Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 24-4-2007] Tôi thường rơi vào những tình huống mà tôi cho rằng: “Tôi chẳng thể làm được gì”. Tôi đã coi điều đó là tự nhiên và không mấy quan tâm đến nó.

Nhưng trong năm vừa qua, nhiều lần tôi gặp bế tắc trong tu luyện. Tôi không biết làm thế nào để tiếp tục tu luyện và cảm thấy buồn vì mình không thể vượt qua. Thậm chí tôi còn tự nhủ: “Mình sẽ cứ như vậy và chờ đến khi Chính Pháp kết thúc.”

Nhưng rồi gần đây một vài chiếc răng còn lại của tôi bị lung lay, khiến tôi phải đi tìm nguyên nhân gốc rễ đằng sau.

Biểu hiện của “chẳng thể làm được gì”

Liên quan đến việc răng bị lung lay, tôi đã không thể làm gì để cải thiện. Hơn 10 năm trước, tôi mới ngoài 50 tuổi, nhưng răng đã bắt đầu lung lay. Lợi của tôi không được tốt, nên tôi nghĩ điều đó là bình thường. Rồi thêm những chiếc răng khác bị lung lay. Một số chiếc là do tôi nhổ ra, còn một số chiếc răng tự rơi ra. Giờ đây tôi chỉ còn khoảng 10 chiếc răng.

Tôi có vài giấc mơ về những chiếc răng của mình, trong mơ tôi thấy một chiếc răng, vài chiếc răng, và thậm chí cả hàm răng đều rụng hết. Những giấc mơ ấy khiến tôi bối rối, nhưng rồi tôi lại thấy nhẹ nhõm hơn khi nghĩ đến việc mình có thể đi làm răng giả.

Khi có một chiếc răng sắp rụng, tôi phát chính niệm và nói chuyện với nó. Tôi bảo nó hãy ở lại cùng tôi đến khi viên mãn. Nhưng không có tác dụng. Tôi từ bỏ và cảm thấy rằng tôi chẳng thể làm được gì.

Việc mất đi chiếc răng có thể là do nghiệp lực của tôi, cũng có thể do can nhiễu của cựu thế lực. Nhưng tôi đã chấp nhận những an bài trong giấc mơ, và cựu thế lực đã lợi dụng điều đó.

Khi một học viên khác trải qua nghiệp bệnh, gia đình buộc ông ấy phải đến bệnh viện vì họ không phải là học viên. Ở đó ông ấy bị xét nghiệm, truyền máu, truyền nước, và phải uống thuốc. Tôi nghĩ rằng ông ấy không nên bị đối xử như vậy, nên tôi đã phát chính niệm, hy vọng ông ấy không cần truyền nhiều máu, nhưng đã không có tác dụng. Mặc dù tôi nói rằng phủ định bức hại của cựu thế lực, nhưng tôi đã chẳng thể làm được gì.

Khi ngồi đả toạ hoặc ngồi phát chính niệm, thỉnh thoảng tôi thấy buồn ngủ, hoặc không thể giữ thẳng tay, hoặc đầu óc bị tạp niệm. Việc này diễn ra trong một thời gian khá dài. Tôi nhắc đi nhắc lại bản thân phải tập trung, nhưng ngay sau đó lại không giữ được tập trung. Tôi cảm thấy mình chẳng thể làm được gì.

Khi tôi giảng chân tướng cho người thường, tôi không biết làm gì khi họ tỏ ra không đồng ý với những lời tôi nói. Một vài người nghe tôi giảng chân tướng trong nhiều năm, mà không có thay đổi. Tôi không tìm được cách gì chuyển biến, và tôi cảm thấy mình chẳng làm được gì.

Và còn có nhiều tình huống tương tự khác.

Những lý do khiến tôi nghĩ rằng “Tôi chẳng thể làm được gì”

Một trong những lý do là vì tôi bị cuốn theo tâm thái của người thường, do đó tôi coi rất nhiều chuyện xảy ra là “tự nhiên”: Người thường nghĩ rằng ốm thì phải đi viện, lợi yếu rồi thì răng phải rụng đi, thiếu ngủ thì sẽ buồn ngủ. Nhưng là một học viên, những quan niệm người thường lại là sự ngăn trở chúng ta đề cao.

Một lý do khác đó là chủ ý thức của tôi không mạnh, và tôi không thể tu chính từng niệm của mình. Tôi biết rằng chúng ta cần chính lại từng ý niệm, nhưng tôi chỉ hiểu nó một cách bề mặt như thế. Khi một niệm đầu bất hảo xuất hiện, tôi nhận ra nó không đúng với Pháp, nhưng tôi không thể làm gì được. Tôi đã không đào sâu hơn để tìm những chấp trước ẩn đằng sau và trừ bỏ nó.

