Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Đại Liên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-4-2017] Vào một buổi tối khi đang vào xem trang web Minh Huệ thì tôi [đọc được] nhan đề của một bài chia sẻ khiến tôi không thoải mái. Tôi cảm thấy bài chia sẻ đang nhắm thẳng vào mình. Đọc bài chia sẻ làm tôi nhớ lại một số sự việc mà các học viên đã phê bình tôi khi làm một hạng mục Đại Pháp. Tôi cảm thấy tức tối và bị kích động, thậm chí còn oán hận khi đọc bài chia sẻ này. Tôi nghi ngờ tác giả của bài chia sẻ là một học viên ở địa khu [của mình].

Tôi không biết phải làm gì với những ý nghĩ tiêu cực của bản thân, chúng khiến tôi muốn rời khỏi hạng mục. Tôi có một khoảnh khắc tĩnh lặng, tiếp theo lại là một cảm giác bất bình. Tôi tỉnh táo trở lại và nhận ra rằng đó không phải trạng thái tu luyện đúng đắn của một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Thiếu chính niệm và không suy xét một cách lý trí được xem là khởi đầu của tiêu trầm và buông lơi. Tôi tự nhắc nhở mình rằng cựu thế lực có thể bức hại các học viên Đại Pháp qua việc làm suy yếu ý chí của họ.

Sư phụ đã giảng rằng:

“Áp lực đến từ bên ngoài [cộng đồng] đệ tử Đại Pháp là khảo nghiệm, là cơ hội tinh tấn; mâu thuẫn và áp lực đến từ bên trong [cộng đồng] đệ tử Đại Pháp đồng dạng cũng là khảo nghiệm, là cơ hội tinh tấn.” (Lời chúc gửi Pháp hội châu Âu [2016])

Chủ ý thức của tôi bắt đầu giữ vai trò chủ đạo và chính niệm đã khởi lên. Tôi dần dần tách biệt được bản thân khỏi những tư tưởng tiêu cực và có thể nhận ra rằng sự oán hận phản ánh ra không phải là chân ngã của mình.

Tôi tự nhủ: “Tại sao những ý kiến tiêu cực của người khác về mình lại có thể làm mình động tâm nhiều như vậy? Mình có phải là một người tu luyện không? Chẳng phải mục tiêu của người tu luyện là loại bỏ những chấp trước và thiếu sót sao? Đó không phải là cơ hội để đề cao và có một khởi đầu mới sao? Tại sao mình lại không đối mặt với những lời khiển trách và chỉ trích bằng thái độ tích cực?” Tự hỏi mình những câu hỏi đó, tâm tôi bình tĩnh lại và trở nên bình hòa. Tư tưởng của tôi tiến nhập vào một trường vật chất rộng lớn, tuy nhiên tôi không thể thấy rõ được vật chất này là gì.

Tôi quyết định loại bỏ những vấn đề của mình bằng cách phát chính niệm. Tôi có thể nhận ra những hành vi trước đây của mình và nó phản ánh ra những chấp trước nào của tôi, chúng bao gồm tâm hiển thị, xu nịnh, hoan hỷ, tật đố, tâm sợ hãi, tự mãn, chứng thực bản thân, xem thường người khác, phàn nàn, sắc dục, tâm cầu danh, chấp trước vào lợi ích cá nhân, chấp trước vào tình, tâm an dật, tham lam, tâm tranh đấu và nghiệp lực.

Sau khi nhận ra những vấn đề của mình, nhớ lại việc người khác đã khiển trách và phê bình tôi không còn khiến tôi buồn bực nữa. Tôi nhận ra rằng Sư phụ đã lợi dụng mâu thuẫn này để giúp tôi đề cao và tịnh hóa cho tôi. Từ đáy lòng mình tôi thấy rất tự tin. Cảm giác bị khuấy động tâm và không thể bĩnh tĩnh đã hoàn toàn biến mất. Trong một thời gian dài, tôi cảm thấy như mình được thứ gì đó bao phủ và tôi đang liên tục mở rộng khả năng [nhẫn chịu] của mình.

Khi tôi học Pháp, Sư phụ đã khai mở cho tôi nhiều Pháp lý hơn và đưa tôi lên một cảnh giới tu luyện mới. Đọc lại bài chia sẻ đó, tôi không còn cảm thấy bất bình nữa. Thay vào đó, tôi cảm nhận được một năng lượng từ bi từ bài chia sẻ đó. Tôi có thể hiểu được rằng những vấn đề được chỉ ra trong bài chia sẻ đó là để thiện ý nhắc nhở tôi về những vấn đề của mình.Tôi đã hiểu điều mà Sư phụ gọi là:

“tướng do tâm sinh.” (Giảng Pháp tại Pháp hôị Đại Kỷ Nguyên [2009])

Qua trải nghiệm này, tôi đã nhận thức được rằng giai đoạn tu luyện cuối cùng này đặc biệt yêu cầu chúng ta phải hướng nội, giữ tinh tấn bằng chính niệm, phá bỏ những an bài của cựu thế lực và cứu chúng sinh. Tôi đã thấy được những ranh giới giữa quan niệm người thường và nhận thức Pháp của mình.

Con xin cảm tạ Sư tôn! Cảm ơn các đồng tu!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/4/20/345879.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/5/8/163134.html

Đăng ngày 10-7-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share