Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 2-4-2017] Nhóm học Pháp của chúng tôi thành lập được 10 năm rồi, lúc nhiều thì có 7-8 học viên, còn bình thường có 4 học viên. Tuổi của mọi người từ 54 đến 70 tuổi.

Lúc đầu chúng tôi chỉ học Pháp vào thứ Sáu hàng tuần. Tuy nhiên, sau khi nhận ra tầm quan trọng của học Pháp nhóm, chúng tôi quyết định học vào bốn buổi sáng mỗi tuần. Sau khi học Pháp, chúng tôi ra ngoài để giảng chân tướng cho mọi người.

Vào thứ Ba hàng tuần, chúng tôi phát chính niệm tiêu trừ bức hại đang diễn ra tại những công ty xăng dầu gần đó và nhắm vào Phòng 610. Chiều thứ Tư hàng tuần, chúng tôi phát chính niệm trong vòng 1 giờ đồng hồ thanh lý hết thảy các sinh mệnh và nhân tố tà ác can nhiễu đến nhóm của chúng tôi.

Một nhóm học Pháp tốt

Ngay từ đầu, chúng tôi đã quyết định phải thể hiện sự tôn kính tuyệt đối đối với Sư phụ và Đại Pháp, vì vậy trước khi học Pháp, chúng tôi rửa tay. Chúng tôi cũng để sách Đại Pháp ở một chỗ riêng, và khi đọc, mọi người đều ngồi song bàn.

Không ai nói chuyện phiếm, uống nước, hoặc dùng nhà vệ sinh trong khi học Pháp. Chúng tôi đọc ở tốc độ vừa phải. Nếu có đồng tu nào phát âm sai, những người khác sẽ nhẹ nhàng nhắc nhở đọc lại chỗ đó cho đúng.

Chúng tôi cũng thiết lập điểm in ấn tài liệu Đại Pháp. Chúng tôi chỉ tải tài liệu từ trang web Minh Huệ. Trong 10 năm qua hầu như không có can nhiễu nào đến điểm sản xuất tài liệu này.

Chúng tôi sản xuất các tuần san, tờ rơi quảng cáo và các ấn phẩm khác. Chúng tôi cũng làm đĩa DVD giảng chân tướng, bùa hộ mệnh, áp phích, lịch, và nhiều hơn nữa.

Học viên cao tuổi vượt qua ma nạn

Trong nhóm học Pháp có bà Mỹ là một đồng tu cao tuổi (bí danh) phải đến Bắc Kinh để trông cháu. Sự thay đổi này không hề dễ dàng, bởi vì bà mất liên lạc với các học viên khác, cũng không được tiếp cận với những kinh văn mới của Sư phụ, tuần san Minh Huệ, hay những tài liệu khác.

Bà đã chia sẻ về điều này khi đến thăm chúng tôi. Chúng tôi khuyên bà mua một chiếc máy tính xách tay và học cách lên mạng. Bà đã làm theo và khi quay trở về Bắc Kinh, bà đã truy cập được vào trang web Minh Huệ.

Mỗi khi đi chợ hoặc đi bộ, bà đều nói chuyện với người dân về cuộc đàn áp. Mỗi lần ra ngoài, bà đều giúp hàng chục người thoái khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó.

Giảng chân tướng

Chúng tôi thường giảng chân tướng về Đại Pháp cho người dân ở các trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ nông sản và các quảng trường ở khu Tây Thành.

Chúng tôi thường bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách giúp mọi người lựa chọn những món đồ cần mua, gặp người mang theo trẻ con thì chọc chúng cười. Sau đó chúng tôi đề cập đến chủ đề cuộc đàn áp và giúp họ thoái khỏi ĐCSTQ.

Một ngày nọ, chúng tôi giảng chân tướng cho một người đàn ông trên 50 tuổi. Ông ấy đã đồng ý thoái khỏi ĐCSTQ, và hai lần hô lên “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”, khiến những người bán hàng gần đó kinh ngạc.