Lý do thứ ba là do tôi đã không nghiêm khắc yêu cầu bản thân. Khi tôi bị giam giữ tại trại tạm giam vào năm 2001, một học viên cùng phòng giam khi thấy tôi tu luyện đã 5 năm rồi nhưng vẫn gặp khó khăn khi ngồi song bàn, liền nói với tôi rằng “Anh không nghiêm khắc với bản thân rồi.”

Hơn 10 năm sau, tôi vẫn thường nhớ về lời nói ấy. Tôi biết mình thường buông lỏng trong tu luyện. Khi có cơ hội đề cao tâm tính, tôi luôn tìm lý do để bỏ qua. Tôi không thể chịu khổ về thân thể hay tinh thần, và tôi cũng không muốn cố gắng. Chúng ta đều biết rằng trong khi tu luyện lên cao tầng thì chịu khổ là hảo sự, nhưng tôi đã trốn tránh nó, lại càng không minh bạch được câu:

“Cật khổ đương thành lạc” (Khổ kỳ tâm chí – Hồng Ngâm)

Lý do thứ tư là tôi có tâm truy cầu. Khi tôi cảm thấy mình không thể làm được gì, thường là do tôi truy cầu vào kết quả. Tôi muốn nhìn thấy kết quả, muốn thành công. Khi không đạt được mục đích thì tôi thấy thất vọng. Tôi hy vọng vào phép màu mỗi khi tôi hoặc học viên khác trải qua nghiệp bệnh, hoặc khi tôi đang cố gắng cứu người. Thực tế đó là một tâm chấp trước chứng thực bản thân. Khi tôi giảng chân tướng, tôi muốn thành công để tôi có thể có thêm uy đức. Tôi không biết phải làm sao khi mọi người từ chối không chấp nhận chân tướng.

Cuối cùng, đó là do tôi không hoàn toàn tín Sư tín Pháp. Tôi nói với bản thân rằng tôi không thể làm được gì là do tu luyện cá nhân của tôi chưa tốt và tầng thứ tu luyện của tôi có giới hạn, chứ không phải vì tôi không tín Sư tín Pháp. Thực ra, tôi đã không tin vào Sư phụ. Mặc dù tầng thứ của tôi không đủ, nhưng chỉ cần nỗ lực đi làm các việc, Sư phụ sẽ ở bên cạnh. Chúng ta tín Sư nhiều bao nhiêu thì việc làm sẽ tốt bấy nhiêu.

Làm sao để vượt qua trạng thái vô vọng này

Những lý do này đều liên quan đến nhau, đều là tương phụ tương thành với sự đề cao. Một trong những trở ngại lớn nhất của tôi trong tu luyện đó là mỗi khi gặp khó khăn thì tôi thường dừng lại, thay vì phải đào sâu thêm để tìm ra nguyên nhân gốc rễ và để đề cao lên dựa trên Pháp.

Tôi nhận ra rằng khi gặp vấn đề, tôi cần tìm ra cách cụ thể để cải biến bản thân mình, như thế tôi có thể giải quyết vấn đề đó. Tôi biết rằng mình cần phải luôn luôn nghiêm khắc hơn với bản thân, vì đây là tu luyện.

Chúng ta cần phải thật sự tín Sư tín Pháp. Sư phụ giảng:

“Người [khi] tu luyện, từ đầu đến cuối đều quán xuyết một cái ‘ngộ’ này; tu trong mê. Tây phương giảng ‘đức tin’, từ đầu đến cuối là giảng ‘tín’, không tin gì thì cũng không có gì.” (Tầng thứ trong quá trình tu luyện – Chuyển Pháp Luân quyển 2)

Đức tin là điều quý giá khi chúng ta ở trong mê. Nếu Sư phụ triển hiện những kỳ tích cho mọi người một cách dễ dàng, thì những kẻ thập ác bất xá cũng đều đến tu. Nếu người tu luyện đều không có bệnh, như thế không còn là mê nữa.

