Ủy bản Bbảo vệ Tự do Tôn giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ (USCIRF) vừa ban hành báo cáo thường niên năm 2017 vào ngày 26 tháng 4. Trung Quốc vẫn nằm trong danh sách các quốc gia cần đặc biệt lưu ý. Báo cáo ghi nhận rằng các học viên Pháp Luân công tiếp tục bị bức hại nghiêm trọng và bị cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc.

USCIRF khuyến nghị Bộ Ngoại Giao nêu rõ 10 quốc gia thuộc diện cần đặc biệt lưu ý, gồm: Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Iran, và Burma. Ông Thomas Reese, Chủ tịch USCIRF, cho biết vấn đề tự do tôn giáo khắp thế giới vẫn tiếp tục suy thoái.

Báo cáo chỉ ra rằng năm 2016, chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục bức hại các Phật tử Tây Tạng, người theo đạo Tin Lành và Công giáo, Đạo Hồi, Ngô Duy Nhĩ, và các học viên Pháp Luân Công.

Báo cáo ghi nhận rằng Trung Quốc cấm Pháp Luân Công từ năm 1999, và “kể từ đó, các học viên bị ngược đãi nghiêm trọng. Họ thường bị giam ở các trại lao động hoặc nhà tù, hoặc bị mất tích. Trong thời gian bị giam, các học viên Pháp Luân Công phải trải qua các cuộc khám xét về tâm thần và các xét nghiệm khác, bị bạo lực tình dục, tra tấn, và thu hoạch nội tạng.”

“Một báo cáo mới do Liên minh Quốc tế Chống Mổ cướp Nội tạng ở Trung Quốc ban hành vào tháng 6 năm 2016 cho biết mỗi năm có từ 60.000 đến 100.000 ca ghép tạng được thực hiện ở Trung Quốc, điều này cho thấy dự chênh lệch đáng báo động so với công bố của chính phủ là 10.000 ca. Người hiến tạng thường không phải tự nguyện, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ và tử tù, bên cạnh những người thuộc các tín ngưỡng khác là mục tiêu bị bức hại, như người Hồi giáo, Ngô Duy Nhĩ, phật tử Tây Tạng, và tín đồ Công giáo.”

Báo cáo cũng nêu những ví dụ điển hình về việc chính quyền Trung Quốc nhắm vào các học viên Pháp Luân Công, trong đó có ông Vương Trì Văn, một liên lạc viên của Pháp Luân Đại Pháp Phật học hội Bắc Kinh trước đây, và cô Anastasia Lin, Hoa Hậu Thế giới của Canada.

Báo cáo chỉ ra rằng: “Ông Vương Trì Văn, một học viên Pháp Luân Công, đã bị bức hại và bị cầm tù 15 năm, đã được thả vào năm 2014, nhưng chính quyền Trung Quốc không cho ông điều trị y tế tử tế cũng như đoàn tụ với gia đình bên Mỹ. Năm 2016, ông Trì Văn được cấp hộ chiếu và visa Mỹ để rời khỏi Trung Quốc, nhưng hải quan ở sân bay đã vô hiệu hóa hộ chiếu của ông. Việc này xảy ra mấy ngày sau khi cảnh sát Trung Quốc và đặc vụ quấy rối và hăm dọa ông Trì Văn và gia đình ông.”

“Năm 2016 là năm thứ hai liên tiếp chính quyền Trung Quốc tìm cách trấn áp cô Anastasia Lin, nhà hoạt động nhân quyền gốc Trung Quốc và là học viên Pháp Luân Công. Chính quyền Trung Quốc đã từ chối visa của cô và không cho cô nhập cảnh vào Trung Quốc Đại Lục từ Hồng Kông khi nước này đăng cai cuộc thi hoa hậu thế giới 2015. Cô đã tham dự cuộc thi Hoa Hậu thế giới năm 2016 ở Washington, DC. Nhưng các nhà báo và ‘bình luận viên’ Trung Quốc liên tục theo dõi cô, còn quan chức thì ngăn cản cô lên tiếng trước truyền thông và ban đầu còn tìm cách ngăn khôg cho cô dự buổi ra mắt bộ phim ‘Lưỡi dao rỉ máu’, một bộ phim về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc mà cô đóng vai chính.”

Báo cáo còn miêu tả việc chính quyền Trung Quốc đàn áp các luật sư nhân quyền: “Năm 2016, chính phủ Trung Quốc đã tăng cường sự đàn áp đối với các luật sư và các nhà bảo vệ nhân quyền khác. Tại thời điểm viết bài này, ông Giang Thiên Dũng, luật sư nhân quyền và người đại diện, vẫn bị giam tại nơi bí mật sau khi chính quyềh Trung Quốc bắt giữ ông vào tháng 11 năm 2016 vì nghi ngờ ông tham gia vào ‘vụ chèn sóng truyền hình’.”

“Vào tháng 12 năm 2016, một nhóm chuyên gia của Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi chính quyền Trung Quốc điều tra tung tích của ông Giang và bày tỏ quan ngại đối với hoạt động nhân quyền của ông – trong đó có việc đại diện cho người Tây Tạng, các học viên Pháp Luân Công, và những nhóm người khác khiến ông có nguy cơ bị cảnh sát đánh đập và tra tấn.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/4/27/346264.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/4/28/163003.html
Đăng ngày 1-5-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share