Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc

[Minh Huệ 23-4-2017] Ngày 12 tháng 3 hàng năm là kỷ niệm sinh nhật của một trong những bậc anh hùng của dân tộc Trung Hoa, danh tướng Nhạc Phi. Ông sinh ra vào 914 năm về trước. Năm nay, một buổi lễ kỷ niệm sẽ được tổ chức ở đền thờ Nhạc Phi tại huyện Thang Âm, tỉnh Hà Nam. Hơn 500 con cháu hậu duệ của ông từ khắp mọi miền đất nước sẽ về tham dự sự kiện này. Bốn học viên Pháp Luân Công chúng tôi hiện đang sinh sống tại quê hương của danh tướng Nhạc Phi đã lái xe tới tham dự sự kiện này từ sáng sớm.

Đó là một ngày lạnh giá và đầy gió ở miền bắc Trung Quốc, khi các đội nhạc biểu diễn cồng và trống trong đại điện của ngôi đền có trưng bốn chữ tiếng Trung: “Tinh trung báo quốc.”

Học viên chúng tôi thắp hương tưởng nhớ trước tượng Nhạc Phi và gia đình ông. Sau đó chúng tôi chia thành hai nhóm. Một nhóm phát tài liệu Pháp Luân Công và giúp mọi người thoái Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nhóm còn lại thì giảng chân tướng cho những người trông coi khu di tích. Chúng tôi cũng đã đề xuất việc dựng lại hai phiến đá ở đây.

Giảng chân tướng cho người trông coi đền thờ

Ở tuổi 93, người coi sóc ngôi đền vẫn còn rất khỏe mạnh và minh mẫn. “Tôi đã làm việc ở đây mấy chục năm rồi mà không cần lĩnh lương” ông ấy nói.“Tôi cũng không ăn uống tại đây. Tinh thần tinh trung của Nhạc Phi đối với đất nước đã khích lệ tôi mỗi ngày.”

Chúng tôi nói với ông về ý tưởng dựng lại hai phiến đá có khắc hai bài thơ của Sư phụ “Du Nhạc Phi Miếu ” và “Phỏng Cố Lý” trong Hồng Ngâm. Ông ấy đã rất ủng hộ việc này.

Chúng tôi đề nghị được giúp ông thoái ĐCSTQ. Ông ấy đồng ý và nói rằng ông ấy đã gần như chết đi sống lại sau nhiều cuộc vận động chính trị của ĐCSTQ mấy mươi năm qua.

Tám cảnh sát bước xuống từ hai chiếc xe và đi tuần chung quanh, nên chúng tôi rời đi.

Hậu duệ của Nhạc Phi biết được sự thật

Các con cháu của Nhạc Phi lục tục đến nơi vào khoảng 10 giờ 30 phút sáng. Họ mang những dải ruy băng màu vàng và huy hiệu tưởng niệm Nhạc Phi. Chúng tôi nói chuyện với ông Nhạc, một trong những người của ban tổ chức. Chúng tôi giảng chân tướng và nói rằng Sư phụ của chúng tôi, ngài Lý Hồng Chí đã từng đến thăm huyện Thang Âm, quê cũ của Nhạc Phi 20 năm trước và đã viết hai bài thơ tại đây.

Tôi nói với ông ấy rằng đã có một phiến đá được khắc bài thơ của Sư phụ được dựng lên tại đền thờ Nhạc Phi khi Ngài đến đây nhưng phiến đá ấy đã bị phá hủy sau khi Giang Trạch Dân phát động bức hại Pháp Luân Công năm 1999. Tôi hy vọng rằng ông ấy có thể giúp chúng tôi dựng lại phiến đá khắc bài thơ ca ngợi tinh thần Nhạc Phi của Sư phụ chúng tôi.

Ông ấy rất xúc động và bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn. Khi ông ấy đề nghị được xem bài thơ, tôi lấy ra nhiều bản in đã được chuẩn bị sẵn. Mọi người gần đó cũng muốn được xem. Ông Nhạc nói rằng ông ấy sẽ phân phát cho tất cả con cháu hậu duệ Nhạc Phi.

Lúc ông Nhạc rời đi để tổ chức buổi lễ, ông ấy đã cám ơn chúng tôi. Một người cháu khác của Nhạc Phi, một thanh niên khoảng 30 tuổi nhờ tôi nói với anh ta nhiều hơn về Pháp Luân Công và cuộc bức hại. Anh ấy lắng nghe một cách chăm chú và rất xúc động.

Anh ấy bắt tay tôi và hỏi số điện thoại của tôi. Anh ấy quả quyết với tôi rằng, là một hậu duệ của Nhạc Phi, anh ấy không thể tham gia các tổ chức của ĐCSTQ và anh ấy sẽ bảo những người con cháu của Nhạc Phi đã tham gia vào các tổ chức của ĐCSTQ làm tam thoái.

Anh ấy báo cho tôi rằng các cảnh sát đang ở sau lưng tôi và nhắc tôi không nên nói gì nữa.

Sau buổi lễ, chúng tôi đến huyện Thang Âm, quê nhà của Nhạc Phi.

Giảng chân tướng cho bí thư Đảng ủy làng

Đó là một ngày chợ phiên nhộn nhịp của làng. Chúng tôi đã phát rất nhiều tờ rơi, và làm tam thoái cho một vài dân làng. Chúng tôi cũng thắp hương trước tượng Nhạc Phi. Rồi chúng tôi đi đến nhà của bí thư Đảng ủy làng.

Ông ấy đang ăn trưa nhưng vẫn mời chúng tôi vào sau khi biết lý do chúng tôi đến đây. Tôi nói: “Sau khi Giang Trạch Dân phát động chiến dịch bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, phòng 610 đã xúi giục một số người dân trong làng phá hủy phiến đá mà ông Lý Hồng Chí tài trợ dựng nên. Tôi xin được bàn với ông về khả năng dựng lại phiến đá này ở chỗ cũ.”

Ông ấy đáp: “Hoàn cảnh hiện giờ không cho phép. Bà từ đâu đến? Có phải những người các bà phát tờ rơi không? Tốt hơn là bà nên rời khỏi đây ngay. Bà đã lớn tuổi rồi, tôi sẽ không báo cáo trường hợp của bà đâu!”

“Nếu ông có thể cho dựng lại tấm bia ấy thì ông sẽ càng có thêm uy tín đó.” tôi nói. “Tôi hy vọng ông sẽ đối xử tốt với Pháp Luân Công và các học viên. Tôi không muốn ông phải ân hận điều gì trong tương lai.”

Ông ấy đã không nhận các tờ rơi mà tôi gửi và giục chúng tôi rời đi ngay lập tức, nên chúng tôi đã đi.

Chúng tôi đã lường trước việc này có thể xảy ra, nhưng chúng tôi cũng đã cho ông biết sự thực, và có lẽ đã thức tỉnh được phần biết trong con người ông ta. Những gì chúng tôi làm là mang tới cho mọi người cơ hội nhận được chân tướng.

Chúng tôi tin tưởng rằng một ngày không xa, phiến đá có khắc bài thơ của Sư phụ sẽ được phục hồi và lại truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ tiếp theo.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/3/24/B8-344659.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/4/23/162936.html

Đăng ngày 17-5-2017. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share