Bài viết của Tịnh Tâm, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 7-5-2017] Hơn 10 năm trước, tôi được thuê làm tổng giám đốc điều hành của một công ty đầu tư bất động sản vốn đầu tư nước ngoài. [Thời điểm đó] Do suy thoái kinh tế ở Trung Quốc nên việc kinh doanh bất động sản thương mại đã gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, một số chủ sở hữu [bất động sản] đã đệ đơn đòi công ty tôi bồi thường.

Tòa án đã bác bỏ yêu cầu bồi thường với lý do rằng bất động sản thương mại đáp ứng đủ tiêu chuẩn tại thời điểm nó được mua. Sau đó, một số chủ sở hữu bắt đầu kiến nghị chính phủ can thiệp. Vậy nên, ông chủ người nước ngoài của công ty tôi đã quyết định chuyển nhượng tất cả các cổ phiếu bất động sản của mình.

Đàm phán dựa trên các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp

Một số công ty và cá nhân tỏ ra quan tâm đến việc mua lại công ty đó, nhưng do những khó khăn khác nhau, nên các cuộc đàm phán đều bị đình trệ.

Người đứng đầu một trong những công ty muốn mua công ty chúng tôi yêu cầu gặp tôi. Ông đã biếu tôi một khoản tiền lớn để thuyết phục ông chủ của tôi hạ giá. Mọi người trong công ty đều biết tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và biết tôi sẽ không nhận hối lộ.

Một người mua khác đến đàm phán bằng một mức tiền khác và đã thúc đẩy kế hoạch bằng cách đe dọa và nói xấu tôi với ông chủ. Ông chủ tôi đã chấm dứt tất cả các cuộc đàm phán, đưa công ty trở lại thị trường và sau đó quyết định bán công ty, nhưng phải thanh toán đầy đủ trong một lần.

Kiên định niềm tin

Sau khi ông chủ đưa công ty trở lại thị trường, ông đã nhờ vợ chồng con gái tôi để giới thiệu công ty cho bạn bè của chúng hoặc cân nhắc mua lại công ty.

Một ngày, con rể nói với tôi rằng cháu quan tâm đến công ty, nhưng vì thiếu tiền nên cháu muốn thỏa thuận một mức đặt cọc thấp hơn. Cháu mong rằng tôi sẽ bí mật đồng ý với thỏa thuận, nhưng tôi đã từ chối không làm bất cứ điều gì phi đạo đức. Cháu tiếp tục gây áp lực cho tôi, vì vậy tôi đã quyết định giúp cháu hiểu rõ hơn về quan điểm của mình.

Tôi nói với cháu: “Hai lần bố suýt mất mạng sau khi bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Vậy tại sao bố lại có thể giữ vững đức tin của mình như vậy? Vì tu luyện giúp bố hiểu được các nguyên lý làm người tốt. Vì vậy, ngay cả khi bố mất đi công việc hay mạng sống, bố vẫn trung thành với tín ngưỡng của mình. Bố sẽ không bao giờ dừng chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.”

Con rể tôi đã không bỏ cuộc và nói: “Nhưng nó sẽ có lợi cho bố nếu việc kinh doanh phát triển tốt!”

Tôi nói: “Con trai, bố từng là tổng giám đốc của một công ty bất động sản trong 10 năm. Có rất nhiều cơ hội để kiếm tiền. Tại sao bố cần con giúp bố? Nếu bố không làm theo nguyên tắc, có lẽ bố đã kiếm được rất nhiều tiền. Việc đó rất dễ dàng.”

Tôi nói với chúng về những bệnh tật mà tôi từng mắc trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, và sau khi tu luyện, tôi đã bình phục và mọi người đã kinh ngạc vì những thay đổi của tôi.

Tôi nói: “Sức khỏe và khả năng làm việc tốt của bố là được Đại Pháp ban cho, và nó không phải là cái gì đó có thể mua được. Bố không chỉ lấy lại được sức khỏe mà Đại Pháp còn dạy bố cách trau dồi tâm tính và làm một người tốt. Sư phụ Lý Hồng Chí đã dạy các học viên nguyên lý ‘không mất, thì không được.’ Trong tu luyện các học viên phải đạt được tiêu chuẩn của người tu luyện.”

Để giúp chúng hiểu hơn về quan điểm của mình, tôi đã kể cho chúng nghe về một lần có người gọi điện cho ông chủ của tôi và yêu cầu ông sa thải tôi vì tín ngưỡng của mình. Khi ông chủ tôi hỏi tên anh ta, người đó đã cúp máy. Hơn nữa, ông chủ vẫn giữ vị trí công việc cho tôi ngay cả khi tôi bị giam giữ phi pháp trong hai năm.

Tôi nói: “Ông ấy đã thừa nhận việc bố đang chiểu theo các nguyên lý của Đại Pháp. Con vẫn còn trẻ và nên cố gắng trung thực. Nếu con muốn mua công ty, thì hãy trả đầy đủ số tiền.”

Con gái tôi bảo chồng mình rằng tôi sẽ không thay đổi ý định. Nên cháu đã nói với tôi rằng cháu tôn trọng quyết định của tôi. Cháu sẽ sớm gom tiền để có thể mua công ty.

Sư phụ giảng:

“Luyện công đòi hỏi [coi] trọng đức, làm việc tốt, hành Thiện; ở đâu làm gì đều tự yêu cầu bản thân như vậy.” (Chuyển Pháp Luân)

Sau nhiều năm chịu khổ nạn và ‘ma luyện’, tôi đã thành thục. Tôi dần thay đổi cách nhìn mọi việc từ góc độ của bản thân sang cơ điểm của một người tu luyện. Tôi chiểu theo các Pháp lý về vô ngã và vị tha, liên tục cố gắng đề cao.


Bản tiếng hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/5/7/346782.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/5/15/163848.html

Đăng ngày 10-7-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share