Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-4-2017] Từ khi thụ án 4 năm tù giam lần thứ hai, bà Sài Quân Hiệp đã bị từ chối sự thăm hỏi của gia đình. Chỉ mãi tới gần đây vào ngày 11 tháng 5 năm 2017, các nhân viên cảnh sát mới đồng ý cho phép gia đình bà Sài vào thăm bà .

2016-6-21-minghui-tangshan-chaijunxia.jpg

Bà Sài Quân Hiệp

Ngày 14 tháng 12 năm 2015, bà Sài – một cư dân thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc đã bị bắt vài tháng sau khi bà đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, kẻ đã ra lệnh bức hại Pháp Luân Công khiến trước đây bà phải chịu bốn năm tù giam .

Sau lần bị bắt gần đây nhất, bà lại bị kết án bốn năm tù giam.Tháng 6 năm 2016, sau khi bản án được ban hành, bà Sài đã đệ đơn kháng cáo nhưng Tòa án Trung cấp thành phố Đường Sơn vẫn giữ bản án trước đó mà không tiến hành điều tra hay tiến hành phiên tòa xét xử mở theo quy định của pháp luật.

Trại giam địa phương đã cho phép gia đình bà Sài tới thăm bà vào ngày 14 tháng 1 năm 2017 và đó cũng là lần cuối mà người nhà của bà Sài được gặp bà.

Khi không được cung cấp thông tin mới kể từ lần thăm hỏi vào tháng 1, gia đình bà Sãi đã trở nên nghi ngờ. Họ đi hỏi han khắp nơi và đã biết rằng, sau khi gia đình tới thăm được hai ngày, bà Sài đã bị chuyển tới Nhà tù nữ tỉnh Hà Bắc.

Gia đình bà Sài đã gọi điện tới nhà tù, nhưng họ được trả lời rằng ở nhà tù không giam giữ ai giống như gia đình mô tả. Sau đó người nhà bà Sài gọi cho Thẩm phán Trương Thụy Quân, người kết án tù bà Sài. Ông Trương trả lời rằng ông không biết bà Sài được đưa đến đâu vì công việc của ông chỉ là đưa ra phán quyết.

Gia đình của bà Sài đã cố gắng tới nhà tù một lần nữa và cuối cùng họ đã biết rằng bà Sài đang bị giam trong Khu Số 13, một nơi đặc biệt để giam giữ và tra tấn các học viên Pháp Luân Công.

Các lính canh trong Khu Số 13 tuyên bố rằng những tù nhân mới vào nhà tù sẽ không có quyền được thăm hỏi trong hai tháng đầu tiên giam giữ. Hai tháng sau, gia đình bà Sài lại gọi điện tới, nhưng được trả lời rằng phải đợi thêm một tháng nữa.

Khi gia đình gọi lại một lần nữa vào tháng giam giữ thứ ba của bà Sài, lính canh vẫn từ chối quyền thăm hỏi của gia đình. Họ trả lời gia đình hãy đến vào ngày 11 tháng 5.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 17 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài.

Bài viết liên quan:

Một phụ nữ ở tỉnh Hà Bắc bị khước từ chăm sóc y tế thích hợp dù bà có những triệu chứng đáng lo ngại

Cô Sài Quân Hiệp bị bắt giữ vì đệ đơn tố cáo Giang Trạch Dân


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/4/19/345827.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/4/21/162920.html
Đăng ngày 7-5-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share