Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan

[MINH HUỆ 2-4-2017]

Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công khi tôi còn là sinh viên. Thời gian đó, tôi học Pháp và luyện công một cách thường xuyên. Tôi thường được trải nghiệm những điều tuyệt diệu của Đại Pháp khi tôi học Pháp.

Tôi tốt nghiệp và gia nhập quân ngũ, và thời kỳ đầu tôi không thể tìm thời điểm ấn định để học Pháp. Ba tháng sau đó, tôi quen với thời gian biểu và tôi có thể học Pháp luyện công.

Tuy nhiên, sau khi tôi rời khỏi quân đội và bắt đầu đi làm, tôi được phân công làm việc ở các công trường xây dựng ngoài thành phố. Tôi trở nên bận rộn đến mức không thể cầm đến cuốn sách Đại Pháp trong một thời gian dài. Thi thoảng tôi học Pháp là khi tôi tham gia một nhóm học hoặc khi tôi tham gia vào một hạng mục. Điều này diễn ra trong vòng vài năm.

Suốt những năm đó, một suy nghĩ thường xuyên xuất hiện trong tâm trí tôi khi tôi thức dậy vào buổi sáng: “Làm thế nào để mình có thể học Pháp thường xuyên?”. Tôi nhớ những lần đọc cuốn Chuyển Pháp Luân dưới ánh đèn bàn nhỏ. Tôi nhớ cảm giác được đắm mình trong Pháp.

Đôi khi tôi an ủi bản thân mình, nghĩ rằng: “Không sao, mình không quên tất cả những gì đã đọc. Mình vẫn có thể đo lường bản thân theo Pháp ngay cả khi không thường xuyên học Pháp.”

Sư phụ đã giảng:

“Cũng có người nghĩ, ‘ta là học viên cũ, một quãng thời gian không học Pháp cũng không có vấn đề’. Là có vấn đề, càng [là học viên] cũ thì càng không được, là vì bộ phận tu xong đã cách khai rồi, phần công tiên thiên được đẩy đến vị trí cộng thêm chính niệm của chư vị trong Pháp thì mới khởi tác dụng được, không học Pháp, ly khai Pháp thì chỉ huy không được, là vì đó là lực lượng của Pháp.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

Ngài cũng đã giảng:

“Nhưng cũng có [vị] không học Pháp mà chỉ làm sự vụ. Ba việc đều cần làm, nếu là chỉ làm các việc mà không học Pháp, thế thì là người thường làm việc Đại Pháp. Người thường làm việc Đại Pháp sẽ không thể viên mãn, chỉ có thể tích đức. Tích đức tích phúc phận; đời sau có phúc phận; chính là như thế thôi, không thể viên mãn; vậy chư vị nói chẳng phải làm phí công sao? Người tu luyện không tu có được không? Trong tâm mang Pháp, giảng chân tướng thì mới có thể khiến người ta được đắc cứu, lời giảng xuất ra mới có lực chấn động.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2009)

Tôi rất may mắn đã được tham dự Pháp hội New York năm 2013 và được nghe bài giảng của Sư phụ. Trên chuyến bay trở về Đài Loan, khi tôi nửa tỉnh nửa ngủ, tôi nghe thấy một giọng nói hỏi tôi: “Đi ra nước ngoài quả là không dễ dàng gì, cậu có ước muốn gì không?”

“Nếu có thể, tôi muốn quay trở lại trạng thái giống như thời kỳ tôi mới bắt đầu tu luyện Đại Pháp!” Tôi lặng lẽ trả lời. Từ thẳm sâu trong tâm, tôi muốn thay đổi.

Sau khi trở về nhà, tôi lại bận rộn như trước và không có thời gian để học Pháp thường xuyên. Tôi đã rất lo lắng: “Mình không thể tiếp tục thế này được. Mình là một học viên mới được nghe Sư phụ giảng Pháp!”

Vào tháng 9, đã có một tai nạn tại một trong các công trường xây dựng của chúng tôi. Chín căn nhà gần khu vực này đã bị tổn hại, và các gia đình bị hư hại đã phản đối. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi phải đối mặt với một đám đông giận dữ, một tình huống mà tôi chỉ có thể nhìn thấy ở bản tin trên truyền hình.

Tôi đã bị sốc và luôn tự vấn bản thân: “Tôi đã làm điều gì sai? Tại sao tôi phải đối mặt với trở ngại lớn đến vậy?”

Tôi không thể tìm ra giải pháp thay thế nào, do vậy tôi tìm cách giải quyết từ Đại Pháp. Tối hôm đó, tôi lấy sách Đại Pháp và bắt đầu đọc. Từ đó trở đi, tôi không còn bỏ lỡ học Pháp hàng ngày. Mỗi ngày tôi đọc một bài giảng.

Sư phụ giảng:

“Tôi nói rằng đó là thật sự có vấn đề. Về chấp trước, có học viên biểu hiện ra, có học viên không biểu hiện ra, cất ở trong tâm là chấp trước quá mức, đến cuối cùng họ cũng không giải khai nổi. Tà ác bèn khiến chư vị càng ngày càng không đúng đắn nữa, khiến chư vị trượt ngã, khiến chư vị ngã đến mức suốt đời không quên. Chúng là làm như thế, cho nên không được chấp trước tới mức độ nặng như vậy. Xuất hiện vấn đề thì hỏi Sư phụ cách làm, kỳ thực chính là chư vị chấp trước mà tạo thành. Sư phụ sẽ quản.”(Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Tuy nhiên, trong suốt vụ việc đó, tôi như một bệnh nhân mắc bệnh nghiêm trọng và khẩn khoản mong muốn Sư phụ gỡ bỏ trở ngại, đặc biệt là khi tôi phải đối mặt với sự phản kháng của các gia đình và phải lắng nghe mọi lời khiển trách mỗi lần tôi đến công trường.

Tuy rằng tôi đã tiếp tục học Pháp với tâm truy cầu, đó cũng là một bước tiến tích cực vì tôi duy trì học Pháp và đã quyết định không bao giờ từ bỏ thêm một lần nào.

10 tháng sau đó, tình thế đột nhiên được cải thiện. Ba trong số các gia đình bị ảnh hưởng đồng ý với hòa giải của chúng tôi. Một năm sau, các gia đình còn lại đã chấp nhận sự hòa giải.

Tôi học Pháp nhiều hơn thì tôi lại càng muốn học. Không lâu sau khi tôi duy trì học Pháp, tu luyện của tôi cũng được cải thiện. Bà trưởng các hạng mục đã tìm đến tôi để thảo luận về các hạng mục đó. Ở một hạng mục truyền thông, chúng tôi có thể nâng cấp thiết bị và phần mềm. Sư phụ đã đẩy chúng ta về phía trước.

Tôi chia sẻ vài kinh nghiệm liên quan đến việc học Pháp với hy vọng rằng tôi có thể giúp các đồng tu tránh mắc lỗi như tôi. Mọi năng lực và trí huệ của chúng ta đều đến từ Pháp. Chúng ta không bao giờ được coi nhẹ việc học Pháp.

Xin vui lòng chỉ ra những thiếu sót.

Tạ ơn Sư phụ!. Cảm ơn các đồng tu! Hợp thập.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/5/4/163086.html

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/4/2/345062.html

Đăng ngày: 24-5-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share