứ như tài sản, vẻ bề ngoài, con cái, vợ chồng, nghề nghiệp, trình độ học vấn và trạng thái tu luyện. Khi nhìn thấy một học viên nào đó làm tốt hơn chúng ta, nếu nghĩ rằng “chẳng có gì to tát”, thì khi ấy chúng ta đang tật đố. Tương tự khi thấy một học viên làm không tốt, thay vì từ bi giúp đỡ họ, chúng ta lại xem thường họ.

Tâm tật đố cũng biểu hiện khi một học viên nào đó đề cao hoặc làm tốt hơn chúng ta thì thay vì mừng cho người ấy, chúng ta lại cảm thấy khó chịu. Chúng ta quên mất Sư phụ đã giảng:

“Sự sự đối chiếu,

Tố đáo thị tu.”

(Thực tu, Hồng Ngâm)

Diễn nghĩa:

“Mọi việc cứ thế mà đối chiếu,

Làm đến thế tức là tu.”

Sư phụ dùng câu chuyện về Khương Tử Nha và Thân Công Báo trong Chuyển Pháp Luân để giải thích về vấn đề này. Theo tôi hiểu, Thân Công Báo tật đố với Khương Tử Nha vì Khương Tử Nha đã được chọn để thực hiện một sứ mệnh quan trọng thay ông ta. Trong mắt của Thân Công Báo, Khương Tử Nha chẳng có tài cán gì, hoặc bản sự không bằng ông ta. Tuy nhiên, tâm của người ta là quan trọng nhất, chứ không phải bản sự.

Việc đó nhắc tôi rằng, tôi luôn mất kiên nhẫn khi thấy ai làm không tốt, chậm chạp hoặc không nhanh trí. Tôi nghĩ đây cũng là do tâm tật đố. Tôi cũng cảm thấy chán ghét khi thấy hoặc nghe được những hành vi hay bình luận vô đạo đức. Thậm chí tôi còn cảm thấy ghê tởm người đó. Đây cũng là biểu hiện của tâm tật đố. Bậc Giác giả sẽ có lòng từ bi và cảm thấy đồng cảm.

Sư phụ đã giảng:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công.” (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi ngộ được rằng khi tôi có một ý nghĩ xấu, nó thường liên quan đến một số chủng tâm tật đố.

“Vấn đề tâm tật đố rất nghiêm trọng, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến vấn đề chúng ta có thể tu viên mãn được hay không. Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược. Có một quy định, rằng trong tu luyện nếu người ta không vứt bỏ được tâm tật đố thì không đắc chính quả, tuyệt đối không đắc chính quả. Trước đây có thể chư vị đã nghe thuyết rằng Phật A Di Đà giảng về việc mang theo nghiệp khi vãng sinh; [nhưng] nếu tâm tật đố không bỏ thì không được. Nếu phương diện khác còn kém chút ít, mang theo đôi chút nghiệp vãng sinh, rồi tu tiếp, điều ấy có thể được, nhưng nếu tâm tật đố không bỏ thì tuyệt đối không thể. Hôm nay tôi giảng [điều này] với những người luyện công, chư vị chớ có chấp mê bất ngộ như thế; nếu chư vị muốn đạt mục đích tu luyện lên cao tầng, thì tâm tật đố nhất định phải vứt bỏ. Do vậy chúng tôi giảng riêng về phần này như vậy.” (Chuyển Pháp Luân)

Sư phụ đã giảng về tâm tật đố ở riêng một mục trong cuốn Chuyển Pháp Luân và nhấn mạnh chủng tâm này, vì thế tôi nghĩ chúng ta phải đặc biệt chú ý loại bỏ tâm tật đố. Ôm giữ tâm tật đố sẽ cho phép nhiều nhân tố phụ diện tồn tại trong vũ trụ của chúng ta, và chúng sẽ quay ra can nhiễu chúng ta làm tốt ba việc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/6/20/349560.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/7/4/164523.html

Đăng ngày 19-7-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share