Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 28-3-2017] Tôi là một nữ học viên còn độc thân. Một ngày, có đồng nghiệp hỏi tôi: “Em có kế hoạch kết hôn không?” Tôi trả lời: “Không, em đang sống với mẹ rất tốt”. Cô khuyên tôi nên suy nghĩ lại.

Lúc đó tôi không để ý lắm đến cuộc đối thoại ngắn này, nhưng sau đó vào một buổi sáng ở công ty, tôi bỗng nảy ra một suy nghĩ: “Ngộ nhỡ tôi không thể cùng mẹ theo Sư phụ trở về nhà thì làm sao bây giờ? Sống một mình rất cô đơn hiu quạnh, tới lúc đó thì làm thế nào? Nghĩ tới đó nước mắt cứ thế tuôn rơi”.

Lại một ý nghĩ rất rõ ràng xuất hiện: “Chẳng phải ngươi có Sư phụ và Đại Pháp ư, trong Pháp giảng mỗi người đều có số mệnh, học Pháp cũng sẽ không uổng công, Sư phụ đều đã an bài, không cần phải lo lắng”. Tôi đã nhanh chóng tỉnh táo lại và không nghĩ thêm về nó nữa.

Một lần, lại có một đồng nghiệp khác nói với tôi: “Em nên cân nhắc đến việc kết hôn. Mẹ của em đã lớn tuổi rồi, bà sẽ không thể ở với em cả đời được. Lúc còn lại có một mình thì làm thế nào? Cũng cần có một người bên cạnh mình chứ, có lẽ em nên suy nghĩ một chút đi.

Lần này tôi thực sự để ý đến vấn đề này. Sau khi về nhà, tôi nói với mẹ cảm giác tôi đã trải qua khi bà và chị gái tôi rời đi vào tháng 8 năm ngoái: “Thời gian đó con đã khóc. Con cảm thấy rất cô đơn”. Trong khi nói nước mắt cứ thế tuôn rơi: “Mẹ ơi, xin hãy tu luyện thật tốt để theo Sư phụ về nhà nhé”.

Nói xong, tôi nhận ra việc mong mẹ tu luyện tốt không phải để củng cố chính niệm cho đồng tu mà xuất phát từ tâm chấp trước sợ hãi cuộc sống cô đơn một mình không có mẹ ở bên. Tôi biết tình mẹ con trong tôi vẫn còn rất nặng, phải tu bỏ nó đi.

Mẹ tôi đã 78 tuổi và sống cùng tôi trong năm năm qua. Hàng ngày ngoài những lúc chăm sóc cho tôi thì bà học Pháp. Nhà tôi là một điểm học Pháp. Buổi sáng và buổi tối bà đều kiên trì tham gia học Pháp. Bà phát chính niệm 4 lần mỗi ngày và luyện công mỗi sáng. Bà có sức khoẻ tốt và nhìn như mới hơn 60 tuổi.

Tôi bắt đầu nghĩ về tất cả những gì đã qua và nhận ra tôi còn một tâm chấp trước vẫn chưa buông bỏ. Mẹ tôi đã chăm sóc tôi và sắp xếp mọi thứ cho tôi, điều đó có nghĩa là tôi không mấy khi phải lo việc nhà. Việc đơn giản như thanh toán tiền điện lại là một vấn đề lớn đối với tôi. Vô hình trung đã nuôi dưỡng tâm chấp trước ỷ lại vào mẹ. Tôi nhận ra tôi thực sự ích kỷ và không muốn gánh vác trách nhiệm.

Sư phụ giảng:

“từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã,” (Phật tính vô lậu – Tinh Tấn Yếu Chỉ).

Tôi đã không để ý đến sự ỷ lại vào mẹ và nó đã trở thành một thói quen. Nếu như tôi không chiểu theo tiêu chuẩn và yêu cầu của Pháp, không những sẽ huỷ hoại chính mình mà còn làm liên luỵ đến cả mẹ. Nó có thể trở thành một lỗ hổng để cựu thế lực dùi vào.

Tôi cũng ngừng lo nghĩ về việc kết hôn và để thuận theo tự nhiên. Tôi nghĩ cuộc sống độc thân sẽ có lợi cho môi trường và trạng thái tu luyện của tôi. Nhưng đôi khi tôi lại có ý nghĩ hay là mình chỉ sống cùng bạn trai nhưng không kết hôn. Chẳng phải chính vì những niệm ngẫu nhiên này nên đã chiêu mời người ngoài đề cập đến vấn đề kết hôn của tôi sao.

Tôi không muốn người khác nghĩ rằng tôi không kết hôn vì tu luyện Pháp Luân Công, vì vậy tôi không bao giờ nói tôi sẽ không kết hôn, mà chỉ nói rằng tôi vẫn chưa gặp được người phù hợp với mình. Trong xã hội hiện tại, rất nhiều người thường không tu luyện vẫn sống độc thân đấy thôi. Vậy tại sao tu Đại Pháp rồi lại sợ bị người khác nói về việc sống độc thân. Ngẫm lại chẳng phải đây là vấn đề của tự bản thân mình hay sao. Kỳ thực, chính là tâm không chính, là muốn mượn cớ sợ người khác có ấn tượng tiêu cực đối với Đại Pháp để che đậy đi tâm sắc dục ẩn giấu bên trong.

Sư phụ giảng rằng cuộc sống và sự tu luyện của chúng ta là không thể tách rời. Mỗi sự việc chúng ta gặp phải đều có liên quan đến trạng thái tu luyện của chúng ta. Chỉ cần chúng ta có thể ý thức được tự mình phải hướng nội tìm, Sư phụ sẽ điểm hoá cho chúng ta để nhận ra thiếu sót của mình và loại bỏ chúng, làm được như vậy chính là như Sư phụ đã giảng, biến việc xấu thành hảo sự. Nếu chuyện này không xảy ra thì chúng ta không thể nhận ra tâm chấp trước và cũng sẽ không thể đề cao. Vì vậy, mỗi khi xuất hiện sự việc làm chúng ta không vui hoặc không thoải mái chúng ta nhất định phải nắm bắt tận dụng các cơ hội đó để đề cao.

Tu luyện thật sự rất vi diệu, chỉ cần chúng ta luôn đặt mình trong Pháp, có thể nhận thức được thiếu sót của mình và quy chính trong Pháp, sau khi quy chính cảm nhận thật sự mỹ diệu vô cùng. Cuối cùng tôi xin chân thành mong rằng tất cả các đồng tu đều dũng mãnh tinh tấn, sớm ngày cùng Sư phụ trở về nhà.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/3/28/看住自己的一思一念-344827.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/4/30/163026.html
Đăng ngày 19-5-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share