Bài viết của một học viên Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-3-2017] Có một người mới vào làm việc ở chỗ tôi. Cô ấy dáng người thấp, nhuộm tóc và trang điểm rất đậm. Cô ấy đứng không thẳng và nói giọng rất khó nghe. Ngay lập tức tôi cảm thấy mình không thích cô ấy.

Người quản lý sắp xếp cho tôi làm việc với cô. Vì cô ấy là người mới và trẻ hơn tôi nhiều, tôi liền giao cho cô ấy làm việc này việc nọ theo cách ra mệnh lệnh. Cô ấy không muốn nghe lời tôi và gây khó dễ cho tôi. Cô ấy cũng thích thể hiện, ngay cả trước mặt người quản lý của tôi.

Tôi cảm thấy khó chịu, sao mình lại có một đồng nghiệp như vậy chứ? Vì tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi bắt đầu xem lại bản thân mình và tự hỏi tại sao mình có cảm xúc tiêu cực này. Tôi nhận ra rằng mình vẫn còn tâm tranh đấu và tâm hiển thị.

Sau một vài ngày, tình hình vẫn không hề chuyển biến. Tôi tiếp tục hướng nội: Tôi đã không đủ thiện và tôi cũng ích kỷ. Cách cư xử của cô ấy dường như là do lỗi của tôi gây ra.

Nhưng mỗi khi tôi nhìn thấy hành vi vô lý của cô ấy, tôi lại thấy bực mình. Do vậy tôi cố gắng thật bình tĩnh và hướng nội tiếp.

Đột phá

Trên đường về nhà tôi luôn suy nghĩ xem tại sao mình lại dễ dàng bị bực mình và bị phân tâm bởi người đồng nghiệp này vậy? Rồi tôi nhớ Sư Phụ đã giảng trong cuốn “Chuyển Pháp Luân”:

“Mọi người ai với ai cũng tốt, không có xung đột về lợi ích, không có can nhiễu nhân tâm, chư vị ngồi nơi kia [hỏi] tâm tính đề lên cao là sao? Như thế không thể được.”

Tôi chợt hiểu ra mỗi khi tôi gặp chuyện khó khăn, tôi nên coi nhẹ nó, thay vì cảm thấy tiêu cực. Nếu không có bất kỳ khảo nghiệm nào và không có cơ hội để đề cao, đó mới là điều phải lo lắng. Tôi biết là mình đã không xử lý tốt việc này. Với nhận thức đó, tôi đã minh bạch những gì mình nên làm.

Thật thú vị là ngay hôm sau quản lý của tôi đã có cuộc nói chuyện dài với cô đồng nghiệp đó. Sau buổi đó cô ấy đến và nói với tôi rất khiêm tốn: “Chị có nhiều kinh nghiệm hơn tôi trong công việc và tôi có thể học hỏi nhiều điều từ chị. Chị có thể chỉ bảo cho tôi không?”

Tôi mỉm cười và nói: “Không có gì. Dần dần cô sẽ làm được tốt thôi”. Kể từ đó cô ấy cư xử như một người khác vậy và quan hệ của chúng tôi trở nên thân ái.

Qua các bài giảng Pháp, chúng ta biết rằng chỉ cần chúng ta tu luyện tốt bản thân, hoàn cảnh xung quanh sẽ cải biến và trở nên hoà ái. Bỏ đi nhân tâm sẽ mang lại lợi ích cho bản thân và những người xung quanh.

Hành vi của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến người khác

Nhiều học viên đã bị giam giữ trong nhiều năm. Chúng tôi đã rất nỗ lực trong việc giải cứu họ, bao gồm cả việc liên lạc với các thành viên gia đình họ, thuê luật sư, viết thư và đến gặp các cơ quan chính phủ. Vài học viên nói rằng nhiều người mà chúng tôi liên lạc không giúp được gì, có những người không quan tâm đến chúng tôi hay có những người chửi mắng chúng tôi.

Điều này có thể đúng ở mức độ nào đó. Nhưng mặt khác, tôi biết có những học viên đã sinh ra cảm giác tiêu cực đối với các cơ quan chính phủ do họ đã tham gia vào cuộc bức hại trong 18 năm qua. Những phàn nàn và suy nghĩ tiêu cực như thế có thể cản trở chúng ta mỗi khi chúng ta tìm gặp họ, và có thể làm cho tình hình trở nên rất tệ.

Vì chúng ta tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, chúng ta cần đối xử từ bi với mọi người. Nếu chúng ta làm được như vậy, lòng tốt và sự chân thành của chúng ta sẽ cải biến họ và giúp họ có lựa chọn tốt hơn.

Dù sao người khác đều đang quan sát chúng ta, họ dựa trên lời nói hành động của chúng ta mà hình thành thái độ đối với Đại Pháp. Để có thể cứu họ, chúng ta cần tu tốt bản thân mình và buông bỏ những quan niệm người thường.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/3/27/344802.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/4/12/162813.html
Đăng ngày 9-5-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share