Sư phụ cũng đã giảng:

“Một mặt khác, con người trong xã hội người thường không phải vì để làm người, mà vì để phản bổn quy chân, do đó còn có vấn đề ngộ tính. Họ thấy có nhiều người rõ ràng thực sự có thể bay lên, thì họ cũng đi tu, tức là không tồn tại vấn đề ngộ tính nữa. Do vậy nếu chư vị tu hành [được như thế] rồi, cũng không thể tuỳ tiện để người ta thấy, không được phép thị hiện cho người ta thấy, người ta còn phải tu.” (Chuyển Pháp Luân)

Bởi vì con người đang sống trong mê, nên sẽ có những kẻ hạ sĩ phá lên cười khi nghe về Đạo; vì con người đang sống trong mê, nên mới có những kẻ trung sĩ “nhược tồn nhược vong” (Chuyển Pháp Luân), lúc tin lúc không; và cũng có những người tu luyện tinh tấn giống như:

“Ai mà thấy, là thấy có chỗ không rõ, không rõ mới có thể ngộ Đạo.” (Vì sao không được thấy – Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Để giải quyết vấn đề “đức tin”, chúng ta phải học Pháp nhiều hơn. Nhưng học Pháp không chỉ là đọc Pháp. Sẽ là vô ích nếu chỉ hoàn thành việc đọc như một nghĩa vụ. Bây giờ tôi đọc Pháp bằng cách học thuộc. Nếu không thể nhớ được cả một mục, tôi sẽ học thuộc từng đoạn một. Tôi cũng đọc thêm nhiều bài viết trên trang Minh Huệ. Bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của các học viên và sự quyết tâm của họ đã giúp tôi rất nhiều. Nếu không có Minh Huệ, rất có thể tôi đã không thể kiên trì cho đến ngày hôm nay.

Sư phụ cũng đã giảng:

“Chủ ý thức nhất định phải mạnh mẽ” (Giảng Pháp cho các phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp Trường Xuân [1994] – Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải)

“Bởi vì lúc đại não con người đang được chủ ý thức khống chế, càng dùng đại não nhiều thì nó khống chế càng chặt, phó ý thức càng không tiến nhập vào được.” (Chuyển Pháp Luân)

Do đó chúng ta cần giữ cho chủ ý thức không bị những thứ xấu xâm nhập vào. Chúng ta cần ngăn chặn các niệm đầu bất hảo mỗi khi nó xuất hiện, thanh trừ và phủ định nó.

Sư phụ giảng:

“Thân thể chẳng phải có các bộ phận không ở bề mặt mà ở tầng tầng vi quan? Đều có thể sinh ra tư tưởng.” (Giảng Pháp ở Pháp hội quốc tế Miền Tây Mỹ quốc năm 2013)

Giống như việc bóc một củ hành, chúng ta cũng cần bỏ đi những tư tưởng xấu từng tầng từng tầng. Một niệm đầu bất hảo có thể xuất hiện lặp đi lặp lại, do đó chúng ta cần thanh trừ nó nhiều lần. Nó tồn tại tại các tầng vi quan khác nhau, chúng ta cần giữ kiên định và thường hằng.

Ví dụ như, tôi có chấp trước vào vấn đề tiền bạc. Từ khi mới bắt đầu tu luyện, tôi liên tục bị vướng mắc vào chuyện tiền bạc, như là ai đó đưa nhầm cho tôi tiền thừa, tôi nhận được giải thưởng, ai đó lấy tiền của tôi, v.v. Đến bây giờ tôi vẫn còn gặp những vấn đề ấy. Tôi vẫn chưa hoàn toàn bỏ được những chấp trước vào lợi ích cá nhân.

Sư phụ đã giảng trong kinh văn:

“Tư tưởng chư vị miễn là phù hợp với sinh mệnh loại hình nào, thì nó lập tức khởi tác dụng, ấy vậy mà chư vị không biết được tư tưởng ấy của chư vị có nguồn xuất ra từ đâu, chư vị còn cho rằng đó là tự mình muốn làm thế.” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011)

Đồng thời, cựu thế lực sẽ lợi dụng sơ hở trong tu luyện và đưa những tư tưởng không tốt vào đầu người ấy. Chúng ta phải nhận thức được rằng những tư tưởng đó là của những sinh mệnh ấy, và “Chúng không phải của tôi, tôi không muốn chúng, chúng không tốt”.

Khi có một ý nghĩ xấu xuất hiện hay khi đầu óc ta trôi đi trong khi đang phát chính niệm, không nên nghĩ: “Tại sao mình lại suy nghĩ như vậy?” hay “Sao mình không thể tập trung được?” Thực ra, những tư tưởng đó không phải của tôi và tôi không mất tập trung. Đây chỉ là những sinh mệnh cấp thấp tại các không gian khác đang cố gắng điều khiển tôi.

Mỗi khi điều đó xảy ra, tôi dùng một cách đơn giản để xử lý nó. Tôi phản ứng ngay lập tức với niệm đầu: “Chúng không phải của tôi, không phải của tôi. Tôi sẽ thanh trừ chúng, thanh trừ chúng.” Khi mất tập trung, tôi nhanh chóng kéo chủ ý thức trở lại.

