Bài của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-4-2017] Bất cứ khi nào tôi tìm ra được những quan niệm và chấp trước của mình sau khi hướng nội, các mâu thuẫn liền biến mất. Tâm tôi thông suốt sáng tỏ và tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc khi được là một học viên Đại pháp.

Một thời gian khá dài, tôi nghĩ mình đã hướng nội rất tốt. Gần đây, Pháp sau của Sư phụ đã thức tỉnh tôi.

“Có mấy người khi đối diện với [tình huống] bị người khác phê bình và chỉ trích mà tâm bất động và [tự] tìm nguyên nhân của bản thân mình?” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])

Mặc dù đã hướng nội, nhưng hiếm khi tôi làm được bất động tâm. Khi bị vướng vào một mâu thuẫn nào đó, tôi nhanh chóng trở nên buồn chán và không lý trí. Chỉ đến lúc đó tôi mới thực sự bắt đầu hướng nội.

Mọi chuyện xảy ra đều không ngẫu nhiên

Khi cố ngăn một số học viên đừng chỉ trích người khác sau lưng, một học viên đã cho rằng tôi không muốn chỉ ra vấn đề của các học viên khác. Tôi cố gắng giải thích với cô ấy, nhưng thay vì hành xử lý trí, cô lại tranh cãi và trách móc tôi.

Tôi không phản ứng lại, nhưng không vui và cảm thấy bị đối xử bất công. Sau đó, tôi nhớ đến đoạn Pháp của Sư phụ: “Dù đúng hay sai cũng đều tìm trong bản thân mình” (Giảng Pháp tại Thành phố Los Angeles[2006]), nhưng tôi vẫn cảm thấy khó chịu.

Khi trở về nhà, tôi bình tĩnh lại và hướng nội. Tôi biết rằng mình không nên vui khi ý kiến của mình được chấp nhận và tức giận khi không được chấp nhận. Đó chính là chấp trước vào danh. Tôi vui khi các học viên khác khen ngợi tôi và buồn khi họ phê bình tôi. Đây chẳng phải là chấp trước vào việc được khen ngợi sao? Khi vị học viên đó đối xử tốt với tôi, tôi nghĩ tốt về cô, nhưng khi cô ấy chỉ trích tôi, tôi lại nghĩ xấu về cô.

Tôi nhận ra rằng tất cả xảy ra đều không ngẫu nhiên, chính là Sư phụ đang chỉ ra những quan niệm người thường của tôi.

Khi suy nghĩ vấn đề sâu hơn, tôi nhận ra rằng mình hay lo lắng khi đối mặt với vấn đề nào đó. Tôi muốn các học viên khác chấp nhận ý kiến của tôi và đối xử tốt với tôi. Khi oán hận các học viên khác, tôi không còn là một người tu luyện chân chính nữa. Do đó, Sư phụ muốn tôi nâng cao tiêu chuẩn của mình và tìm lý do đằng sau vấn đề.

Gậy cảnh tỉnh

Chúng ta tu như thế nào, bao gồm mọi ý niệm của chúng ta, đều có tác động trực tiếp đến việc chúng ta có thể giảng rõ chân tướng về Đại Pháp cho người khác. Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải hướng nội và kịp thời chính lại mỗi tư tưởng của chúng ta khi can nhiễu xuất hiện trong quá trình giảng chân tướng.

Nét mặt của một người đàn ông khi tôi nói chuyện với anh về Đại Pháp khiến tôi nghĩ rằng anh không nghiêm túc. Tôi nghĩ rằng mình không thích anh, vậy nên khi một người thân của tôi nói chuyện với người đàn ông về cuộc đàn áp, tôi đã cố giữ khoảng cách. Tôi thậm chí còn nói với gia đình rằng tôi không thích người đàn ông đó, sau khi anh đã làm Tam thoái.

Sau đó, những người được chúng tôi giảng chân tướng về Đại Pháp không muốn lắng nghe và đe dọa tố cáo chúng tôi với cảnh sát. Tôi hướng nội và nhận ra rằng tâm lý không thích người đàn ông kia đang ngăn trở việc tôi giảng chân tướng. Là một học viên, tôi không thể không thích mọi người và để điều đó ảnh hưởng đến mình. Tôi loại bỏ tư tưởng bất hảo này. Sau đó, mọi người lại bắt đầu lắng nghe chúng tôi.

Một buổi sáng, tôi cảm thấy chán nản, thụ động và không muốn nói chuyện khi gia đình mình giảng chân tướng. Chúng tôi đã nói chuyện với một vài người nhưng không ai muốn thoái Đảng. Người nhà nhìn tôi và hỏi xem tôi đang làm gì. Tôi không nghĩ rằng mình có liên quan đến những người không muốn thoái Đảng và bảo rằng tôi đang phát chính niệm.

Một người thân của tôi nói: “Họ vẫn đang nhìn anh đấy. Anh không nói lời nào và mang vẻ mặt giận dữ. Tất nhiên họ sẽ nghi ngờ về việc chúng ta đang làm.”

Đó chính là một gậy cảnh tỉnh đối với tôi. Tôi không phát chính niệm, mà lại có thái độ không tốt.

Tà ác đã dùi vào chấp trước của tôi. Tôi đã không cân bằng được giữa việc tu luyện cá nhân và tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp. Tôi quyết tâm cho mọi người thấy rằng các học viên Pháp Luân Đại Pháp là ngay chính, cởi mở và cao quý, minh bạch và tuyệt vời.

Sư phụ giảng:

“…tốt xấu xuất tự một niệm của người ta.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi loại bỏ vật chất đã khiến tôi hành xử tệ, sắc mặt của tôi tươi sáng trở lại. Tôi có thể tham gia giảng chân tướng với một tâm thái tốt và mọi người lại bắt đầu thoái Đảng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/4/15/345659.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/4/27/162985.html

Đăng ngày 22-6-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share