Một số người từ chối lắng nghe, còn một số thì chửi mắng chúng tôi. Để cải biến thái độ của họ, chúng tôi từ bi nói với họ rằng những gì chúng tôi nói là vì muốn tốt cho họ và chúng tôi hy vọng rằng họ sẽ hiểu được chân tướng.

Hướng nội

Một hôm có hai học viên tranh luận với nhau. Cả hai đều thừa nhận rằng họ đã sai nhưng không thực sự hướng nội để tìm ra gốc rễ của vấn đề. Thay vào đó, họ lại có ác cảm với nhau.

Chúng tôi đã dành cả buổi sáng để thảo luận về tình huống này và nhận ra rằng chúng ta không nên chỉ nhìn vào ai đúng hay sai hoặc chỉ nhìn sự việc trên bề mặt. Chúng ta nên nhớ rằng chúng ta là những người tu luyện và rằng không có điều gì là ngẫu nhiên.

Nguyên nhân gốc rễ của mâu thuẫn là gì? Đằng sau mỗi lời nói và hành động của chúng ta là gi? Chúng ta phải nhớ rằng những người chứng kiến mâu thuẫn cũng nên hướng nội tìm chấp trước. Chúng ta đã phản ứng như thế nào khi gặp chuyện đó? Đó là chìa khóa! Chúng ta nên tuân theo tiêu chuẩn mà Sư phụ đặt ra trước khi đưa ra bất kỳ phán xét nào.

Thông qua việc hướng nội, chúng tôi tìm thấy những chấp trước như phàn nàn, coi thường người khác, kiêu ngạo, thờ ơ, v.v. Vì những người trong nhóm của chúng tôi đã ôm giữ các chấp trước trong một thời gian dài, nó đã gây ra mâu thuẫn này giữa hai học viên.

Sư phụ giảng:

“Tôi hy vọng rằng càng về sau mọi người nên là càng [hành xử] như đệ tử Đại Pháp hơn nữa, phối hợp tốt hơn nữa. Làm việc thì nghĩ đến người khác, gặp mâu thuẫn thì nghĩ đến bản thân mình; lời này có thể mọi người đều biết nói, cũng đều minh bạch, nhưng vào lúc then chốt thì không nghĩ ra. Mỗi lần Pháp hội tôi đều nhắc lại những lời này, đều phó chúc cho mọi người. Nếu chư vị đều có thể thực hiện được điểm ấy, [thì] nội bộ chư vị không có mâu thuẫn. Nếu đều có thể thực hiện được điểm ấy, [thì] mọi việc gì đều có thể giải quyết, hơn nữa chư vị sẽ phối hợp rất tốt đẹp.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009)

Đào sâu gốc rễ của chấp trước

Sau khi được những Pháp lý của Sư phụ khai thị, các đồng tu trong quá trình chia sẻ đã mở rộng tấm lòng, bỏ đi sự giảo hoạt, hư vinh, uỷ khuất, luôn muốn người khác phải lý giải mình, không chịu để mình bị tổn hại.

Chúng tôi nhận ra rằng nếu mình không có những chấp trước này, những xung đột đã không xảy ra.

Nếu chúng ta chỉ nhìn vào sự việc trên bề mặt mà không hướng nội, những mâu thuẫn của chúng ta sẽ tiếp tục tái diễn.

Chúng ta cần suy nghĩ về mọi thứ một cách lý trí. Mâu thuẫn là do những chấp trước của chúng ta tạo ra? Nếu tất cả chúng ta đều đạt được tiêu chuẩn mà Sư phụ đã đặt ra, liệu cựu thế lực có thể can nhiễu đến chúng ta không?

Nếu chúng ta cởi mở với nhau, chúng ta có thể tìm ra gốc rễ của những chấp trước của bản thân và loại bỏ chúng.

Chúng ta nên thực sự trân quý khoảng thời gian này để đề cao bản thân cùng chỉnh thể.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2017/4/2/345059.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/5/10/163220.html

Đăng ngày 5-7-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share