Sư phụ cùng các học viên khác đang phải chiến đấu với cựu thế lực, và Sư phụ cũng đang dõi theo tôi. Khi thường xuyên trục xuất những “cái tôi khác” được hình thành hậu thiên đó một cách kiên trì, chúng sẽ dần dần yếu đi.

Chúng ta phải căn bản nhận thức được giả tướng. Ví như khi nghiệp bệnh đến, có lẽ cựu thế lực đang khảo nghiệm chúng ta. Như lời Sư phụ đã giảng:

“Mới đầu nó chưa dám gắn lên [thân thể vị ấy]; trước tiên nó cấp cho vị ấy một chút công để thử. Một hôm vị này đột nhiên thật sự thấy công mà mình truy cầu đã đến, lại có thể trị bệnh. Nó thấy thế quả là tốt, giống như chơi khúc nhạc dạo đầu: ‘Ý nguyện của hắn muốn thế, vậy ta sẽ gắn lên [hắn], gắn rồi cấp được nhiều hơn, cấp được thoả thích hơn’.”(Chuyển Pháp Luân)

Khi thân thể tôi có biểu hiện bất ổn nào đó, tôi lập tức phủ nhận chúng: “Đây chỉ là khảo nghiệm với tôi, niệm của tôi sẽ đưa đến kết quả khác. Người tu luyện thì không có bệnh. Đây chỉ là giả tướng. Tôi không thừa nhận nó. Tôi bài trừ nó.”

Sư phụ đã nói với chúng ta:

“vì không được thừa nhận nhưng cứ cưỡng ép bức hại vào thì ấy là phạm pháp”(Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Nếu chúng ta có chút lúng túng hay nghi ngờ mà không bài trừ nó kịp thời, chính là chúng ta đang bày tỏ sự đồng tình và chúng sẽ thực sự đến.

Chúng ta cần dùng Pháp chỉ đạo bản thân. Nếu không nghiêm khắc với bản thân, chúng ta sẽ rơi vào tình huống không thể làm được gì. Bởi vì mục tiêu của chúng ta là tu luyện thành Thần, chúng ta cần lấy Pháp làm thước đo cho mỗi lời nói hành động của mình. Khi cảm thấy bất lực, chúng ta nên nghĩ: “Một vị Thần sẽ nghĩ hoặc làm thế nào trong tình huống này?”

Đồng thời chúng ta cũng cần hướng nội để tìm ra chấp trước của bản thân. Nếu như răng bị lung lay, có lẽ vì ta đã không tu khẩu tốt hoặc bởi

“Khẩu đoạn chấp trước” (Đạo Trung – Hồng Ngâm)

Khi chúng ta giảng chân tướng Đại Pháp mà người ta không nghe thì có lẽ là vì chúng ta chưa đủ thiện. Khi nghiệp bệnh của một học viên vẫn xuất hiện, có lẽ vì chúng ta chỉ nhìn vào chấp trước của học viên. Trong khi phát chính niệm mà tay không giữ thẳng, có lẽ vì chúng ta học Pháp chưa đủ chuyên tâm.

Chúng ta cần phải thay đổi tư duy thông thường của mình. Nếu cứ mãi sa lầy trong quan niệm người thường, chúng ta sẽ không thể thành Thần. Sư phụ đã giảng:

“Tôi để chư vị thành Phật, để chư vị tu luyện, trong tu luyện chư vị cần phải trừ bỏ đi những quan niệm hậu thiên của chư vị, thanh trừ đi những nghiệp lực tư tưởng thay thế chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Houston [1996])

Khi thanh lý bản thân trước khi phát chính niệm, tôi giữ vững niệm đầu thanh lý các tư tưởng người thường của mình. Khi những tư tưởng này xuất hiện, tôi ngay lập tức phân tích để xem nó đến từ đâu: Đó là quan niệm người thường hay là xuất phát từ sinh mệnh tầng thứ thấp? Tiêu chuẩn của Pháp là gì?

“Tôi chẳng thể làm được gì”, bản thân nó chính là quan niệm của người thường tạo thành, nó xuất hiện bởi vì chúng ta luôn dùng tư duy “không thể” của người thường để xét vấn đề, mà không dùng tư tưởng của Thần để xét vấn đề. Nếu chúng ta có thể phá vỡ quan niệm hậu thiên và dần dần hình thành tư duy của Thần, thì mới tạo ra được những kỳ tích mà người thường luôn cho rằng không thể. Rất nhiều đồng tu đã tạo ra vô số những kỳ tích như vậy.

Trên đây là những thể ngộ tại tầng thứ của bản thân. Nếu có gì không đúng theo Pháp, xin hãy từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/4/24/346043.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/5/11/163314.html

Đăng ngày 21-6-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share